Năm bloggers Việt Nam được giải Human Right Watch năm 2012

Trong 23 năm qua, gần 750 người cầm bút trên 92 quốc gia đã nhận giải Hellman/Hammett mà mỗi giải thưởng có thể đến 10,000 USD. Tất cả những giải thưởng từ 23 năm qua đã đến 3 triệu đô-la. Chương trình này có thể giải ngân khẩn cấp cho những người cầm bút rời khỏi quê hương nhưng cần tiền để lo thuốc men sau khi đã bị hành hạ ngược đãi trong tù.

Giải thưởng Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp các nhà văn, những người đã chịu đau khổ vì họ đã công bố những thông tin, bày tỏ bất đồng chính kiến nhưng bị ​​cho rằng chỉ trích chính sách hay xúc phạm người có quyền lực, “ông Lawrence Moss, nhân viên điều hành của chương trình cấp giải thưởng  Hellman/Hammett nói: “Sỡ dĩ nhiều người trong số những nhà văn được vinh danh bởi những khoản tài trợ chia sẻ một mục đích chung với Human Rights Watch: để bảo vệ quyền của người bị tổn thương bằng cách chiếu ánh sáng về sự lạm dụng và gây áp lực cho sự thay đổi”

Giải Nhân Quyền của Human Right Watch còn gọi là giải thường Hellman/Hammett năm 2012 đã treo giải thưởng cho 41 người thuộc 19 quốc gia trên thế giới, trong đó có 5 người viết blog tại Việt Nam là Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú. Tuyên bố ngày 20/12/2012.

Từ trái sang phải: Huỳnh Thục Vi, Huỳnh Ngọc Tuấn, Nguyễn Hữu Vinh, Vũ Quốc Tú, Phạm Minh Hoàng

Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của HRW, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói rằng, việc vinh danh năm cá nhân dũng cảm trên nhằm tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói mà Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam muốn ngăn cản. Theo Human Rights Watch, thì những người cầm bút tại Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị án tù, bị tạm giữ và thẩm vấn, theo dõi gắt gao, bị hạn chế đi lại, thậm chí bị côn đồ lạ mặt đánh đập, cản trở các cơ hội mưu sinh.

Giải thưởng Hellman/Hammett được thành lập từ năm 1989, hàng năm được trao cho các cây bút trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc vi phạm nhân quyền.

Các blogger được trao giải năm nay thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên hôm 16/12, blogger Huỳnh Trọng Hiếu khi rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thay cho cha là Huỳnh Ngọc Tuấn và chị là Huỳnh Thục Vy, đã bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu. Hai blogger J.B.Nguyễn Hữu Vinh và Vũ Quốc Tú cũng từng bị cấm rời khỏi Việt Nam, còn blogger Phạm Minh Hoàng đang phải chịu án phạt ba năm quản chế.

Blogger Huỳnh Ngọc Tuấn thường viết các bài phơi bày bất công xã hội, đề cao nhân quyền và cổ vũ cho hệ thống đa đảng. Ông bị bắt tháng 10/1992 vì muốn chuyển ra nước ngoài một tập truyện phê phán chính sách nhà nước, bị xử 10 năm tù kèm theo 4 năm quản chế. Sau đó ông viết hồi ký ghi lại khoảng thời gian bị cầm tù, và gia nhập Khối 8406, một nhóm cổ súy cho dân chủ vào năm 2006.

Blogger Huỳnh Thục Vy là con gái ông Huỳnh Ngọc Tuấn, đã bị kỳ thị từ nhỏ vì có cha là tù nhân chính trị. Cô có nhiều bài viết trên mạng đề cao hệ thống chính trị đa đảng, tự do dân chủ và kêu gọi giới trẻ quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị xã hội.

Jean Baptiste Nguyễn Hữu Vinh là cây bút Công giáo nổi tiếng, chuyên vận động cho tự do tín ngưỡng và các quyền cơ bản của con người. Ông viết nhiều bài về tình trạng cưỡng chế đất đai, nạn bạo hành của công an, các hành động đàn áp tôn giáo, và đặc biệt là loạt phóng sự về phiên xử phúc thẩm tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Nguyễn Hữu Vinh hai lần bị côn đồ lạ mặt tấn công, và tháng 8/2012 bị cấm rời Việt Nam đưa mẹ đi chữa bệnh ở Singapore.

Ông Phạm Minh Hoàng, bút danh Phan Kiến Quốc, vốn là giảng viên trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Trên blog, ông viết về quyền của người lao động, nạn hủy hoại di tích văn hóa, ô nhiễm môi trường…Ông mở các lớp dạy “kỹ năng mềm” cho thanh niên nhằm giúp họ tự tin và hình thành thế giới quan khoa học, nhưng bị quy là đã dạy cho thanh niên bất phục tùng dân sự. Ông Phạm Minh Hoàng bị bắt tháng 8/2010 vì cho là có dính líu với đảng Việt Tân, bị xử ba năm tù giam và ba năm quản chế, nhưng gần đây ông đã được giảm án và trả tự do, nhưng không được rời khỏi địa phương đang cư trú.

Còn ông Vũ Quốc Tú, bút danh Uyên Vũ, từng viết báo nhà nước và bắt đầu viết blog từ năm 2000, là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, có mục đích vận động cho tự do ngôn luận. Các thành viên của Câu lạc bộ đưa tin về những sự kiện mà báo chí chính thức im tiếng, như các vụ đình công, biểu tình, tranh chấp đất đai giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền, phiên xử các nhà bất đồng chính kiến…

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt