Nhận định Biển Đông…

Giới quan sát quốc tế nói về những vấn đề liên quan đến an ninh Biển Đông, những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Cộng và những đối phó như thế nào để chận đứng mưu đồ bá quyền của Trung Cộng trên biển Đông.
1- Nhật báo The Washington Times, số ra ngày Chủ Nhật 18 tháng 9. Bình luận gia James A. Lyons, tướng 4 sao, Đô Đốc hải quân Hoa Kỳ, đã có bài viết “How China Chanllenges the West” (Cách thức Trung Cộng Thử Thách Tây Phương). Tây phương ở đây là nói đến siêu cường Hoa Kỳ.
2- Nhà văn, nhà bình luận, kinh tế gia Indonesia, Johannes Nugroho, viết trên báo The Today  “South China Sea dispute: Will Indonesia play a bigger role in Asean?” (Vai trò của Indonesia đối với ASIAN trong việc tranh chấp Biển Hoa Nam – Biển Đông?)”
3- Những lời tuyên bố về chính sách của Nhật hiện nay đối với Biển Đông là những tính toán sâu xa của đất nước Phù Tang có giá trị như “một mũi tên bắn chết ba con chim” cùng một lúc.
Ba bài bình luận có giá trị trong những ngày gần đây, dưới đây là lược dịch những phần chính nội dung cùng với một vài nhận định thêm:

Cách thức Trung Cộng Thử Thách Tây Phương:

Tranh minh họa

Tranh minh họa

Mở đầu bài viết Đô Đốc Lyons cho rằng Trung Cộng sỉ nhục Hoa Kỳ: Trong khi Tập Cận Bình trải thảm đỏ long trọng đón tiếp lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đến Hàng Châu, Trung Hoa để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của khối G-20 vào ngày 04 tháng 9, 2016,  thì chỉ trừ tổng thống siêu cường Barack Obama và đoàn tùy tùng của ông khi đến phi trường Hàng Châu mà không có cầu thang cho phi cơ Air Force One. TT Obama phải tự dùng cầu thang sau đuôi để xuống sân bay. Đoàn tùy tùng, kể cả Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ bà Susan Rice và phái đoàn báo chí cũng bị nhân viên Trung Cộng làm khó khăn, to tiếng quát tháo phái đoàn Mỹ tại phi trường.

Rõ ràng đây là hành vi sỉ nhục, được hoạch định kỹ lưỡng bởi Tập Cận Bình. Tập muốn gửi một thông điệp là Trung Cộng không phục tùng, thậm chí không còn tôn trọng Mỹ. Trung Cộng đã vượt trội, thách thức Mỹ.

Văn hóa Trung Hoa chuyện “sỉ nhục” là điều rất nghiêm trọng và tối kỵ. Tuy vậy, Tổng thống Obama đã cố gắng giảm bớt tầm quan trọng của vấn đề. Nên nhớ rằng TT Obama đến Bắc Kinh là đại diện cho nước Mỹ, thực tế hơn nữa là đại diện cho thế giới tự do. Hành động “tiếp đón” vô văn hóa của Trung Cộng tại phi trường Hàng Châu ngày 4/09 vừa rồi không thể chấp nhận được. Đáng ra, khi Trung Cộng từ chối trách nhiệm đón tiếp của người chủ nhà, thì Tổng Thống ra lệnh cho máy bay Air Force One rời khỏi phi trường Hàng Châu. Nếu làm như vậy, chắc chắn Trung Cộng sẽ tìm một thang máy đưa đến cửa phi cơ đón tổng thống Hoa Kỳ bước xuống.

Đề Đốc Lyons cho rằng việc Mỹ đã không hành xử đúng mức vị thế của một siêu cường  khiến cho Trung Cộng lờn mặt, mạnh dạn làm tới. Như TC đã hoàn toàn bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye vào tháng 7/2016 về tính phi pháp của “Bản đồ 9 gạch” chiếm trọn Biển Đông. Không những thế, mà Bắc Kinh còn vi phạm nặng nề hơn là thông báo sẽ tiếp tục quân sự hóa các hòn đảo đang tranh chấp trên Biển Đông. Lại mơn trớn tiến hành cuộc tập trận chung với Nga trên Biển Đông kéo dài 8 ngày. Mục đích chính  của cuộc tập trận này là gửi một tín hiệu cho Mỹ rằng Biển Đông là của Trung Cộng và Nga sẽ giúp Trung Cộng bảo vệ các khu vực đang bị tranh chấp nếu cần. Đó là một khiêu khích thô bạo cho ngành tự do hàng hãi truyền thống của Mỹ đã được luật pháp quốc tế chấp nhận.

Đô Đốc Lyons tin rằng có thể Trung Cộng sẽ gây hấn Mỹ ở Bãi cạn Scarborough, chỉ cách vịnh Subic 128 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phillipines để đưa Hoa Kỳ vào một cuộc đối đầu trong mùa bầu cử này.

Để ngăn chặn sự thù địch này, Hoa Kỳ và đồng minh cần phải có hành động quyết liệt thiết thực kể cả công khai và bí mật để “răn đe” đối phương, không những ở Đông Á, Đông Nam Á mà còn ở Trung Đông. Iran đang gian lận về thỏa ước hạt nhân đã ký kết, đe dọa sẽ bắn hạ hai máy bay trinh sát không vũ trang của hải quân Hoa Kỳ, và đã tiếp tục quấy rối lực lượng hải quân Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư. Thêm nữa, Bắc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ năm, hầu như trong cuộc thử nghiện này có các nhà khoa học và kỷ sư nguyên tử của Iran hiện diện. Nhận thấy rằng đối phương đang chuẩn bị để đạt được những gì trong những tháng cuối cùng của TT Obama.

Thông thường, chính phủ Hoa Kỳ sẽ hành động bằng cách điều động lực lượng để cho Iran hay Trung Cộng thấy rằng, nếu tiếp tục khiêu khích thì họ sẽ phải trả giá rất đắt. Hãy theo lời của người đàn bà vĩ đại, Margaret Thatcher, “Đây không phải là thời gian để đi loạng choạng, thưa ngài Tổng thống!”

Thời đại Barack Obama là thời đại mang tiếng nước Mỹ “rụt rè” (danh từ của Quốc Hội Mỹ). Trong lịch sử Hoa Kỳ có những thời kỳ bị nước ngoài bắt nạt như dưới thời TT Jimmy Carter. Đến khi ông Reagan lên làm Tổng Thống thì chẳng còn ai dám hó hé chọc giận nước Mỹ…. Hiện nay, mặc dù kinh tế nước Mỹ còn lình xình, nhưng tiềm năng quốc gia có thừa khả năng về kỹ thuật, kinh tế, tài chánh, quân sự, để đánh bại bất cứ đối phương nào trên thế giới. Điều quan trọng là vị lãnh đạo có khả năng hành động để được thế giới kính trọng hay coi thường.
Mùa bầu cử thay thế TT Obama đã đến, hy vọng sẽ có vị Tổng Thống mà thế giới không dám “sỉ nhục” như trò “vô văn hóa” của Tập Cận Bình đối xử với TT Barack Obama vừa rồi. 

Vai trò của Indonesia ở Biển Đông:

Indonesia phát hỏa tàu đánh cá của Trung Cộng trên Biển Đông

Indonesia phát hỏa tàu đánh cá của Trung Cộng trên Biển Đông

Cận Nam nằm trên đường bàn đồ  “Lưỡi Bò Chín Đoạn” của Trung Cộng tự vẽ, có một hòn đảo tên là Natuna thuộc về Indonesia, nay trở thành một căn cứ hải quân tiền tiêu quan trọng của Indonesia đối đầu với Trung Cộng trên Biển Đông, vừa qua chính quyền Indonesia đến Washingtyon DC vận động xin viện trợ để tân trang lực lượng Hải Quan ở hòn đảo này.

Trở về khối ASIAN, những năm cuối cùng nhiếp chính của nữ Thủ Tướng Anh, bà Margaret Thatcher đã định nghĩa sự đồng thuận một cách khôi hài “một cái gì đó mà không ai tin và không có một đối tượng”. Điều đó bà dùng để mô tả những phương cách tiếp cận của các thành viên Hiệp Hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà gần đây họp thượng đỉnh tại thủ đô Vientiane ở Lào có bàn đến các tranh chấp ở Biển Đông.

Mặc dù đã thông qua luật “Không Đụng Độ Nhau Trên Biển Đông” (Code for Unplanned Encounters at Sea viết tắt là CUES) để tạo lòng tin giữa ASEAN và Trung Cộng trong tình hình căng thẳng tại vùng này. Thế nhưng gần đây, Trung Cộng bát bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế PCA,  đã dựa trên những quy ước ràng buộc có tính pháp lý như Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, mà chính Trung Cộng đã ký kết, thì chúng ta làm sao có thể tin tưởng đến một thỏa thuận không ràng buộc như CUES đã ký với Trung Cộng!

Đứng về logic mà xét, khối ASEAN phải làm sao để nội bộ đoàn kết chặt chẽ hơn, phương pháp làm việc khả thi, sự hiểu biết cần đủ để đối phó với Trung Cộng và vận động ngoại giao với các nước không thuộc khối ASEAN hữu hiệu hơn.

Muốn làm được như vậy, vai trò lãnh đạo của Indonesia trong khối ASEAN rất quan trọng.Indonesia  là một thành viên sáng lập của ASEAN và cũng có tiếng nói quan trọng để giới thiệu các thành viên khác.

Indonesia có dân số đông, là nước duy nhất đi đầu trong các nước ASEAN mà Trung Cộng phải gờm, tự kiềm chế không dám leo thang tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi Tàu Cảnh Sát Biển của Trung Cộng sẵn sàng đâm chìm tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam vào năm 2014 trong vụ tàu Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và cũng đã từng gây hấn với Philippines ở Trường Sa,  thì Trung Cộng lại không dám có bất cứ hành động trả đũa nào đối với việc Hải quân Indonesia đã bắn và bắt giữ tàu Trung Cộng hồi tháng 6/2016 vừa rồi vì xâm nhập trái phép vào vùng biển Natuna. Tuy vậy, để bảo vệ chủ quyền của vùng biển này  trước một cường quốc như Trung Cộng, Indonesia cần phải tập hợp được sức mạnh của ASEAN, nhất là đối với các quốc gia cùng chung quan điểm và lập trường chính trị. 

Một số người lập luận rằng để Indonesia đóng vai trò lớn hơn trong ASEAN khi giải quyết vấn đề Biển Đông thật không dễ dàng. Trước đây, chính sách can dự của Indonesia với ASEAN ngày càng suy yếu từ sau khi Tổng thống Suharto bị lật đổ năm 1998. Về đối nội, sự phức tạp của nền chính trị trong nước và hạn chế về ngân sách đối ngoại đã làm cho Indonesia trở thành một quốc gia hướng nội và thiếu tự tin trong các vấn đề chính trị trong khu vực. Indonesia cũng không có chính sách rõ ràng cho Biển Đông. Tình trạng này cũng không có gì thay đổi khi tổng thống Joko Widodo lên nắm quyền vào tháng 10 năm 2014, ông cũng ít quan tâm đến khu vực ASEAN. 

Điều khó khăn mà Indonesia thường quan tâm là tình trạng các tàu đánh cá trái phép tràn lan của ngư dân nước ngoài từ Việt Nam và Thái Lan trong vùng biển xung quanh quần đảo Natuna.

Thế nhưng gần đây lại liên quan đến các tàu đánh cá và tàu tuần duyên của Trung Cộng xuất hiện và tuyên bố đây là ngư trường truyền thống của  Đại Hán. Sau ba vụ xâm nhập trái phép của các tàu đánh cá Trung Cộng có sự hộ tống của Lực Lượng Cản Sát Biển vào vùng biển Natuna trong năm nay, Indonesia nhận ra rằng việc giữ lập trường “trung lập” và “đóng vai hòa giải tranh chấp ở Biển Đông” không còn phù hợp. Do đó, Indonesia đã thay thế các tàu tuần duyên đang hoạt động tại quần đảo Natuna bằng các tàu chiến Hải Quân và công bố kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự, phát triển kinh tế, chính sách mới trên biển trong khu vực. Những điều này nêu ra trong Sách Trắng Quốc Phòng Indonesia năm 2016.

Tổng thống Widodo đã nhận thức rõ hơn vai trò trung tâm của ASEAN đối với các nỗ lực ngoại giao của Indonesia, nên ông đã tham gia tích cực vào Hội Nghị Thượng đỉnh ASEAN mới đây và kêu gọi khối ASEAN thống nhất, đồng thời thảo luận về vấn đề Biển Đông với Thủ tướng Malaysia và Tổng thống Philippines trong chuyến thăm Jakarta gần đây của các nhà lãnh đạo này.

Đối mặt với thách thức chưa từng có của Trung Cộng tại vùng biển Natuna, Tổng thống Widodo sẽ cần đến tất cả mọi sự giúp đỡ, trong đó có sự hiểu biết sâu sắc của các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng trên Biển Đông như Philippines và Việt Nam, hay là với Singapore là nước có quan hệ kinh tế, có văn hóa gần gũi với Bắc Kinh, và cũng là nước điều phối giữa ASEAN-Trung Cộng. Đặc biệt Philippines, nước Chủ tịch luân phiên ASEAN 2017, cũng ủng hộ Indonesia tăng cường vai trò trong khối thời gian tới.

Trung Cộng xâm lăng Biển Đông, với chủ trương chia rẻ khối ASEAN để trị, sự việc Indonesia đứng về phía chống Trung Cộng trên Biển Đông là một điều làm cho Trung Cộng nhức nhối. Đặc biệt, càng ngày Indonesia càng xích gần Mỹ để nhận viện trợ nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, mà gần đây Mỹ đã bán hạ giá 24 chiến đấu cơ F-16 được tân trang cho không quân Indonesia và đã hoàn tất bàn giao cuối năm 2015. 

Hiện không quân Hoa Kỳ đang dần thay thế F-16 bằng các loại phi cơ tối tân như F-22, F-35. Tiêm kích F-16 tuy đã có từ lâu đối với quân đội Hoa Kỳ, nhưng đối với nhiều nước khác thì đây vẫn là loại máy bay chiến đấu tốt và hiệu năng cao, thuộc hàng tối tân so với các loại máy bay chiến đấu khác. Và cách chọn mua F-16 tân trang của Indonesia được xem là vừa tiết kiệm, lại tăng khả năng phòng thủ và tấn công hữu hiệu. Khi Mỹ bán máy bay này cho Indonesia thì Trung Cộng lên tiếng chí trích, điều này chứng tỏ tiêm kích F-16 tân trang cũng làm cho không quân Trung Cộng nể sợ.

Nhật can dự Biển Đông – Một mũi tên trúng ba con chim

Bài xã luận trên Liên hợp Buổi sáng (Singapore)

Tranh minh họa

Tranh minh họa

Người Nhật làm việc luôn luôn cẩn thận, tính toán kỹ lưỡng, hoàn toàn không có chuyện đưa ra các quyết sách một cách vội vàng và tùy tiện. Việc lựa chọn thời điểm này để tăng cường sự can dự trực tiếp vào vấn đề Biển Đông, thậm chí không ngại chọc giận và làm mất lòng Trung Cộng, Nhật đã có sự cân nhắc chiến lược toàn diện, cũng có thể xem là một  mũi tên bắn trúng ba con chiem cùng một lúc.

Trước tiên, để bảo đảm cho sự phát triển của một quốc đảo có nguồn tài nguyên nghèo nàn, các nhà lãnh đạo Nhật đã không ngừng nâng cao sức mạnh quân sự, sửa đổi Hiến pháp hòa bình, tham gia và tăng cường ảnh hưởng của mình tại các khu vực trọng yếu cũng như tại các tuyến đường thương mại quốc tế quan trọng. 

Mục tiêu chiến lược của Nhật là bảo vệ lợi ích từ bên ngoài một cách tích cực và chủ động hơn. Trong tình hình hiện nay, khả năng đối đầu quân sự của Nhật ở trong đất liền là khó xẩy ra, song khả năng đối đầu quân sự trên biển, nhất là ở các khu vực tranh chấp trên biển ngày càng phức tạp và chiến tranh nổ ra bất cứ lúc nào, đó là điều Nhật chú ý.

Thứ hai, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn khoảng vài tháng nữa là diễn ra, dù bất cứ ai được đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, thì Nhật cũng phải cố gắng bảo đảm những thay đổi của nhà lãnh đạo mới đối với chính sách “xoay trục sang châu Á” ở mức thấp nhất. Mà biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất chính là Nhật trực tiếp tham gia, có sự gắn kết chung về lợi ích, để buộc Mỹ cũng như đồng minh của Mỹ là Úc cam kết tiếp tục can dự vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai nhằm đối phó với những hành động hung hăng mà Trung Cộng, Nga và Triều Tiên có thể tạo ra cho khu vực.

Thứ ba, thông qua việc can dự vào vấn đề Biển Đông, Nhật muốn nhanh chóng xây dựng lại hình ảnh cường quốc của mình cũng như tăng cường ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời kiềm chế và làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực. Về tương quan lực lượng quân sự, Nhật tin rằng lực lượng hải quân và không quân của họ, bất luận là về phương diện trang bị kỹ thuật, khả năng và kinh nghiệm đấu của chiến binh đều vượt trội Trung Cộng. Một khi xảy ra chiến tranh, chắc chắn Nhật sẽ có cơ hội chiến thắng đối với Trung Cộng.

Hiện nay, Nhật bất chấp những cảnh cảnh báo của Trung Cộng, vẫn khẳng định sẽ tiếp tục can dự trực tiếp vào vấn đề Biển Đông. Tất nhiên, Nhật đã khai thác được nhược điểm của Trung Cộng như Trung Cộng luôn luôn lớn tiếng tuyên bố rằng sẽ bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, vậy Trung Cộng không có lý do để phản đối mạnh mẽ khi Nhật tuần tra ở vùng biển này. 

Có người cho rằng Trung Cộng sẽ tuyên bố lập “vùng cấm bay” ADIZ trên Biển Đông. Nhưng liệu Trung Cộng có khả năng kiểm soát ADIZ  mà mình đã tuyên bố hay không? Nếu việc thiết lập ADIZ mà không ăn khớp khớp với vùng biển của “đường lưỡi bò 9 đoạn” thì đồng nghĩa với việc Trung Cộng gián tiếp chối bỏ một phần tuyên bố chủ quyền của mình trước đây.

Đó là những lý do mà thủ tướng Abe của Nhật đã đưa một phụ nữ lên làm Bộ Trường Quốc Phòng, bà Tomomi Inada, thoạt nhìn bên ngoài thấy dáng dấp “liễu yếu đào tơ”, nhưng bên trong là một “người đàn bà thép”, bà có cứng rắn và sự cương quyết hơn cả một tướng lãnh ngoài trận mạc…Giới bình luận chính trị quốc tế còn tiên đoán rằng bà là thủ tướng tương lai tiếp nối “diều hâu” Shinzo Abe của xứ Phù Tang.

Lê Hoành Sơn

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt