Nhật – Pháp tăng cường quan hệ phòng vệ, quốc phòng

Bộ Quốc Phòng Nhật mua tiên kích tối tân F35 của Mỹ

Tháng trước, các bộ trưởng ngoại giao và phòng vệ, quốc phòng của Nhật Bản và Pháp đã gặp nhau tại Tokyo. Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Onodera Itsunori và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã nhất trí củng cố quan hệ hợp tác phòng vệ, quốc phòng giữa hai nước thông qua các hoạt động như mở rộng các cuộc tập trận chung. Hai bên cũng nhất trí hợp tác hướng tới việc sớm thực thi Thỏa thuận Tiếp nhận và trao đổi dịch vụ (ACSA) trong các chiến dịch cứu hộ khi thảm họa, bao gồm hoạt động cung cấp nước sạch, nhiên liệu và đạn dược.

Căn cứ vào những thỏa thuận trên, hồi giữa tháng 2, tàu khu trục nhỏ của Pháp đã có cuộc tập trận chung với tàu của Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản. Tokyo và Paris cũng nhất trí sớm triển khai nghiên cứu chung về công nghệ dò mìn dưới nước.

Trong mục Tiêu điểm, Giáo sư Yamada Fumihiko thuộc Đại học Ngoại ngữ Tokyo sẽ nói về mục tiêu của Nhật Bản và Pháp khi tăng cường hợp tác quốc phòng, phòng vệ. Giáo sư Yamada trước đây từng là nhà ngoại giao.

Giáo sư Yamada Fumihiko:

Pháp có những vùng lãnh thổ ngoài khơi như New Caledonia và Tahiti, và vì thế Pháp cũng được coi là một nước ở Thái Bình Dương như Nhật Bản. Hai nước đã nhất trí xây dựng quan hệ vững mạnh hơn, trước hết là với kế hoạch đưa Thỏa thuận Tiếp nhận và Trao đổi Dịch vụ (ACSA) có hiệu lực càng sớm càng tốt. Trong các cuộc đàm phán song phương, Pháp tỏ ra ủng hộ ý tưởng do Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thúc đẩy về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở cửa. Hai nước cũng nhất trí hợp tác trong các dự án cụ thể. Đây là kết quả vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản.

Pháp dường như chủ động thể hiện vai trò tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương hơn trước đây. Một trong những biểu tượng cho điều đó là các chiến dịch chung của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản và Hải quân Pháp mà hai bên đã nhất trí.

Hai nước cũng cùng chỉ trích Bắc Triều Tiên và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không phổ biến hạt nhân. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục gây sức ép tối đa lên Bắc Triều Tiên để buộc nước này dừng các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Vậy các thỏa thuận song phương Nhật – Pháp đóng góp như thế nào vào các nỗ lực ổn định tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

Đến nay, Pháp vẫn có cách tiếp cận tương đối mang tính hòa giải đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, có vẻ nước này đang điều chỉnh quan điểm về Trung Quốc. Hiện Paris cho rằng cần kiểm tra và giám sát nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trên biển và củng cố năng lực hải quân ở Tây Thái Bình Dương của Bắc Kinh. Cần lưu ý rằng, trong các cuộc hội đàm mới nhất, Nhật Bản và Pháp đã khẳng định sẽ tính đến Trung Quốc khi phối hợp chính sách, dù rằng điểm này không được nêu rõ trong tuyên bố chung. Tôi nghĩ việc phối hợp chính sách này sẽ là đối trọng để kiềm chế Trung Quốc và giúp tăng cường an ninh trong khu vực.

Bản tin Nhậ Bản

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt