Mỹ-Nhật quyết tâm đồng minh trên Biển Đông

Trong khi Nga bổ về lập trường của Trung Cộng trong vần đề Biển Đông; nhất là trong hộ nghị thượng đỉnh các nước G20, tại Hàng Châu ngày 4/09, TT Putin đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Cộng trên Biển Đông. Đồng thời biểu hiện lập trường bằng cuộc tập trận chung trên hải phận Biển Đông từ ngày 12-19/09. Tức khắc, hai cường quốc đồng minh Mỹ-Nhật cũng lên giây cót về lập trường Biển Đông bằng những phát biểu của nữ Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật, bà Tomomi Inada, trong chuyến thăm Washington DC ngày 16/09 cũng như tái khẳng định lập trường cương quyết tại Biển Đông bên lề cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc tại New York ngày … giữa thủ tướng Nhật Abe và phó TT Hoa Kỳ Joe Biden 

Biển Đông: Nhật Bản nhất quyết trong chính sách, bất chấp Trung Cộng

Trong những ngày qua, Trung Cộng đã liên tục lớn tiếng phản đối những tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản về Biển Đông. Vấn đề đáng nói là Bắc Kinh đã tỏ thái độ gay gắt như trên vào lúc mà theo giới phân tích – được tờ báo Nhật The Japan Times hôm 18/09/2016 trích dẫn – chính sách Biển Đông của Nhật Bản hầu như vẫn nhất quán và không có gì mới. Phản ứng của Trung Cộng do đó lại được xem là một biểu hiện của chủ trương bắt nạt của Bắc Kinh đối với các láng giềng.

Phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược CSIS tại Washington, bộ trưởng

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật  Bà Tomomi Inada

Quốc Phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã không nói gì hơn là Tokyo sẽ “tăng cường sự can dự của mình vào Biển Đông thông qua… các chuyến hải hành tập trận cùng với Hải quân Hoa Kỳ”. Bà cũng nhắc lại rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục chương trình giúp đỡ các quốc gia ven Biển Đông tăng cường năng lực ứng phó trên biển, bằng những cuộc tập trận song phương và đa phương với các lực lượng hải quân trong khu vực.

Theo các chuyên gia, các phát biểu trên đây không chứa đựng bất kỳ điểm mới nào có thể khiến Trung Cộng nổi cơn thịnh nộ thể hiện qua những lời hù dọa được tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho đến Tân Hoa Xã tung ra. 

James Schoff, một cựu cố vấn cao cấp về chính sách Đông Á tại bộ Quốc Phòng Mỹ, ghi nhận là bà Inada chỉ nói đến các chuyến “hải hành”, có nghĩa là Hải Quân Nhật Bản sẽ hiện diện ở Biển Đông khi đi thực hiện các nhiệm vụ quốc tế tại vùng Vịnh Aden ở Châu Phi và lúc trở về, hoặc khi tham gia các chuyến ghé thăm hữu nghị trong vùng hoặc đến tập trận với các đối tác trong khu vực. Đó là những hoạt động mà Hải Quân Nhật đã làm trước đây.

Giải thích về phản ứng hung hăng của Bắc Kinh, chuyên gia này cho rằng đó có thể là vì tại Trung Cộng hiện có một thành phần “muốn sử dụng phát biểu của Nhật Bản về Biển Đông để leo thang căng thẳng”.

Còn Giáo sư Trương Bạc Hối (Zhang Baohui), Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á Thái Bình Dương tại Đại Học Lĩnh Nam (Hồng Kông), cũng phản bác một lập luận được Hoàn Cầu Thời Báo nêu ra, theo đó việc Nhật Bản đưa tàu vào Biển Đông sẽ bị đáp trả bằng việc Trung Cộng cho quân sự hóa các đảo nhân tạo của họ ở Trường Sa. Theo nhà nghiên cứu Hồng Kông, sự hiện diện của Nhật Bản tại Biển Đông tự nó không thể là động lực đáng kể cho việc Trung Cộng tăng cường quân sự hóa các hòn đảo mới được bồi đắp trong tay họ.

Điều nguy hiểm, theo chuyên gia này, là những phản ứng thái quá của lực lượng Trung Cộng. Bên cạnh khả năng Hải Quân Trung – Nhật xung đột với nhau, còn có kịch bản “tàu Trung Cộng đâm vào tàu Nhật hay tìm cách chặn đường đối phương”.

Nguy cơ nói trên, theo chuyên gia Trương Bạc Hối, là hoàn toàn có thể vì Trung Cộng e dè Mỹ chứ không sợ Nhật : “Trung Cộng chưa làm gì để chống lại tàu Mỹ vào tuần tra Biển Đông, nhưng tàu Nhật lại là chuyện khác”.

Tóm lại, có thể nói là Trung Cộng đã lợi dụng phát biểu của bà bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản để thổi phồng vấn đề và lên tiếng hù dọa, không chỉ Nhật Bản, mà tất cả các láng giềng khác đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Đông. Nhật Bản còn là một cái bung xung lý tưởng vì lẽ cùng với Úc và Mỹ, Nhật Bản nằm trong số ba nước đầu tiên đã lên tiếng khẳng định là phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông mang tính chất ràng buộc, mà Trung Cộng phải tuân thủ. 

Mỹ-Nhật khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác về Biển Đông

Joe Biden (PTT Mỹ - Trái) và Abe (TT Nhật-Phải)

Joe Biden (PTT Mỹ – Trái) và Abe (TT Nhật-Phải)

Biển Đông tiếp tục nổi bật trong hợp tác Hoa Kỳ-Nhật Bản. Trong cuộc tiếp xúc song phương ngày hôm 21/09/2016 bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, phó tổng thống Mỹ Joe Biden và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất quán tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt vấn đề Biển Đông

Trong một bản thông cáo báo chí, Nhà Trắng xác nhận rằng trong cuộc gặp, hai lãnh đạo Mỹ-Nhật đã “tái khẳng định sức mạnh không gì lay chuyển được của liên minh Mỹ – Nhật”.

Ngoài việc lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mới đây của Bắc Triều Tiên, hai ông Biden và Abe còn đồng ý “tăng cường hợp tác trên các vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông”, đồng thời xác nhận rằng hai nước Mỹ và Nhật Bản cùng chia sẻ lập trường về tầm quan trọng của việc “kiến tạo và duy trì một trật tự mới, dựa trên các quy tắc pháp luật ở vùng Châu Á -Thái Bình Dương”.

Phó tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật Bản như vậy là đã xác nhận trở lại những gì được bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Tomomi Inada nhấn mạnh ngày 15/09 trong bài phát biểu ở Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS tại Washington, theo đó Tokyo ủng hộ mạnh mẽ các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng không, hàng hải của Hải quân Mỹ nhằm duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp tại Biển Đông, và sẽ tăng cường hoạt động tại Biển Đông thông qua nhiều hình thức trong đó có việc cho Hải Quân Nhật tham gia các hoạt động tuần tra tập trận chung với Hải Quân Mỹ.

Giới quan sát cũng ghi nhận là thái độ quan tâm đến Biển Đông và Biển Hoa Đông được phó tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật nêu bật một hôm sau khi chính tổng thống Mỹ Barack Obama, trong diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đã đề cập đến Biển Đông và cho rằng “một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dựa trên luật pháp sẽ mang lại ổn định lâu bền hơn rất nhiều so với việc quân sự hóa một vài mỏm đá và rạn san hô”, ám chỉ rõ ràng đến các hành động hung hăng của Trung Cộng tại vùng quần đảo Trường Sa.

Theo tin RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt