Tết Quý Mão (2023) nhìn lại những điều dối trá của Tết Mậu Thân 1968

55 năm trôi qua, năm nay (2023) ngày tết Quý Mão làm sao quên được tội ác đảng CSVN gây nên đối với đồng báo cố đô Huế. Một bài báo “Những Dối Trá của Tết Mậu Thân 1968” đăng trên báo Wall Street Journal ngày 06/02/2008 của tác giả Arthur Herman, nói lên những nhận định sai lầm của giới truyền thông Hoa Kỳ vào lúc đó. Những biến cố lịch sử, những che dấu không khỏa lấp được sự thật.

Những hình ảnh tội ác lịch sử của biến cố Mậu Thân năm 1968 do CSVN gây nên khi tấn công thành phố Huế

Những điều dối trá của Tết Mậu Thân năm 1968

Vào ngày 30 tháng Giêng năm 1968, hơn một phần tư triệu quân chính quy Bắc Việt và 100 ngàn quân du kích Việt Cộng (VC) đã phát động một cuộc tấn công có quy mô lớn vào miền Nam Việt Nam. Nhưng dư luận đã không nghe biết gì về việc ai đã thắng trận chiến có tính quyết định cao nhất này trong chiến tranh Việt Nam, còn được gọi là cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của CSVN, cho đến khi thật quá trễ.

Sự tường thuật sai lạc của giới truyền thông, báo chí về cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của CSVN đã đi vào tiềm thức của chúng ta. Hình ảnh đó đã cho phép các thành phần chống chiến tranh không xứng đáng hiện vẫn còn tồn tại ngày hôm nay tại Quốc Hội Hoa Kỳ, và trong thái độ của giới truyền thông đối với cuộc chiến tại Iraq. Kinh nghiệm về cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của CSVN năm 1968 đã cung cấp một tường thuật rõ ràng cho những kẻ mong muốn được thấy tất cả mọi thành công về quân sự của Mỹ — như vụ tăng viện quân số của tướng tư lệnh liên quân Petraeus tại Iraq.

Sự thật là cuộc chiến tại Việt Nam đã bị thua trên mặt trận truyền thông, với một mức độ to lớn vì sự tường thuật sai lạc một cách liên tục của báo chí về thắng lợi rõ ràng của Hoa Kỳ trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của CSVN, như là một sự thảm bại. Bốn mươi năm là một quá khứ dài để đem lại sự thật cho lịch sử.

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và xe tăng chiến đấu tại Huế trong Tết Mậu Thân năm 1968

Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của CSVN là một ván bài tuyệt vọng của Hà Nội để cưỡng chiếm các tỉnh phía bắc của miền Nam Việt Nam, sử dụng quân du kích, trong khi đó cùng lúc lại phát động một cuộc tổng nổi dậy để yểm trợ cho Việt Cộng. Cả hai đều thất bại. Quân đội Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đẩy lùi các cuộc tấn công.

Phía Cộng Sản bắt đầu bằng một cuộc ngưng bắn giả vờ của VC để đón mừng Tết Nguyên Đán Mậu Thân, đến ngày 02/03/1068, khi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ dập tắt ổ kháng cự cuối cùng của bộ đội Bắc Việt tại thành phố Huế ở phía bắc, thì phía VC đã bị thiệt hại từ 80 – 100 ngàn bộ đội tử thương hoặc bị thương mà không chiếm được một tỉnh nào.

Tết Mậu Thân là một sự thảm bại nặng nề đáng chú ý cho Việt Cộng. Cuộc tấn công này không những chỉ thất bại trong việc phát động lên bất cứ cuộc nổi dậy nào từ quần chúng, mà còn làm cho VC bị mất mát “những người tốt nhất của chúng tôi” như cựu bác sĩ VC Dương Quỳnh Hoa đã thú nhận sau đó cùng ký giả Stanley Karnow. Nhưng sự thật hiển nhiên về chiến thắng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ – “Bắc Việt đã chiến đấu đến tên VC cuối cùng”, như viên chức cuả Hội Đồng An Ninh Quốc Gia William Bundy đã ghi nhận lúc đó – đã bị xoáy về phía khác bởi hầu hết giới báo chí Hoa Kỳ.

Như phóng viên thường trực của tờ Washington Post tại Sài Gòn, Peter Braestrup đã đúc kết trong cuốn sách của ông ta xuất bản năm 1977, tựa đề “Câu Chuyện Lớn”, sự quyết liệt một cách tuyệt vọng trong các cuộc tấn công của cộng sản bao gồm vào cả Sài Gòn, là nơi mà hầu hết các phóng viên ký giả sinh sống và làm việc, đã làm sững sờ giới báo chí. Nhưng không làm ngạc nhiên giới quân sự: Họ đã mong đợi một cuộc tấn công và đề cao cảnh giác kể từ ngày 24 tháng Giêng. Cuộc tấn công vào Sài Gòn cũng đã đặt các phóng viên vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng lần đầu tiên. Ký giả Braestrup, nguyên là một cựu Thủy Quân Lục Chiến, đã tính toán rằng chỉ có 40 trong 354 ký giả báo chí và phóng viên truyền hình tường thuật về chiến tranh Việt Nam lúc đó là thấy chiến tranh thật sự. Sự hoảng hốt của chính bản thân họ cho nên đã tô vẽ một cách sâu sắc trong những tường trình của họ, cho rằng cuộc tấn công của Việt Cộng đã đưa Nam Việt Nam vào những sự hỗn loạn!

Những tay chủ bút ở nhà như Walter Cronkite của đài truyền hình CBS, vội vàng vớ ngay vào các bản tường trình méo mó để bác bỏ tin tức của giới quân sự Mỹ về các sự kiện đang xảy ra. Cuộc nổi dậy của Việt Cộng đang ở trong một cái chết đau đớn, như giới chức quân sự Hoa Kỳ đã chắc chắn cùng dân chúng Mỹ vào lúc đó. Nhưng nguyên bản của giới báo chí lại tô vẽ một bức tranh khác biệt.

Ðể nhắc lại lời của ký giả Braestrup, “giới truyền thông báo chí đã mặc nhiên lấy những giao động mạnh mẽ và hỗn độn của đầu tháng Hai, như họ đã cảm nhận ra, rồi sửa lại như là hình ảnh cuối cùng của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân” và một cách tổng quát, của cả Việt Nam. “Bi kịch đã tồn tại qua sự thiệt thòi của truyền thông”, và “đường hướng bi quan” của giới truyền thông khi tường thuật “đã cộng thêm vào việc bóp méo tình hình thật sự ngay tại hiện trường ở Việt Nam”.

Bắc Việt đã vô cùng sung sướng. Theo sau sự thảm bại nặng nề, Hà Nội đã gia tăng các nỗ lực tuyên truyền về phía truyền thông và phong trào phản chiến. Gây ra nhiều tử vong cho quân đội Mỹ (không phải cho quân đội miền Nam), ngay cả việc chính họ bị tổn thất nặng nề, là một mục tiêu chiến đấu trên chiến trường để gây ảnh hưởng mạnh mẽ cho giới truyền thông Hoa Kỳ tường thuật về một chính sách thất bại tại Việt Nam.

Nhưng cám ơn sự thành công của cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của CSVN mà con số lính Mỹ tử trận tại Việt Nam từ từ thuyên giảm– từ gần 15,000 vào năm 1968 đến 9,414 vào năm 1969 và 4,221 vào năm 1970 – bởi từ đó VC đã chấm dứt không còn tồn tại như là một lực lượng quân sự đáng kể. Từng tỉnh thành Việt Nam một nối tiếp nhau nhìn thấy nền hoà bình và ổn định mới. Cho đến cuối năm 1969 thì trên 70 phần trăm dân số miền Nam đã nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ, so sánh với 42 phần trăm vào lúc đầu năm 1968. Vào năm 1970 và 1971, Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ellsworth Bunker đã ước lượng rằng 90 phần trăm dân số miền Nam sống trong các vùng dưới sự kiểm soát của chính phủ.

Nhưng tất cả những điều này đã không được chú ý đến vì sự tường thuật sai lạc về cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của CSVN, để lại một hình ảnh Việt Nam lúng túng trong việc chống nổi dậy — một hình ảnh mà gần nửa thế kỷ đã quá thời hạn. Thất bại của miền Bắc trong cuộc xâm lăng hùng hậu kế tiếp vào mùa Phục Sinh năm 1972 đã làm cho quân đội miền Bắc tổn thất thêm 100,000 bộ đội và phân nửa số xe tăng và súng đại bác, cuối cùng buộc Hà Nội phải ký hiệp định hoà bình Paris và chính thức công nhận nước Việt Nam Cộng Hòa. Tới tháng 8/1973 thì không còn quân đội Mỹ tại Việt Nam, một cách chính xác bởi vì, trái ngược với những tường trình ồ ạt của báo chí thì chính sách của người Mỹ tại Việt Nam đã thành công.

Với Quốc Hội và dư luận Hoa Kỳ, thì cuộc chiến Việt Nam không là gì cả ngoại trừ là một sự đổ vỡ thê thảm. Và bằng việc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam, Tổng thống Nixon đã từ bỏ bất cứ cán cân chính trị lẫn quân sự nào đối với tương lai của Việt Nam. Với lực lượng quân sự Mỹ đã ra khỏi vòng đấu, Bắc Việt liền nhanh chóng giở trò lừa bịp trên hiệp định Paris. Khi Bắc Việt với quân đội được tái trang bị phát động một cuộc tấn công lớn khác vào năm 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ đã từ chối thực hiện lời hứa hẹn của TT Nixon là yểm trợ quân sự cho miền Nam. Thay vào đó, Tổng thống Gerald Ford đã cúi đầu trước cái mà giới truyền thông báo chí đã thuyết phục dư luận Hoa Kỳ, vốn không thể không xảy ra: sự xụp đổ của Việt Nam.

Sự xụp đổ của nước láng giềng của Việt Nam là Cam Bốt theo sau đó không lâu. Ðông Nam Á đi vào một thời kỳ của “những cách đồng chết”, trong vòng vài năm ngắn ngủi ước lượng khoảng 2 triệu người bị thủ tiêu. – 30 phần trăm của dân số Cam Bốt. Chính sách can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đã mang những vết thẹo của Việt Nam kể từ đó.

Tất cả đã có thể ngăn ngừa được – nhưng chỉ vì những điều dối trá của Tết Mậu Thân.


English version

The Lies of Tet

By ARTHUR HERMAN
February 6, 2008; Page A19

On January 30, 1968, more than a quarter million North Vietnamese soldiers and 100,000 Viet Cong irregulars launched a massive attack on South Vietnam. But the public didn’t hear about who had won this most decisive battle of the Vietnam War, the so-called Tet offensive, until much too late.
Media misreporting of Tet passed into our collective memory. That picture gave antiwar activism an unwarranted credibility that persists today in Congress, and in the media reaction to the war in Iraq. The Tet experience provides a narrative model for those who wish to see all U.S. military successes — such as the Petraeus surge — minimized and glossed over.
In truth, the war in Vietnam was lost on the propaganda front, in great measure due to the press’s pervasive misreporting of the clear U.S. victory at Tet as a defeat. Forty years is long past time to set the historical record straight.
The Tet offensive came at the end of a long string of communist setbacks. By 1967 their insurgent army in the South, the Viet Cong, had proved increasingly ineffective, both as a military and political force. Once American combat troops began arriving in the summer of 1965, the communists were mauled in one battle after another, despite massive Hanoi support for the southern insurgency with soldiers and arms. By 1967 the VC had lost control over areas like the Mekong Delta — ironically, the very place where reporters David Halberstam and Neil Sheehan had first diagnosed a Vietnam “quagmire” that never existed.
The Tet offensive was Hanoi’s desperate throw of the dice to seize South Vietnam’s northern provinces using conventional armies, while simultaneously triggering a popular uprising in support of the Viet Cong. Both failed. Americans and South Vietnamese soon put down the attacks, which began under cover of a cease-fire to celebrate the Tet lunar new year. By March 2, when U.S. Marines crushed the last North Vietnamese pockets of resistance in the northern city of Hue, the VC had lost 80,000-100,000 killed or wounded without capturing a single province.
Tet was a particularly crushing defeat for the VC. It had not only failed to trigger any uprising but also cost them “our best people,” as former Viet Cong doctor Duong Quyunh Hoa later admitted to reporter Stanley Karnow. Yet the very fact of the U.S. military victory — “The North Vietnamese,” noted National Security official William Bundy at the time, “fought to the last Viet Cong” — was spun otherwise by most of the U.S. press.
As the Washington Post’s Saigon bureau chief Peter Braestrup documented in his 1977 book, “The Big Story,” the desperate fury of the communist attacks including on Saigon, where most reporters lived and worked, caught the press by surprise. (Not the military: It had been expecting an attack and had been on full alert since Jan. 24.) It also put many reporters in physical danger for the first time. Braestrup, a former Marine, calculated that only 40 of 354 print and TV journalists covering the war at the time had seen any real fighting. Their own panic deeply colored their reportage, suggesting that the communist assault had flung Vietnam into chaos.
Their editors at home, like CBS’s Walter Cronkite, seized on the distorted reporting to discredit the military’s version of events. The Viet Cong insurgency was in its death throes, just as U.S. military officials assured the American people at the time. Yet the press version painted a different picture.
To quote Braestrup, “the media tended to leave the shock and confusion of early February, as then perceived, fixed as the final impression of Tet” and of Vietnam generally. “Drama was perpetuated at the expense of information,” and “the negative trend” of media reporting “added to the distortion of the real situation on the ground in Vietnam.”
The North Vietnamese were delighted. On the heels of their devastating defeat, Hanoi increasingly shifted its propaganda efforts toward the media and the antiwar movement. Causing American (not South Vietnamese) casualties, even at heavy cost, became a battlefield objective in order to reinforce the American media’s narrative of a failing policy in Vietnam.
Yet thanks to the success of Tet, the numbers of Americans dying in Vietnam steadily declined — from almost 15,000 in 1968 to 9,414 in 1969 and 4,221 in 1970 — by which time the Viet Cong had ceased to exist as a viable fighting force. One Vietnamese province after another witnessed new peace and stability. By the end of 1969 over 70% of South Vietnam’s population was under government control, compared to 42% at the beginning of 1968. In 1970 and 1971, American ambassador Ellsworth Bunker estimated that 90% of Vietnamese lived in zones under government control.
However, all this went unnoticed because misreporting about Tet had left the image of Vietnam as a botched counterinsurgency — an image nearly half a decade out of date. The failure of the North’s next massive invasion over Easter 1972, which cost the North Vietnamese army another 100,000 men and half their tanks and artillery, finally forced it to sign the peace accords in Paris and formally to recognize the Republic of South Vietnam. By August 1972 there were no U.S. combat forces left in Vietnam, precisely because, contrary to the overwhelming mass of press reports, American policy there had been a success.
To Congress and the public, however, the war had been nothing but a debacle. And by withdrawing American troops, President Nixon gave up any U.S. political or military leverage on Vietnam’s future. With U.S. military might out of the equation, the North quickly cheated on the Paris accords. When its re-equipped army launched a massive attack in 1975, Congress refused to redeem Nixon’s pledges of military support for the South. Instead, President Gerald Ford bowed to what the media had convinced the American public was inevitable: the fall of Vietnam.
The collapse of South Vietnam’s neighbor, Cambodia, soon followed. Southeast Asia entered the era of the “killing fields,” exterminating in a brief few years an estimated two million people — 30% of the Cambodian population. American military policy has borne the scars of Vietnam ever since.
It had all been preventable — but for the lies of Tet.

Mr. Herman is the author of “Gandhi and Churchill: The Epic Rivalry That Destroyed an Empire and Forged Our Age,” to be published by Bantam Dell in April.

http://online.wsj.com/article/SB120226056767646059.html?mod=sphere_ts

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt