Nước Mỹ đang khiến cả thế giới mắc nợ

Thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển. Với ý đồ của Trung Cộng muốn soán ngôi đồng Dollar Mỹ trong hành động “đẻ” ra “Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á” (Asian Infrastructure Investment Bank – AIIB), cùng với việc rất nhiều nước tự động hạ giá đồng bạc của mình (như Trung Cộng vừa rồi là một), việc đồng Dollar Mỹ tăng giá; nền kinh tế Mỹ gia tăng ngoài dự đoán của thế giới trong khi nền kinh tế các nước khác đang u ám, nhất là kinh tế, tài chánh Liên Âu gặp nhiều trở ngại khi Hy Lạp sụp đổ; tất cả những biến chuyển đó tạo nên viễn cảnh một cuộc “chiến tranh tiền tệ” sắp xảy ra, theo nhận định của nhiều chuyên gia về kinh tế, các tác giả chuyên môn viết về kinh tế, tài chánh.

Chúng ta được đọc nhiều bài viết liên quan đến vấn nạn nầy qua chủ đề “Chiến tranh tiền tệ” của các cây viết chuyên môn được đăng trên các tờ báo lớn với các bài dịch sang Việt ngữ. Dưới đây, một bài viết khác liên quan đến biến cố nầy, tác giả dựa trên các dữ liệu đăng tải trên Bloomberg L.P., một công ty truyền thông tư nhân (chủ là “ông trùm truyền thông” Michael Bloomberg, sinh năm 1942 tại Boston, Massachusetts, U.S., cựu Thị trưởng New York, tỷ phú giàu thứ 14 trên thế giới với tài sản $35.5 tỷ Dollar), chuyên đưa tin tức về tài chính và dịch vụ thông tin.

NƯỚC MỸ ĐANG KHIẾN CẢ THẾ GIỚI MẮC NỢ

Những ngày này, khi cuộc chiến tiền tệ toàn cầu đang lôi kéo sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới vào cuộc chạy đua tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, hầu như mọi ánh mắt đều đổ dồn về nước Mỹ nơi được xem là chiếc đòn bẩy kinh tế.

Tất cả những hành động hạ tỷ giá đồng nội tệ của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu như Mỹ bỗng nhiên nổi hứng và đưa ra một hành động tương tự. Thậm chí đã có nhiều nhà kinh tế đang công khai tuyên bố nước Mỹ là vị cứu tinh cho một nền kinh tế toàn cầu đang quá ảm đạm. Nhưng, tất cả những điều đó chỉ là đang che giấu đi một sự thật khủng khiếp, rằng vị cứu tinh ấy thực chất đang khiến khối nợ trên vai thế giới ngày càng nặng thêm. 

Gần như bất cứ nhà kinh tế nào ở thời điểm hiện nay cũng đều biết rằng việc kinh tế Mỹ đang có mức độ hồi phục cao

Tỷ Phú Michael Bloomberg

hơn nhiều so với dự đoán. Ngoài ra, việc đồng Dollar có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong vòng thập kỷ trở lại đây đang là những dấu hiệu tốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Kinh tế Mỹ khấm khá trở lại với đồng Dollar tăng mạnh sẽ là một liều thuốc kích thích rất hiệu quả đối với nền kinh tế toàn cầu nhất là trong hoàn cảnh các nước khác đang đua nhau hạ tỷ giá đồng nội tệ của mình, điển hình là EU hay Nhật Bản. Điều này có nghĩa là hàng hóa xuất khẩu của các nước này vào Mỹ sẽ rẻ đi và nhiều hơn, còn dân Mỹ thì mua sắm nhiều hơn trước do thu nhập tăng và Dollar lên giá.

Đồng Dollar lên giá so với hàng loạt các đồng tiền chủ chốt khác như đồng Euro (Châu Âu) hay đồng Yen (Nhật) nó đang tạo ra một làn sóng người Mỹ đi nước ngoài để tiêu tiền, người dân Mỹ thì chọn đi du lịch khi mà hầu hết các tour sang châu Âu hay sang Nhật giờ đây đã giảm chi phí trung bình tới 20% nhờ vào đồng Dollar lên giá mạnh.

Còn các doanh nghiệp Mỹ thì dù vẫn đang eo xèo về việc lợi nhuận ở nước ngoài sụt giảm do đồng nội tệ của nước mình lên giá so với đồng tiền ở nước bản địa, thế mà làn sóng đầu tư cũng đang tăng nhanh, mà điển hình là ở Nhật, khi mà sự chênh lệch tỷ giá giữa đồng Yen và đồng Dollar ngày càng tỷ lệ thuận theo chiều Dollar tăng lên còn đồng Yen (Nhật) giảm xuống đang trở thành cơ hội ngàn vàng có một không hai để các doanh nghiệp Mỹ thâu tóm các loại tài sản ở Nhật Bản với giá rẻ nhất có thể, mà chủ yếu là ở lĩnh vực bất động sản.

Nhưng tất cả những lợi thế đó do việc Dollar tăng giá đem lại, đang che giấu đi một sự thật khủng khiếp, là gánh nặng nợ nần trên vai thế giới cũng tăng lên. Hầu hết các khoản vay nợ trên thế giới đều được thực hiện và quy đổi ra đồng Dollar, và khi mà đồng Dollar của nước Mỹ tăng giá quá mạnh, thì đồng nghĩa với việc những khoản nợ ấy bỗng dưng phình to một cách đột ngột.

Không chỉ các nền kinh tế đang phát triển vốn luôn chiếm đa số trong các quốc gia đi vay nợ để phát triển kinh tế, kể cả những nền kinh tế lớn cũng đang gặp vấn đề lớn với việc đồng Dollar tăng giá quá mạnh. Trung Quốc là một ví dụ điển hình, nền kinh tế thứ hai thế giới này đang có tổng mức nợ nước ngoài lên tới 1100 tỷ Dollar. Và đó mới chỉ là con số thống kê mà theo nhiều nhà phân tích là chỉ mang tính bề mặt, con số nợ thực chất của Trung Quốc có lẽ sẽ còn lớn hơn thế rất nhiều.

Với việc đồng Dollar tăng giá mạnh như hiện nay, gánh nặng nợ nần của Trung Quốc đang ngày càng phình to với một tốc độ khủng khiếp khiến cho Bắc Kinh lần đầu tiên trong lịch sử tuyên bố sẽ xiết chặt vấn đề nợ công ở các địa phương để đề phòng trường hợp một sự phình to và có thể nổ tung của khối nợ công nước này.

Điều đáng nói hơn nửa là Mỹ không chỉ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khối nợ công của các nước trên thế giới tăng vọt qua việc đồng Dollar tăng giá mạnh lần này. Nước Mỹ còn là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến việc tình trạng vay mượn để phát triển của các nước trên thế giới gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007 dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra một năm sau đó đã khiến nước Mỹ buộc phải in thêm một lượng lớn Dollar để giải cứu hệ thống tài chính và ngân hàng của mình. Vì khi ấy hệ thống tài chính và ngân hàng đang vỡ vụn do cuộc khủng hoảng 2008 khiến cho đồng Dollar mất giá khá mạnh trên thế giới trong khoảng thời gian sau đó.

Việc đồng Dollar mất giá và được duy trì một lãi suất khá thấp kể từ sau năm 2008 đã dẫn đến tình trạng các nước – đặc biệt là các nước đang phát triển – đua nhau vay mượn để phát triển kinh tế (nhờ lãi xuất thấp), và hầu hết đều là các khoản vay bằng đồng Dollar vì đó là thời cơ hiếm có để các nước có được những khoản vay với điều kiện lãi xuất thấp để phát triển kinh tế.

Theo ước tính, đến năm 2013, tổng các khoản vay nợ phi ngân hàng ở các nước đang phát triển trên thế giới đã đạt mức 4000 tỷ Dollar – một mức cao kỷ lục trong lịch sử kinh tế thế giới. Sở dĩ các nước đang phát triển vay mượn mạnh tay như thế là do các nhà phân tích kinh tế dự đoán phải đến năm 2016-2017 nước Mỹ mới bắt đầu phục hồi kinh tế, và quãng thời gian đó là đủ dài để các nước đang phát triển thanh toán dần những khoản nợ của mình.

Nhưng kinh tế Mỹ đã hồi phục sớm hơn dự kiến và với đòn bẩy từ cuộc cách mạng dầu đá phiến đã khiến cho nền kinh tế đứng đầu thế giới có mức tăng trưởng thật ngoạn mục trong giai đoạn cuối năm 2014, điều này là nguyên nhân trực tiếp khiến đồng Dollar có mức tăng giá mạnh mẽ nhất trong vòng cả thập niên trở lại đây. Điều này đã vượt ra ngoài dự đoán của các nhà phân tích và đang đẩy các nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc, lâm vào cảnh dở khóc dở cười.

Năm 2008, nước Mỹ đã cuỗm đi một phần lớn của cải của các nước trên thế giới bằng cách bơm Dollar ồ ạt để giải cứu nền kinh tế của mình. Điều đó khiến cho một phần không nhỏ quỹ dự trữ ngoại tệ của các nước trên thế giới bỗng dưng bốc hơi do đồng Dollar mất giá. Và giờ đây, nước Mỹ cũng đang khiến lượng tiền tuôn ra khỏi túi phần còn lại của thế giới nhiều hơn, nhưng bằng một cách ngược lại là tăng gánh nặng nợ nần trên vai thế giới do đồng Dollar của nước Mỹ tăng giá.

MTG (theo Bloomberg)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt