Những cuộc xuống đường yêu nước chống ngoại xâm liên tục-lòng dân đã muốn bạo quyền phải ra đi

Tổng hợp những cuộc xuống đường liên tục thể hiện lòng yêu nước chống ngoại xâm Trung Cộng, lên án bạo quyền Cộng Sản Việt Nam bán nước cầu vinh…những hình ảnh từ trong nước, những thao thức từ những blogger…biết tinh thần yêu nước của người Việt đang trỗi dậy đang quật khởi mãnh liệt. Hình ảnh tổng hợp xuống đường của ngày Chủ Nhật 24/07/2011 vừa qua.

Những cuộc xuống đường yêu nước chống ngoại xâm liên tục-

lòng dân đã muốn bạo quyền phải ra đi

Hoa Hậu Xuống Đường,

Cô Trịnh Kim Tiến con ông Trịnh Xuân Tùng bị Công An Cộng Sản đánh chế tháng 3/211 xuống đường yêu nước

Sự ngạc nhiên hay lòng ngưỡng mộ của một phóng viên nước ngoài đối với nữ lưu nước Việt

Cô Trịnh Kim Tiến trong đoàn người biểu tình chống ngoại xâm Trung Cộng

Người con gái đầu đội Vương Miện hoa hậu, mặc áo dài trắng với khan choàng qua cổ với dòng chữ “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam” là hoa hậu Yêu Nước, hoa hậu Biểu Tình, hoa hậu Xuống Đường và nhiều danh hiệu yêu quý khác được cả nước hân hoan khi nhắc đến cô Trịnh Kim Tiến, người con gái gần đây mất đi người cha yêu quý là Trịnh Xuân Tùng vì bị công an cộng sản Hà Nội đánh chết. Ngày 24 tháng 7 vừa qua tại Hà Nội, cô Kim Tiến xuống đường biểu tình lần thứ năm để phản đối Trung Cộng xâm lăng lãnh hải Việt Nam.

Biểu ngữ cảnh cáo quân xâm lược Bắc Phương Trung Cộng,

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng!" (máu sông Bạch Đằng từ ngàn xưa vẫn còn đỏ)

Biểu ngữ “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng!” (máu sông Bạch Đằng từ ngàn xưa vẫn còn đỏ)– Một tín hiệu cảnh cáo cho quân Bắc Phương xâm lược của cha ông chúng bay đã hai lần bị tiền nhân ta đánh bại thê thảm trên Bạch Đằng Giang, dù đã bao đời máu vẫn còn đỏ nhắc nhở con cháu ngàn sau luôn nhớ để đánh bại quân xâm lược Bắc Phương. Con sông đã hai lần là mồ chôn quân Nguyên-Mông xâm lược nước ta vào năm 938 và 1228. Đằng Giang biểu tượng nhắc nhở con cháu ngàn đời sau noi gương Ngô Quyền (938), Trần Hưng Đạo (1228) đã mưu lược dũng cảm đánh bại quân Nguyên-Mông tạo nên những chiến tích lẫy lừng trong lịch sử dân tộc Việt (1).

Nay Trung Cộng xâm lăng nước ta, những lòng yêu nước và mưu lược của tiền nhân là vốn qúy, là động lực là chất xúc tác quật khởi sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm.

Phù Đổng lên đường

Thiếu nhi xuống đường tỏ lòng yêu nước chống ngoại xâm

Hoa hậu xuống đường, thiếu nhi xuống đường thể hiện tinh thần Hai Bà Trưng và Phù Đổng Thiên Vương cùng tụ lại, dân tộc Việt Nam chưa mất dù nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam khiếp nhược âm thầm bán lén những phần đất của tổ quốc. Lịch sử đánh giặc cứu nước đang nỗi dậy từ một Phù Đổng Thiên Vương ba tuổi không biết nói bổng chốc vương vai thành thanh niên lực lưỡng phóng lên ngựa sắc tung vào trận địa diệt giặc Ân cho đến hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị vì thù nhà nợ nước xung trận đánh bại quân xâm lược Mã Viện lấy lại độc lập nước nhà (2)

Biểu ngữ tôn vinh người hy sinh vì tổ quốc quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Biểu ngữ tôn vinh các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà hy sinh tại Trường Sa 1/1974

Sáng kiến với nhiều biểu ngữ có ghi tên những anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, một công việc vinh danh quan trọng mà bất cứ một nhà nước nào nhà nước nào đi nữa đáng ra phải có phải có bổn phận vinh danh … nhưng bị làm ngơ vì nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tôn vinh kẻ thù phương bắc là “đồng chí” và nhận giặc làm cha.

Bà quả phụ Ngụy văn Thà cựu Trung Tá Hải Quân VNCH - hạm trưởng Khu Trục Hạm Nhật Tảo hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa, 1974

Trong đoàn biểu tình thể hiện lòng yêu nước ngày chủ nhật 24/07 vừa qua, có biểu ngữ: “Đời Đời Nhớ Ơn Những Liệt Sĩ Việt Nam” trong đó có 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trên trận hải chiến chống quân Trung Cộng xâm lược vào đảo Hoàng Sa Việt Nam vào tháng 1, 1974. Lúc đó nhà cầm quyền Hà Nội lại giữ thái độ im lặng tức đồng ý với sự xâm lược của Trung Cộng. Sau ngày 30/04/1975 tờ Sài Gòn Giải Phóng của Cộng sản Việt Nam số ra vào  tháng 5/1976 rằng: “Trung Quốc vĩ đại với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay của ta cũng vậy thôi. Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này thì Trung Quốc sẵn sàng giao lại”!!!! (Khi đọc xong đoạn này, tôi không ngờ lãnh đạo CSVN xem thường công lao của tổ tiên như vậy, họ xem chuyện thiêng liêng của tổ quốc như một trò chơi của hai đứa trẻ con. Thật vô liêm sỉ nhục nhã)

Dưới đây là bài viết của một blogger trong nước Gocomay, đã nói lên sự bất trắc của mình khi Họ Hồ (cũng họ Hồ ngày xưa ký công hàm bán nước, nay thêm một dấu ấn bán nước cầu vinh)

Những điều suy nghĩ, trăn trở của người dân trong nước:

Tác giả Gocomay: Họ Hồ Trao Đổi Những Gì? hay “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”

Ngay sau chuyến công cán của Thứ trưởng Bộ ngoại giao – đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp của (cộng sản) VN tới Bắc Kinh hôm 25/06, bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã (3) đưa tin ngày 28/06/2011 có những dòng như sau: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, theo ông Hồng Lỗi” (Lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc).

Những thông tin trên đây của Tân Hoa Xã liên quan tới hoạt động của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ở Bắc Kinh, hoàn toàn mâu thuẫn với lời bà Nguyễn Phương Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN, hôm 11.06.2011, đã nói với phóng viên thông tấn Reuters rằng: “Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn tại Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực”

“Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”
Nhiều ý kiến bình luận cho rằng, nếu ông Hồ Xuân Sơn không chén chú chén anh với người đồng nhiệm Trương Chí Quân và ông Đới Bỉnh Quốc thì làm sao Tân Hoa Xã dám đưa tin: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam”? Như vậy có phải Bộ Ngoại giao của (cộng sản) VN ( mà ông Sơn và bà Nga là đại diện) đã hai lời trong cùng một vấn đề Biển Đông? (4)

Trên trang nhà của mình blogger culangcat đã thẳng thắn bày tỏ:

“Qua vị trí đặc phái viên cao cấp, ông Sơn chắc chắn quan trọng đối với chuyến đi. Cả dân tộc Việt nhìn vào chuyến đi của ông vừa mang tính sĩ phu, vừa mang tính tháo gỡ, vừa đầy tính trí tuệ, cũng như nó là chuyến đi thể hiện sự không ươn hèn trước cường quyền trịch thượng của kẻ cả nước lớn.
Nhưng chuyến đi sau nhiều ngày không có thông tin minh bạch nào được đưa ra. Mặc cho nhân sĩ trí thức và bao trái tim hồng nước Việt thắc mắc, đặc phái viên Hồ Xuân Sơn vẫn kín tiếng. Một chuyến đi lịch sử.
Và tôi tự hỏi rằng, phải chăng ông là người bán đứng quyền lợi dân tộc Việt trên biển Đông?
Phải chăng ông là người có quyền trục lợi thông tin cuộc trao đổi tại Trung Hoa đại lục?
Phải chăng ông là giòng giống của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc?
Ông có phải là người bán nước?” (5)

Trên các blogger Quê Choa quốc nội bày tỏ gì khi sứ giả CSVN đi bán nước cầu vinh

Còn trên Quê Choa (quechoa.info), nhà văn Nguyễn Quang Lập đã chua xót bàn rằng:

Mình không tin ông Hồ Xuân Sơn dễ dàng thỏa thuận sẽ ngăn chặn hai thứ mà nhờ đó TQ dễ dàng ăn cướp Biển Đông… Để tránh một cuộc chiến tranh tất nhiên ông Sơn phải giao thiệp mềm mỏng, chẳng ngu gì ông Sơn lại giao thiệp khúm núm. Bao nhiêu năm giao thiệp khúm núm, gọi dạ bảo vâng tóm lại Biển Đông càng ngày càng dậy sóng, TQ càng ngày càng lộ nguyên hình một tên cướp biển, chứ chẳng đồng chí đồng chéo gì sất, điều đó thì đến đứa con nít nó còn biết, huống hồ là ông Hồ Xuân Sơn.

Giải dụ bọn ăn cướp xông vào nhà dí súng vào ngực, nói mày không được gọi hàng xóm đến giải cứu, cũng không được chửi tao, câm mồm để cho tao ăn cướp, rõ chưa! Khi đó tất nhiên chủ nhà buộc phải câm mồm và gật đầu là để bảo toàn tính mạng, sau đó chủ nhà nhất định tìm cách tóm cổ bọn này, ít nhất cũng tìm cách đòi lại của cải nhà mình. Đó là khi kẻ cướp xông vào nhà dí súng vào ngực, còn khi đang ở nhà nó lại nhắn nhe thế kia thì ông chủ nhà có nghe không? Không đời nào.

Nghĩ cũng buồn cười, TQ vốn nhiều mưu cao kế sâu tự nhiên lại bày trò rất chi là con nít. Ba chục năm nay tuyên truyền cái lưỡi bò Biển Đông, Hoàng Sa là của họ; ra rả nói Việt Nam vô ơn, Việt Nam gây hấn; dọa tát Việt Nam, dạy cho Việt Nam một bài học. Sau khi đã định hướng dư luận cho dân chúng nước họ tin rồi bây giờ mới rủ rê Việt Nam, nói chúng ta cùng câm mồm nhé. Trong khi Việt Nam đã câm mồm ba chục năm, mới mở miệng được ba tháng, nghe người ta bảo câm mồm mình cũng nhất trí câm mồm a? ” (6)
Ở một entry khác nhà văn Quê Choa mỉa mai: “Đồng chí bốn tốt là bốn chân, 16 chữ vàng thêm 16 chân nữa vị chi là hai chục chân. Vừa rồi ông Hồ Xuân Sơn sang, TQ đòi thêm một chân nữa, đó là cái chân đồng thuận. Rứa là 21 chân cả thảy, quá tam ba bận, ba bảy hăm mốt… ôi thôi thôi, thậm nguy thậm nguy.” (7)

Trong khi đó, tờ Nhật báo Giải phóng quân TQ loan tin, viên tướng hàng đầu của TQ, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân TQ đã khẳng định sau cuộc gặp với phái đoàn quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng VN hôm 29.06.2011 tại toà đại bản doanh Bát Nhất ở Bắc Kinh rằng: “phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn”. Tướng Mã còn khuyến cáo VN “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng” (8)
Nếu đúng như Lời Mã tướng quân “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình” thì tại sao lại có chuyện ngày 02/07, Trung Quốc lại cho “Tàu Ngư Chính yểm trợ tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ngăn cản tàu cá Việt Nam hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa”… như  lời kể lại của các ngư dân vừa cặp bến ngày hôm qua cho báo Tiền Phong Online (9). Đó là chưa nói tới chuyện suýt cắt cáp lần 3 với tàu Bình Minh 02 như BBC vừa nêu? (10)

Không biết ông Hồ Xuân Sơn sẽ nghĩ gì khi nghe được các tin không vui như thế?
Ông Hồ Xuân Sơn cũng nổi đình đám từ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ khi ông ta đã yêu cầu phía Nhật can thiệp để báo chí Nhật ngừng đăng tin về vụ PCI. Việc này đã gây bất bình trong công luận Nhật Bản vì ở nước Nhật có quyền tự do báo chí, Chính phủ Nhật Bản không có quyền định hướng hoặc ngăn cấm báo chí và người dân Nhật vốn là những người đóng thuế để cung cấp viện trợ ODA cho nước ngoài đang trông chờ một lời giải thích đúng đắn và tích cực từ phía Việt Nam (11)
Cảm giác của tôi khi coi cuộc phỏng vấn của ông Sơn trên VTV 4 thì thật thất vọng với cách trả lời của một ông thứ trưởng Ngoại giao gì mà vừa nghệt vừa vô cảm như một cái máy đọc lại những dòng chữ (như TTX VN loan) được viết sẵn trên màn hình (ở đằng sau lưng người quay phim VTV), nghĩ thật buồn cho cái trình độ của một ông đặc phái viên cao cấp của nền ngoại giao nước nhà.

Blogger Nguyễn Hữu Qúy đã có lý khi xuất khẩu thành những dòng như thế này:

“ … Vừa rồi
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận”
Bọn Trung Hoa lộng ngôn hăm dọa
Ép triều đình sớm đàm phán Biển Đông (*)
Trắng đen mập mờ ai biết cho không,
Họ Hồ vừa rồi làm gì nơi phương Bắc?

Lịch sử còn kia, nào Trần Ích Tắc
Nhục nhã triều đình Lê Chiêu Thống cầu vinh

Nước Việt hôm nay lẽ nào lầm lỡ?
Mấy nghìn năm đâu hổ thẹn với ông cha …. ” (12)

Nhìn ông Hồ Xuân Sơn, tôi chạnh lòng nhớ tới viên chánh sứ khí phách của Đại Việt ta cách đây ngót 400 năm, Thám Hoa Giang Văn Minh, trong chuyến đi sứ, khi vua nhà Minh (Chu Do Kiểm) đã thử ra cho Giang Văn Minh một vế đối như sau:

Cột đồng nay rêu đã bám xanh!
(Đồng trụ chí kim đài dĩ lục)

Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ – tức Đại Việt – bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

Sông Đằng từ lâu máu vẫn đỏ!
(Đằng giang tự cổ huyết do hồng!)

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù hèn hạ bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn phải kính nể ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cửu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ). (13)

Không biết câu chuyện này có làm ông chánh sứ thời nay Hồ Xuân Sơn và những người đã tín nhiệm cử ông Sơn sang Bắc Triều có chút động lòng mà hổ thẹn trước anh linh tiền nhân “anh hùng thiên cổ” độc nhất vô nhị như vậy???

Tổng hợp ngày xuống đường chống Trung Cộng xâm lược 24/07/2011

_______________________________________________________________________________
P/S: Một độc giả lớn tuổi rất qúi GCM đã bỏ rất nhiều công sức ra viết commente động viên chủ nhà bấy nay, như cái còm rất uyên thâm dưới đây. Xin phép bác được post lại lên trang chính như một lời bạt của entry này… để tất cả những ai quan tâm tới đề tài này suy ngẫm, xin cám ơn bác độc giả nhiều!

Lời bạt (@CáiGiaGia):
Thấy bác May chạnh lòng nhớ tới Thám hoa Giang Văn Minh, tôi cũng đồng cảm mở lại những trang sử viết về các sứ thần của dân tộc ta. Họ gánh vác trên vai nhiệm vụ  “Đem chuông đi đấm nước người”, không làm nhục mệnh vua, giữ gìn được quốc thể, bảo vệ được lợi ích dân tộc. Vì vậy ở họ đòi hỏi phải có đầy đủ hai chữ:
Chữ Trí, nghĩa là tài năng văn hoá sâu rộng tiêu biểu cho nền văn hiến của quốc gia. Lịch sử còn ghi lại lý lẽ đấu tranh của trạng nguyên Lê Văn Thịnh, tài ứng đối của trung nguyên Mạc Đĩnh Chi, tài biện luận của Nguyễn Trung Ngạn, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hãng, Hồ Phi Tích, Nguyễn Công Nhuận học vấn uyên bác, lịch lãm Lê Quý Đôn, cách ứng xử văn hoá lớn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyên Tuấn…

Chữ Dũng, nghĩa là dũng khí, can đảm, bất khuất, không sợ chết trước mặt đối phương, không sợ gian khổ khi đi làm nhiệm vụ sứ thần. Lịch sử còn ghi lại biết bao tên tuổi dũng khí: Kiều Văn Ứng vâng lệnh Lý Thường Kiệt sang trại giặc bàn với Quách Quỳ, các sứ thần đời Trần đi sứ quân Nguyên trong 3 lần chiến tranh là coi như đi vào cái chết nhưng tất cả đều vâng mệnh vua. Đỗ Khắc Chung xung phong vào trại Ô Mã Nhi xin hoãn binh…

Nhiều sứ thần bị giam giữ như Đào Tử Kỳ bị giam ở Giang Lăng 1 năm, Trịnh Đình Toàn, Nguyễn Nghĩa Toàn và 34 hành nhân đã bị nhà Nguyên giam giữ. Lâu hơn cả là Lê Quang Bí đi sứ năm 1548, bị giam cầm đến 18 năm mà được tha về. Ngô Tử Can đi sứ Chiêm Thành cũng bị giữ lại. Hơn thế nữa, có sứ thần còn bị giết hại như Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân sang cầu phong cho Trần Quý Khoáng vào năm 1411 đã bị vua Minh giết hại, Nguyễn Biểu đã bị tướng Minh thử thách tinh thần bằng cách dọn cho ăn cỗ là đầu một người Việt Nam đã bị chúng bắt giết rồi sau đó đem trói dưới chân cầu cho nước dâng lên dìm chết…

Ôn cố tri tân:

Xưa, với trí dũng song toàn, Lê Quý Đôn đi sứ đã làm cho các quan nhà Thanh phải hết lời khen ngợi, kính phục mà nói rằng nhân tài nước Nam như Lê tiên sinh thì ngay cả Trung Hoa cũng chỉ có đến 1, 2 người.
Nay, với cái mặt “Vừa nghệt vừa vô cảm như một cái máy…” của ông Hồ Xuân Sơn, chắc hai quan chức ngoại giao đồng nhiệm của Trung Quốc đã cười ha hả mà nói rằng Thứ trưởng ngoại giao nước Việt như tay này thì đốt đuốc cả nghìn bó ở Trung Hoa cũng không  kiếm nổi 1 người!

__________________________________________________________________

Ghi chú:

(1) Năm 1288, sau khi tạm dời đô khỏi thành Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên

Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi …, ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

(2) Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.

Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người “trời” đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với Thánh Hùng Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương thứ sáu (1718 – 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân. Ông sinh ra và mất trên đất Hiệp Hòa, Bắc Giang và được thờ ở Đền IA khoảng 3700 năm nay. Trong “Trường thiên đối liên” (mỗi vế đối có 71 chữ Hán) còn lưu lại ở Đến IA có câu nêu công đức của hai Thánh

… Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí

Đương ư sóc phong liệt tướng

Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân,

dịch nghĩa:

… Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc

Cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn

Thành truyền thuyết: phía Nam sông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài

(tức là phía Nam sông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, phía Bắc sông Cầu có người tài là Hùng Linh Công).

(3) “Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.”(“China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue”)
(4)
Hoa Kỳ kêu gọi giải pháp ôn hoà http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110611_us_china_vietnam.shtml
(5)Lịch sử gọi tên ông Hồ Xuân Sơn http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fia.360cyhf.lnubb.pbz/phynatpng
(6) Câm mồm để cho tao ăn cướp http://quechoa.info/2011/07/01/cam-m%e1%bb%93m-d%e1%bb%83-cho-tao-an-c%c6%b0%e1%bb%9bp/
(7) Cáo gửi nhờ chân http://quechoa.info/2011/07/04/cao-g%e1%bb%adi-nh%e1%bb%9d-chan/
(8)
Tướng Trung Cộng nói VN cần hướng dẫn dư luận http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110630_chinese_general_vietnam.shtml
(9) Trung Quốc định cắt dây cáp lần thứ 3
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-fishermen-banned-to-work-in-hoangsa-07032011113805.html

(10) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110701_china_thirdincident.shtml
(11) http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_h%E1%BB%91i_l%E1%BB%99_quan_ch%E1%BB%A9c_Vi%E1%BB%87t_Nam_c%E1%BB%A7a_PCI
(12) Nhớ “Bình Ngô Đại cáo”! http://quy-blog.blogspot.com/2011/07/ho-xuan-son-lich-su-se-goi-ten-ong.html
(13) http://vi.wikipedia.org/wiki/Giang_V%C4%83n_Minh

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt