Russia hacker hệ thống computer bỏ phiếu ở Mỹ.


Trong những ngày qua, các cơ quan truyền thông báo chí, FBI, CIA Hoa Kỳ đang nhốn nháo về những hacker phát xuất từ Nga vào các hệ thống bỏ phiếu điện tử của Hoa Kỳ, việc làm nay tạo hoang mang về an ninh chính trị của Mỹ, nhất là điều chỉnh hệ thống bỏ phiếu, hoặc làm nhiễu loạn hệ thống computer đếm phiếu. Còn vài tháng nữa là bầu cử tổng thống, nếu không giữ được an ninh hệ thống điện toán điều hành việc bầu cử tại các tiểu bang, thì sẽ làm thay đổi kết quả bầu phiếu…..những tin tức từ các cơ quan truyền thông cho biết về hacker phát xuất từ Nga có thể đã mở màng các đợt tấn công như sau:

Ngày 30 tháng 8, 2016, tin tặc Nga tấn công hệ thống bầu cử ở Illinois và Arizona:

Thành phần tin tặc đã tấn công hệ thống ghi danh bầu cử ở hai tiểu bang Illinois và Arizona, trong khi Sở Ðiều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) cho giới chức tiểu bang Arizona hay hồi Tháng Sáu rằng tin tặc Nga đứng sau cuộc tấn công vào tiểu bang này.

FBI cho hay đây là mối đe dọa “thực sự” và “đáng kể” cho hệ thống bầu cử ở Mỹ, và trên thang điểm từ 1 đến 10 thì mức trầm trọng lên tới 8, theo ông Matt Roberts, phát ngôn viên của bà Michele Reagan, bộ trưởng điều hành tiểu bang Arizona.

Vì lý do này, bà Reagan ra lệnh đóng hệ thống ghi danh bầu cử trong gần một tuần lễ.

Kết quả cuộc điều tra sau đó cho thấy tin tặc chưa xâm nhập vào được bên trong hê thống điện toán của tiểu bang hay của các quận hạt nào khác.

Tuy nhiên, kẻ gian đã lấy đi được tên và mật mã của giới chức tại Gila County.

Vụ xảy ra ở Arizona là chỉ dấu mới nhất cho thấy Nga đang chú ý đến các cuộc bầu cử và hoạt động các chính đảng ở Mỹ, tiếp theo sau vụ xâm nhập vào hệ thống điện toán của Ủy Ban Quốc Gia đảng Dân Chủ.

Vụ tấn công đó đưa tới việc công bố các điện thư cá nhân trên mạng Internet khiến nữ chủ tịch đảng Dân Chủ, bà Debbie Wasserman Schultz, phải từ chức, cũng như tạo chia rẽ trong hàng ngũ đảng.

Ngày 7/09/2016 – đài RFI có bản tin: Nga bị tố cáo phá hoại bầu cử tổng thống Mỹ:

Chỉ còn hai tháng nữa là bầu cử tổng thống Mỹ. Hôm qua, 06/09/2016, cảnh sát liên bang Hoa Kỳ chính thức thông báo: Nga đang nỗ lực để phá hoại cuộc bầu cử ngày 08/11, đặc biệt với các hoạt động tin tặc.

Theo hãng tin AFP, giả thuyết về các hành động phá hoại từ phía Matxcơva phần nào được xác nhận với việc ứng cử viên Hillary Clinton hôm thứ Hai vừa qua cho biết bà lo ngại người Nga can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử trong lúc cuộc tranh cử đang bước vào giai đoạn nước rút.

Ngày hôm qua, trên chặng vận động tranh cử tại Florida, ứng cử viên đảng Dân Chủ một lần nữa bày tỏ lo ngại về các hoạt động tin tặc nhắm vào đảng của bà hồi tháng 7, và vào cá nhân bà. Vào thời điểm đó, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi việc công bố các tài liệu như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, Matxcơva cũng đã phủ nhận mọi liên đới của chính quyền Nga trong vụ này.

Vụ Wikileaks công bố 20.000 trang thư điện tử của bảy thành viên ban lãnh đạo đảng Dân Chủ Mỹ ngay trước thềm của Đại hội đảng, chính thức đề cử Hilary Clinton làm ứng cử viên tổng thống. Vụ công bố thông tin nội bộ nói trên gây ra một cú sốc trong đảng. Chủ tịch đảng Dân Chủ Debbie Wasserman Schultz đã buộc phải từ chức. Nguyên nhân chủ yếu là, với các email nói trên, giới tinh hoa trong đảng Dân Chủ bị cáo buộc đã thiên vị bà Clinton, gạt ứng cử viên thiên tả Bernie Sanders ra ngoài.

An ninh Mỹ mở điều tra

Cho đến nay, chưa có bằng cớ nào rõ ràng được đưa ra là thủ phạm vụ tấn công tin học này là tình báo Nga. Tuy nhiên, càng gần đến ngày bầu cử, ám ảnh về đe dọa tin tặc Nga đè nặng lên phe Dân Chủ. Theo báo The Washington Post, một cuộc điều tra cấp liên bang – bao gồm CIA, FBI và một số tổ chức phản gián khác – đã được khởi sự.

Về mặt chính thức, các cơ quan an ninh Mỹ tránh nhắc trực tiếp đến cái tên “Nga”, trong khi đó nhiều nghị sĩ đã công khai yêu cầu tổng thống Obama đưa ra một cảnh báo cứng rắn đối với Matxcơva. Tuy nhiên, trong cuộc hội kiến với tổng thống Nga bên lề thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vừa qua, Barack Obama giữ một thái độ thận trọng.

Cho dù, hồi cuối tháng 7/2016, vào thời điểm email đảng Dân Chủ bị tiết lộ, ông Obama từng nói không loại trừ khả năng về bàn tay của Nga can dự vào cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, nhằm làm cán cân nghiêng về phía ông Donald Trump.

Hôm thứ Hai, ứng cử viên Hilary Clinton cũng nói rõ mối nghi ngờ này, khi khẳng định: chắc chắn đối thủ Trump đảng Cộng Hòa đã “cổ vũ” Nga trong vụ gián điệp tin học.

Bị cám dỗ hay thủ đoạn tranh cử ?

Về vai trò của ông Trump trong vụ này, hồi đầu tháng 8, trên báo New York Times, cựu giám đốc cơ quan CIA Michael Morell đã bày tỏ nghi ngờ về mối quan hệ giữa tổng thống Nga và ứng cử viên Trump, cho dù hai người chưa gặp nhau khi nào. Cựu lãnh đạo CIA gọi ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa là “một gián điệp của Nga, nhưng không ý thức được việc mình làm”.

Ông Morell nhắc lại rằng tổng thống Nga Vladimir Putin, vốn là một nhân viên tình báo biết khai thác những điểm yếu của các đối tượng, trong khi đó ông Trump đã bị cám dỗ bởi những phát biểu tâng bốc của tổng thống Nga. Ông Putin từng gọi Trump là một  “thiên tài”.

Theo ông Morell, để đáp lại, ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa đã gọi ông Putin là một “nhà lãnh đạo lớn”, bỏ qua việc tổng thống Nga sáp nhập bán đảo Crimée và những ý đồ đối với Ukraina, ông Trump thậm chí còn kêu gọi các cơ quan tình báo Nga do thám thư điện tử của bà Hillary Clinton. 

Theo ứng cử viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một ứng cử viên tổng thống Mỹ ở cỡ này kêu gọi nước ngoài can thiệp chống lại một đối thủ chính trị trong nước.

Ngày hôm qua, 06/09, ứng cử viên Donald Trump một lần nữa đã khai thác tiếp “vụ” cựu ngoại trưởng Clinton không tuân thủ nguyên tắc bảo mật thư điện tử công vụ, khi gọi đây là “bê bối chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ“, với hy vọng hạ thấp uy tín của đối thủ. Lời lẽ đả kích của ông Trump được đưa ra ít ngày sau khi FBI công bố một báo cáo 58 trang, ngày 02/09, trong đó có nhiều chi tiết về cuộc thẩm vấn cựu ngoại trưởng về vụ việc nói trên. Tài liệu được một nhà quan sát đánh giá là bất lợi cho bà Clinton, cho dù ứng cử viên Dân Chủ khẳng định không làm gì phạm pháp.

Một câu hỏi khác được đặt ra là: Ngoài việc ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng Hòa, Nga còn có lợi ích nào trong việc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ ?

Reo rắc hoài nghi về mô hình dân chủ Mỹ

Theo AFP, mục tiêu chủ yếu mà Matxcơva nhắm đến là reo rắc mối hoài nghi về mô hình dân chủ, vào hệ thống bầu cử Mỹ, mà Washington muốn phổ biến ra thế giới, đặc biệt trong khối các nước Liên Xô cũ.

Trả lời AFP, ông Douglas Jones, một chuyên gia về hệ thống tin học trong bầu cử, đại học Iowa, giải thích: rất ít khả năng tình báo Nga trực tiếp can thiệp để làm thay đổi kết quả bầu cử tại Mỹ, tuy nhiên, một chiến lược gây rối loạn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo ông, ba cách can thiệp có thể, đó là tạo ra ấn tượng là kết quả bầu cử bị thao túng, ví dụ như bằng cách gửi đến Wikileaks các email giả mạo, nhưng rất khó phát hiện, vì được nguy trang rất tốt. Cách thứ hai là trực tiếp tấn công vào các cơ sở dữ liệu trung tâm. Và phương thức thứ ba là can thiệp nhằm phá hủy một phần kết quả bầu cử tại một số địa phương. Chỉ cần danh sách cử tri tại một địa phương bị phá hỏng cũng đủ để gây không khí hỗn loạn tại các phòng bỏ phiếu liên quan.

Theo các nhà quan sát, 16 năm sau các trục trặc lịch sử tại tiểu bang Florida, với chiến thắng cuối cùng thuộc về ông George W. Bush trước cựu phó tổng thống Al Gore, bầu cử Mỹ vẫn còn nhiều nhược điểm, do tính chất phức tạp của hệ thống và tính phân tán của các điểm bầu cử.

Mới đây hai tiểu bang Arizona và Illinois đã phải trả giá, khi các cơ sở dữ liệu bầu cử bị tin tặc xâm nhập. Theo Washington Post, một giới chức chính quyền Arizona nhấn mạnh là cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI đã lần về gốc và xác định các thủ phạm vụ tấn công là người Nga, tuy nhiên không khẳng định đó là cơ quan an ninh Nga.

Tiếp theo loạt tấn công này, FBI đã gửi thông báo đến tất cả chính quyền các tiểu bang để báo động về nguy cơ tin tặc phá hoại bầu cử. Các hình thức bỏ phiếu bầu bằng thư điện tử hay qua internet nói chung dễ là đích ngắm của tin tặc. Vẫn theo chuyên gia Douglas Jones, có tổng cộng khoảng 70% cử tri Mỹ bỏ phiếu bằng giấy. Trong trường hợp trục trặc, riêng số phiếu này có thể  kiểm lại được.

Ngày mai, 08/09, Ủy ban hỗ trợ bầu cử Mỹ (Election Assistance Commission) sẽ họp lại để thảo luận về việc tăng cường an ninh cho cuộc bầu cử tổng thống ngày 08/11. Ủy ban này là một cơ quan liên bang có nhiệm vụ trợ giúp cho việc tổ chức bầu cử của các nhà nước tiểu bang.

Tin tổng hợp về tin tặc Nga phá hoại bầu cử tại Mỹ

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt