Phục hồi kinh tế nước Mỹ

Thất vọng trước những cải cách: các công ty Mỹ rời bỏ Trung Cộng

Chỉ còn lại những giấc mơ không thành và những lời hứa nhăng cuội, hồi đáp cho niềm hy vọng của người Mỹ khi mở cửa tự do thương mại với Trung Cộng năm 2001.

Một năm trước đó, Tổng thống Bill Clinton đã phát biểu trước người dân “Nếu các bạn tin vào một tương lai tự do và mở cửa với người dân Trung Cộng, bạn nên ủng hộ hiệp định này”. Quyết định này nhận được sự ủng hộ từ cả hai Đảng, và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tin rằng với sự sụp đổ của Liên Xô, giao thương với Trung Cộng sẽ giúp quốc gia này có được tự do và dân chủ.
“Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc.” – Peter Navarro

Peter Navarro

Chẳng những Trung Cộng không trở nên tự do và dân chủ hơn, rất nhiều các công ty của Mỹ và các nước phương Tây phải luồn cúi trước những lợi tức từ Trung Cộng, và cũng nhiều công ty đối mặt với thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Peter Navarro, Giám đốc của bộ phim “Chết bởi Trung Cộng (Death by China)” phát biểu: Tự do thương mại “không hề làm cho Trung Cộng trở nên dân chủ hơn”. Thay vào đó, “nó làm cho Trung Cộng trở thành một bộ máy thực thi quyền lực hiệu quả hơn”.

Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi. Rất nhiều công ty lớn đã bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng và dần rút khỏi Trung Cộng. Vào ngày 4/12/2014 công ty bán hàng Best Buy công bố bán 184 cửa hàng đặt tại Trung Cộng và rời khỏi quốc gia này, tham gia vào hàng ngũ những công ty đã rút khỏi Trung Cộng như Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.

Năm 2016, Trung Cộng sẽ tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày gia nhập tổ chức thương  mại thế giới (WTO). Đây là thời điểm thích hợp để các nhà làm luật Hoa Kỳ nhìn lại những tổn thất đối với nền kinh tế toàn cầu qua quá trình tự do thương mại với Trung Cộng.

Chiến tranh thương mại

Ông Navarro nói rằng: “Họ gia nhập (WTO) và phá nát nền kinh tế Mỹ và các nền  kinh tế châu Âu”.

Ông Navarro cho rằng vấn đề nằm ở chỗ việc gia nhập WTO và “đãi ngộ tối huệ quốc” (most-favored-nation) là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên, Trung Cộng đã sử dụng những lợi thế này để thúc đẩy nền kinh tế trong nước và không chịu tuân theo các quy tắc khi giao dịch với các quốc gia khác.

Ông Navarro nói “Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc”.  “Việc thao túng tiền tệ mang lại cho Đồng nhân dân tệ (NTD) 25 %- 40% lợi thế so với đồng Đô la” – Peter Navarro

Trung Cộng nhanh chóng lạm dụng những đặc ân mới. Theo ông Navarro, ngay khi gia nhập WTO, hàng trợ cấp bất hợp pháp đã bắt đầu tràn ngập nước Mỹ. Thêm vào đó, quân đội Trung Cộng liên tục tấn công mạng, ăn cắp tài sản trí tuệ, sử dụng hàng nhái và vi phạm bản quyền, để phá hoại các công ty Mỹ.

Theo một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Học viện MIT (MIT Center for International Studies), ước tính khoảng 15%-20% trên tổng sản phẩm sản xuất tại Trung Cộng là hàng nhái và gần 8% trong tổng GDP thu được từ hàng nhái.

Với việc thao túng tiền tệ – sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã mang lại ưu thế 25%-40% so với đồng đô la Mỹ. Ông Navarro cho rằng việc này có hiệu quả trợ cấp cho Trung Cộng khi nhập khẩu sang Mỹ, nhưng lại gây áp lực về thuế nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Cộng. Điều này làm cho việc bán hàng từ Trung Cộng vào thị trường Mỹ rất dễ dàng, trong khi đó lại tạo ra chi phí cao khi bán vào thị trường Trung Cộng – tác động dài hạn này làm cho Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường trong khi giá bán tại các công ty Mỹ cao ngất ngưởng.

Ngay cả những con số thống kê về nền kinh tế Trung Cộng hiện nay cũng đáng ngờ. Theo tạp chí Fortune, thị trường chứng khoán Trung Cộng đang lên vùn vụt,  nhưng quốc gia này đang tăng trưởng chậm và thị trường nhà đất thì sụp đổ. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Cộng rất khó đoán, nó không tuân theo bất cứ 1 quy luật nào cả.

Ông Navarro cho biết, đã có đến 57,000 nhà máy của Mỹ bị đóng cửa, 25 triệu người dân Mỹ không thể tìm được việc làm ổn định và nước Mỹ đang đối mặt với khoản nợ 3,000 tỷ US Đô la. Theo tạp chí Ohio’s Blade, tự do thương mại Trung Cộng–Hoa Kỳ kể từ năm 2001 đã làm mất đi 106,400 việc làm chỉ riêng ở tiểu bang Ohio.
Thêm vào đó, chính quyền Trung Cộng vẫn tiếp tục lạm dụng người lao động, tăng cường quân sự ở mức đáng báo động và các doanh nghiệp Mỹ đã và đang bị trừng phạt vì thăm dò chống lại kế hoạch này.

Ông Navarro cho rằng “đó là một thế giới ăn miếng trả miếng và đó là thực tế”, liên quan đến việc chính quyền Trung Cộng đã trừng phạt các công ty Mỹ như thế nào đối với những vấn đề chính trị.

Một thị trường tàn khốc

Tuy nhiên, chính sách lạm dụng của Trung Cộng đã tự làm hại mình và đánh mất lòng tin ở các doanh nghiệp và quan chức chính phủ Mỹ .

Một cuộc khảo sát của Ủy ban Thương mại Mỹ được công bố vào ngày 2 tháng 9  cho biết 60% các công ty Mỹ ở Trung Cộng cảm thấy không được nghênh đón như trước đây và 49% tin rằng họ bị cô lập bởi chính quyền Trung Cộng.
Một cuộc khảo sát gần đây ở Châu Âu, 61% các công ty nước ngoài hoạt động ở  Trung Cộng hơn một thập kỉ qua cho biết việc kinh doanh ở đây ngày càng khó khăn.

Theo báo cáo của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ-Trung (U.S.-China Economic Security Council) năm 2013, chỉ có ngành nông nghiệp của Mỹ là mang lại thặng dư khi giao thương cùng Trung Cộng. Tuy nhiên, báo cáo này cũng cảnh báo rằng, thậm chí trong nông nghiệp Trung Cộng cũng sử dụng một kinh phí đáng kể để thực hiện cuộc chiến tranh thương mại mà các chuyên gia vẫn đang nghi vấn về chi phí thật sự.

Các công ty Mỹ đang yêu cầu Trung Cộng tuân theo các quy tắc và việc Best Buy  rút khỏi thị trường Trung Cộng là lời cảnh báo cho những hành động sắp tới.

Tại phiên họp ngày 25 tháng 1 của Quốc hội Mỹ về việc tuân thủ của Trung Cộng  với các quy tắc của WTO, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, Chủ tịch Ủy ban Hành  chính Quốc hội về Trung Cộng đã phát biểu: “Hôm nay, tôi yêu cầu Trung Cộng phải tuân thủ đầy đủ những cam kết đối với tổ chức Thương mại thế giới, thực hiện một cách trung thực và đầy đủ những phán quyết mà WTO ban hành”.

Poster phim tài liệu “Chết bởi Trung Cộng (Death by China)”. Đạo diễn phim, Peter Navarro, nói rằng các công ty của Mỹ hiện nay đang rút ra khỏi Trung Cộng  trong hoàn cảnh môi trường kinh doanh ngày càng thù địch (DeathByChina.com)

Brown trích dẫn số liệu gần đây “phác họa nên một bức tranh đúng mực về những nỗ lực của chính phủ Trung Cộng nhằm can thiệp nền kinh tế và giúp đỡ các doanh nghiệp quốc nội một cách không công bằng, bất chấp các cam kết với WTO”.

Ông cũng chỉ ra rằng trong năm 2012, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Cộng là hơn 300 tỷ USD, và dự đoán một con số tương tự trong năm 2013. Brown cho biết, “Những khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là không thể chấp nhận và điều ấy dẫn đến mất việc ở nhiều nơi như Toledo, Akron, các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước này”.

Theo ông Navarro, ảnh hưởng của việc Trung Cộng gia nhập WTO đang ngày càng sáng tỏ, các công ty và các quan chức Mỹ hiện giờ đã cảnh giác đối với vấn đề này.

William Reinsch, cựu thứ trưởng Bộ Thương Mại về quản lý xuất khẩu dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đã từng ủng hộ mối quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Cộng, nhưng giờ ông đã thay đổi luận điệu.

Ông Reinsch nói trong một báo cáo gần đây, theo tờ Washington Free Beacon rằng “Tôi thật sự thất vọng khi viết điều này”, “tôi luôn luôn lạc quan về những mối quan hệ, nhưng suy nghĩ ấy giờ đây đã không còn đúng, khi mà Trung Cộng cứ khăng khăng thực hiện những điều chắc chắn chống lại lợi ích của chúng ta trong khu vực và trên các diễn đàn đa phương”.

Đối với các công ty Mỹ hiện nay đang rút khỏi Trung Cộng, Navarro cho hay, “đó là một phân tích chi phí-lợi ích đơn giản: chi phí tăng cao, lợi ích đang đi xuống, và rủi ro ngày càng tăng”.

Một số sự kiện

Hoa Kỳ đã đóng cửa 57,000 nhà máy; 25 triệu người Mỹ không thể tìm được việc làm lâu dài; Hoa Kỳ nợ Trung Cộng 3,000 tỷ USD; 60% các công ty Mỹ tại Trung Cộng cảm thấy ít được hoan nghênh hơn trước; 49% tin rằng họ bị chèn ép bởi chính quyền Trung Cộng (Theo cuộc khảo sát của  Ủy ban Thương mại Mỹ) 15- 20% tất cả các sản phẩm sản xuất tại Trung Cộng là hàng giả (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế MIT báo cáo); Best Buy công bố vào ngày 4 tháng 12 năm 2014 rằng họ sẽ bán 184 cửa hàng ở  Trung Cộng và rời khỏi đất nước này, tham gia vào hàng ngũ những công ty rời khỏi Trung Cộng, bao gồm cả Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.

Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”

Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”, các nhà sản xuất và phân phối Mỹ đang đẩy nhanh cuộc cạnh tranh về giá thành với hàng Trung Cộng.

Theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal gần đây, khoảng 76% người Mỹ được hỏi đã cho rằng thế hệ con cái của họ sẽ không có cuộc sống tốt hơn. Người Mỹ nhận thức nền kinh tế đang rủi ro hơn và có thể không bao giờ phục hồi trở lại.

Năm 2002, một trong hai người Mỹ hy vọng thu nhập của họ sẽ tăng trong 5 năm tiếp theo; vào năm 2013, con số này chỉ là một trong ba người. Thu nhập trung bình thực tế của người Mỹ không tăng trong 20 năm qua; thu nhập tổng thể cũng đã trở nên bất ổn định hơn.

Áp lực từ suy thoái kinh tế càng khiến Chính phủ Mỹ mạnh mẽ hơn trong các chính sách đẩy mạnh “sản xuất tại Mỹ” (made in USA). Tổng thống Obama năm 2013 thông qua Bộ Thương mại và Lao động đã đưa ra thách thức mang tên “made in USA”, với giải thưởng lên tới 40 triệu USD cho những ai có những đề xuất tốt nhất nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm. Kèm theo đó là nhiều chính sách khuyến khích các công ty Mỹ đưa việc làm trở lại quê hương.

Với vai trò là kênh tiêu thụ hàng hoá lớn, Wal-Mart đã cam kết dành thêm 250 tỷ USD trong vòng 10 năm tới cho các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Theo dự báo của Công ty Tư vấn Boston Consulting, cam kết này sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ trong cùng thời gian.

Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart đang tạo ra xấp xỉ 500 tỷ USD doanh thu hằng năm, lớn hơn cả GDP của nước Áo, có số nhân viên bằng dân số thành phố Houston và phục vụ hơn 200 triệu khách hàng mỗi tuần. Nói cách khác, những con số kinh doanh của Wal-Mart có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế Mỹ và chiến lược phục hưng hàng hóa “made in USA”.

Trong nhiều năm qua, Wal-Mart đã tìm nguồn cung ứng hàng hóa giá rẻ trên toàn cầu mà chủ yếu là từ Trung Cộng nhằm giảm giá thành bán ra và tăng lợi nhuận. Vì thế, tăng nguồn hàng sản xuất tại Mỹ buộc Wal-Mart phải tính toán rất kỹ nhằm giữ ưu thế cạnh tranh. Mặc dù hãng bán lẻ này mua từ Trung Cộng với giá đơn vị rất rẻ, nhưng nếu tính chung chi phí toàn hệ thống thì nó không còn quá rẻ nữa. Khi mua hàng từ Trung Cộng, Wal-Mart thường mua số lượng nhiều hơn nhu cầu vì thời gian giao hàng dài, vì thế chi phí tồn kho cũng rất cao.

Bill Simon, Chủ tịch hội đồng quản trị của Wal-Mart sẽ thực hiện nhiều cuộc diễn thuyết để kêu gọi nhiều nhà bán lẻ khác cùng đồng lòng thực hiện chương trình này. Bill cho biết: “Người Mỹ có thể rất yêu nước Mỹ, nhưng họ sẽ mua hàng Trung Cộng nếu chênh lệch giá hàng hóa Mỹ quá cao. Chúng tôi hy vọng các nhà phân phối khác cùng chung tay để tạo ra “giá trị Mỹ” thật sự cho người tiêu dùng. Cũng với tính toán như Wal-Mart, hãng điện tử General Electric năm ngoái đã đưa công việc sản xuất máy giặt, tủ lạnh, và máy nước nóng từ Trung Cộng về tiểu bang Kentucky. Hãng này cũng đầu tư 1 tỷ USD trong hai năm 2013 – 2014 để khôi phục lại ngành điện tử gia dụng của Mỹ và hứa hẹn tạo ra 1.500 việc làm.

Theo bảng xếp hạng chi phí sản xuất trên toàn thế giới của Boston Consulting Group mới đây, Mỹ hiện đang ở vị trí thứ 7, theo sát sau Trung Cộng. Khi chi phí sản xuất ở Trung Cộng, Brazil, Ấn Độ… liên tục tăng trong một thập niên nay, chi phí tại Mỹ lại gần như không thay đổi nhờ mức lương lao động không tăng, chi phí năng lượng giảm và khoa học kỹ thuật hiện đại giúp tăng năng suất.

Tờ Business Week cho biết, một USD chi phí sản xuất tại Mỹ hiện tương đương với 96 cents sản xuất ở Trung Cộng. Với mức chênh lệch không đáng kể này, sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển hàng và nhiều yếu tố khác, đã có đến 300 doanh nghiệp Mỹ dời các công xưởng từ nước ngoài trở về Mỹ.

Con số này được Boston Consulting Group dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai gần. Có 37% những công ty với doanh số 1 tỷ USD đang cân nhắc đưa các dây chuyền sản xuất từ Trung Cộng về lại Mỹ trong thời gian tới.

Andy Ân Nguyễn

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt