Nhật Bản cũng tăng cường lực lượng chống tàu cá Trung Quốc

Hình minh họa

Hình minh họa

Một trong những mưu mô thâm độc xâm lược Biển Đông của Trung Cộng là dùng lực lượng “Dân Quân Biển”, tức là lực lượng tàu đánh cá được bảo vệ của của “Cảnh Sát Biển” – Trên căn bản, đây là lực lượng bán quân sự, đủ để thực hiện ý đồ xâm lược của Bắc Kinh trên biển Đông mà thế giới gọi là “Cắt Lát Salami”. Chiến thuật này, không đủ lớn để các tàu chiến của Mỹ đụng độ tạo chiến tranh, mà TC theo kiểu “tằm ăn dâu” sẽ từng bước chiếm trọn Biển Đông. Nay, Nhật Bản mở chiến dịch tăng cường lực lượng chống tàu cá Trung Cộng tức là ngăn chận tiểu xảo “Cắt Lát Salami” của Trung Cộng như sau:

Vào lúc Hàn Quốc công khai đe dọa dùng súng ống để đối phó với hạm đội tàu cá hùng hậu của Trung Cộng, một nước khác cũng cũng chuẩn bị ra tay, đó là Nhật Bản, vốn thường xuyên bị ngư dân Trung Cộng đánh bắt trộm. Đài Truyền Hình Nhật Bản vào hôm qua 10/10/2016 tiết lộ : Tokyo sắp cho khai triển loại tàu tuần tra mới vững chắc và hiện đại hơn trên biển Hoa Đông, và nhân gấp bốn lần lực lượng hoạt động trong khu vực.

Theo NHK, ngay từ tháng 11 tới đây, Tokyo bắt đầu đầu phái những chiếc tàu tuần tra mới đầu tiên đến vùng biển Hoa Đông, trong khuôn khổ kế hoạch khai triển 9 chiếc tàu loại này trong khu vực từ nay đến năm 2018.

Đặc điểm của loại tàu mới này là đã được thiết kế với vỏ tàu được gia cố đáng kể để có thể chịu được tác động từ những vụ đâm va với tàu đánh cá Trung Cộng. Trên tàu còn có thêm thiết bị giám sát, theo dõi với công nghệ được cải thiện.

Nhật Bản đã bắt đầu cho đóng ba tàu tuần tra loại này vào năm 2014 khi thấy rằng lực lượng tàu thuyền Trung Cộng áp sát vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Bắc Kinh tranh chấp càng lúc càng đông. Ba chiếc này đã được hạ thủy và kể từ tháng 11 tới đây, sẽ được khai triển tại vùng quần đảo Miyako thuộc tỉnh đảo Okinawa.

Theo kế hoạch, Nhật Bản cũng dự kiến cho đóng một chiếc tàu tuần tra cỡ lớn – 6.500 tấn – có thể mang theo một phi cơ trực thăng. 

Tàu tuần duyên Nhật Bản cứu tầu cá Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông (ảnh chụp ngày 11/08/2016).

Tàu tuần duyên Nhật Bản cứu tầu cá Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông (ảnh chụp ngày 11/08/2016)

Tokyo còn có kế hoạch tăng gấp bốn lần lực lượng và trang thiết bị đặc trách giám sát vùng biển có tranh chấp, từ 55 người phụ trách tuần tra vùng Senkaku/Điếu Ngư hiện nay, con số này sẽ được nâng lên thành 200 trong vòng 1 năm rưỡi tới đây.

Đối thủ của tuần duyên Nhật không ai khác hơn là Trung Cộng, mà đặc biệt là đội tàu cá vừa là kẻ đi đánh cắp tài nguyên của nước khác, vừa là công cụ được Bắc Kinh sử dụng nhắm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Cộng.

Theo thống kê của Nhật Bản, từ 99 chiếc xâm phạm vùng biển Nhật Bản vào năm 2015, con số này đã tăng vọt lên thành 135 chiếc trong năm nay, và chiếm đóng 70% khu vực đánh cá của người Nhật một cách thường xuyên. Một ví dụ mới đây là đầu tháng Tám, đã có đến 230 chiếc tàu cá Trung Cộng, được tàu hải cảnh bảo vệ, thâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản.

Giới chuyên gia đã thẩm định rằng đội tàu cá của Trung Cộng không chỉ là tàu thương mại đơn thuần mà là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hàng hải của Trung Cộng.

Theo giáo sư Andrew Erickson thuộc Trường Hải Chiến Mỹ, ở Biển Đông, các tàu cá là một bộ phận trong lực lượng dân quân biển của Trung Cộng, một lực lượng bán quân sự ẩn nấp dưới cái vỏ dân sự để tiến hành các hành vi xâm lược.

Đối với phía Nhật Bản, chiến lược dùng tàu cá áp đặt chủ quyền đã được áp dụng tại Biển Đông, do vậy, không có lý do gì mà Bắc Kinh lại không mang qua dùng tại biển Hoa Đông.

Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung Cộng của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong tình hình tàu cá Trung Cộng vừa lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung Cộng đã đâm chìm một tàu tuần tra Nam Hàn hôm 07/10 vừa qua.

Hành vi coi thường quy luật biển đó đã khiến Seoul nổi giận, và khi loan báo ý định bật đèn xanh cho dùng súng đối với tàu cá Trung Cộng, lực lượng tuần duyên Nam Hàn đã cho thấy là họ không còn nhẫn nhịn được nữa.

Tóm lại, tàu cá Trung Cộng, với những cách hành xử thô bạo, đang trở thành đối tượng phải xua đuổi thẳng tay, từ Indonesia, Malaysia trên Biển Đông, cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc tại vùng biển Hoa Đông.

Trọng Nghĩa (RFI)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt