Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam (Ride the Thunder)

Richard Botkin – Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền
Được sự ủy thác của Richard Botkins và Trung tá TQLC Lê Bá Bình, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách “Ride The Thunder,” Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đang tiến hành công việc dịch thuật tác phẩm này qua tiếng Việt. Nhằm cho bản dịch ít bị sai sót và giữ được sự trung thực, chúng tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn quý vị…

Mở đầu
Cuộc hôn nhân của Lê Bá Bình và Bành Cầm,

Câu lạc bộ Sĩ Quan Sóng Thần
Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa
Thứ tư, 19 tháng 1, 1972

Những đấng trượng phu nào đã dám đứng lên vì chính nghĩa, đặt vận mệnh quốc gia trên đôi vai dẻo dai và tài trí vẹn toàn thì thường có ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh để giành được những người phụ nữ hương sắc nhất.

Thiếu Tá Lê Bá Bình và cô Bành Cầm trong ngày cưới

Tại một địa điểm và thời gian đã định trước, Thiếu Tá Lê Bá Bình, Tiểu đoàn trưởng TĐ3 TQLC, biệt danh đối với bạn bè cũng như kẻ thù là “Sói Biển” trông khá bảnh bao với vai trò chú rể trong bộ lễ phục vùng nhiệt đới của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa. Vào một thời điểm khác, có thể anh đã là một luật sư, một bác sĩ, một thương gia hoặc đã mang một tước vị nào đó. Tuy nhiên thời kỳ này không bình thường và số mệnh đang xảy ra cho đất nước tràn khói lửa của Thiếu Tá Bình đã kêu gọi những thanh niên năng động và quyết tâm như ông bởi vì nếu không có chiến thắng, sẽ không có Việt Nam. Đó là một điều thật khó khăn nhưng cũng thật đơn giản.

Mặc dù văn hóa Việt Nam được hình thành từ lâu, thậm chí trước cả khi nước Mỹ được thành lập, Bình có thể được mô tả đúng nhất, trong dòng sinh mệnh hiện tại của đất nước ông, là thuộc vào thế hệ đầu tiên trong hệ luận mà George Washington đã diễn tả từ hai thế kỷ trước: “Tôi là một người lính để con trai tôi có thể làm nghề nông và cháu tôi có thể thành nhà thơ.” Tất cả đàn ông và phụ nữ của thế hệ người Việt được sinh ra cùng thời với Bình và cô Cẩm chưa từng bao giờ biết hòa bình là gì. Các cuộc xung đột và hỗn loạn xảy ra thường xuyên và hòa nhập vào mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày. Sự  “bình thường” chỉ là một thuật ngữ tương đối và chủ quan.

Do đó, điều hoàn toàn bình thường trong thời chiến sinh tử là mọi chuyện phải được tiến hành nhanh chóng vì đó chỉ là sự lựa chọn duy nhất trong đời sống. Vì vậy, không có gì kỳ lạ cả khi Lê Bá Bình và Bành Cầm đến với nhau như vợ chồng vào tháng Giêng năm 1972.

Cho đến ngày đám cưới của mình, Lê Bá Bình đã phục vụ liên tục trong quân đội. Khi những người lính Mỹ đến Việt Nam và nếu họ sống sót thì được trở về nhà sau một năm hoặc 13 tháng, thì Bình đã từng làm Đại đội trưởng Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 trong gần bốn năm, đó là sau khi đã chỉ huy một trung đội trong hai năm. Mỗi lần hoàn tất công vụ, không hề có chuyện đi chơi Hawaii hoặc Úc, không có vụ đi du lịch hồi phục sức khoẻ hay học hỏi để mở mang kiến thức và khả năng ngoại giao. Khi Bình rời khỏi Đại đội 1, đơn giản là để về làm Tiểu đoàn phó cho Tiểu đoàn 3.

Một thanh niên như Thiếu tá Bình, vốn là người đã đạt được vị thế và quyền lực hiện tại không phải vì uy tín hoặc tài sản của gia đình mình mà là qua nỗ lực cá nhân liên tục và vai trò chỉ huy xuất chúng trên chiến trường, giờ được kết hợp với một thiếu nữ khả ái như Bành Cầm là một điều hiển nhiên. Thật ra, đã có những người đàn ông khác, trong số đó có một bác sĩ và một luật sư đã mong được sự chiếu cố của người đẹp để xin cưới. Tuy nhiên định mệnh của nàng là kết hôn với anh chàng TQLC đẹp trai.

Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, việc chọn lựa ngày giờ thuận lợi nhất cho một đám cưới luôn gây ra mối bận tâm lớn và phải dự tính kỹ. Những bậc thông thái trưởng thượng trong gia đình bàn bạc với nhau và cân nhắc để chọn ngày lành tháng tốt nhằm cho đôi vợ chồng mới được trường thọ và sung túc bên nhau. Sau khi xem xét cẩn thận và suy tính kỹ lưỡng, họ loan báo quyết định ngày 19 tháng Giêng năm 1972 sẽ là ngày thành hôn của Bình và Cầm.

Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Sóng Thần của TQLC nằm trên một khoảnh đất đẹp tại Sài Gòn. Được thành lập vào giữa thập niên 1960 và tiếp giáp với Sông Sài Gòn, nó chỉ cách sáu ngã tư đường tính từ Dinh Tổng thống và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Mặc dù binh chủng TQLC Việt Nam ít hơn hai phần trăm tổng số quân nhân toàn quốc, nhưng khi ngắm câu lạc bộ, người ta sẽ nghĩ rằng quyền lực và ảnh hưởng chính trị của họ chắc lớn hơn nhiều so với thực trạng của đơn vị đó. Trông bề thế như vậy nhưng câu lạc bộ cũng kiêm cả một nhà kho tiếp vận cho TQLC và họ đã biết sử dụng một cách hiệu quả khoảng đất mà họ được chu cấp.

Được quản trị một cách khôn khéo và canh gác cẩn thận bởi những người được phân công tại đó, các sĩ quan TQLC có quyền tự hào đã có một nơi phục vụ các mặt hết sức chu đáo này, tựa như một một mái ấm lúc họ xa nhà.

Tất cả các sĩ quan trong đại gia đình TQLC đang lớn mạnh và thân thương nếu không vì phải nằm bệnh viện điều trị vết thương chiến trận hay bận ngoài chiến trường chỉ huy binh lính chống kẻ thù Cộng sản đều hiện diện ngày hôm đó để tham dự đám cưới của Lê Bá Bình và Bành Cầm. Nếu bọn Việt Cộng hay quân Bắc Việt nắm được tin này hoặc  có đủ sức hành động, một cuộc tấn công khủng bố vào nơi tiếp tân trong tiệc cưới chắc hẳn sẽ giáng cho miền Nam một đòn chiến lược khủng khiếp.

John Ripley là người Mỹ duy nhất trong đám đông tập họp của bộ chỉ huy TQLC cùng với gia đình và bạn bè. Anh rất ngạc nhiên và hào hứng trong buổi lễ. Ngoại trừ vị Tư lệnh, Trung Tướng Lê Nguyên Khang, đang bị bệnh cúm dạ dày khá nặng hành hạ và là người đã chiếu cố đặc biệt đến vị sĩ quan trẻ đầy triển vọng mà chính ông đã đích thán tuyển dụng anh vào đội ngũ Sói Biển vào năm 1962, tất cả các sĩ quan TQLC Việt Nam mà “Đại úy Ripp-lee” có quen riêng hay từng nghe danh đều có mặt tham dự. Các chiến sĩ hào hùng bao nhiêu thì sự hiện diện của những bà vợ cũng rất nổi bật và được kính nể. Nhiều bà đẹp khôn tả. Nhiều lần John Ripley chỉ muốn quỳ gối trước mặt họ. Ripley và vợ vốn xuất thân từ một gia đình quý tộc của vùng Virginia và chưa đầy một năm trước đó họ đã viếng thăm TQLC Hoàng gia Anh, một đơn vị mà lễ nghi và truyền thống cũng quan trọng không kém khả năng sẵn sàng chiến đấu mà họ rất kiêu hãnh. Do đó buổi đám cưới sẽ mãi mãi được họ trìu mến nhớ lại như là một sự kiện cao quý, đặc biệt và uy nghi.

Đại úy John Ripley chỉ mới trở lại Việt Nam hai tuần trước ngày đám cưới. Kỳ nghỉ phép “phục hồi sức khỏe” vào dịp Giáng Sinh vừa qua cùng với vợ con ở tiểu bang Virginia xa xôi làm cho chuyến trở lại Việt Nam khá khó khăn. Thậm chí còn khó hơn cả lần cùng đi hưởng tuần trăng mật tuyệt vời với cô vợ Moline ở đảo Hawaii năm năm về trước. Giá mà anh có cơ hội trải thêm một mùa Giáng Sinh kỳ diệu với con cái một lần nữa, dù là lần cuối cùng, thì đó sẽ là một điều khiến anh không bao giờ quên.

Đại úy Ripley cũng không bao giờ quên sự kiện vào giữa tháng Mười Hai, một ngày trước khi đi phép “phục hồi sức khoẻ” khi Tiểu đoàn 3 vừa chấm dứt một cuộc hành quân gian nan gần khu phi quân sự ngoại vi Gio Linh. Thiếu tá Bình gọi cố vấn Đại úy Ripley đến. Văn phòng là một chỗ tạm trú dã chiến tầm thường. Thị trấn Gio Linh nằm gần như ở cuối đường phòng tuyến, vào cuối năm 1971 nó cũng xa vời đối với người Mỹ giống như bề tối của mặt trăng trước khi các phi hành gia bay vòng quanh nó. Lúc Ripley trình diện vị chỉ huy mà ông ngày càng tôn trọng và hết lòng ngưỡng mộ, ông chưa hề biết lý do cuộc triệu tập. Đứng trong tư thế nghỉ sau phần chào kính đúng lễ nghi quân cách, Thiếu Tá Bình đã làm người bạn Mỹ của mình ngạc nhiên: “Ripp-lee, tôi rành truyền thống Giáng Sinh của bạn lắm.”

Bằng một sự dè dặt và kín đáo cố hữu, Thiếu tá Bình trao cho vị “cố vấn” của mình -theo tiếng Việt có nghĩa là “người góp ý kiến đáng tin cậy”- một con búp bê công chúa Việt Nam được gói thật đẹp bằng giấy bóng kính gắn nơ đủ màu rất truyền thống và được trang trí lộng lẫy. “Ripp-lee. Tôi muốn tặng cái này cho con gái bạn. Nói là của tôi nhé.” Đại úy Ripley cảm thấy xúc động bởi cái lòng, cái công sức, và sự tiêu phí của Thiếu tá Bình. Để có được cho một món quà như thế phải tốn công sửa soạn vô cùng. Lại còn trao tại một nơi như Gio Linh thay vì chỗ khác thì quả thật Thiếu tá Bình đã chứng tỏ cho thấy niềm trân trọng, tấm lòng ưu ái và sự chấp nhận tình bạn khiến John Ripley cảm động gần như rơi lệ.

Cho đến hôm đám cưới, Lê Bá Bình  đã làm việc chung với John Ripley gần năm tháng trời, một thời gian mà trong thời chiến tưởng chừng như vô tận. Mối liên hệ giữa vị chỉ huy và người cố vấn không thể nào tốt hơn thế. Họ hoàn toàn tâm đắc với nhau vì cùng mang giòng máu chiến binh, giống nhau ở tính xông xáo ngoài trận địa và cùng lo lắng quan tâm đến tinh thần binh lính thuộc cấp. Do đó các mối khác biệt quan trọng về văn hóa đã được giảm thiểu đến mức gần như không còn nghĩa lý gì nữa bởi sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai người. Đó cũng chính là mục tiêu được đề ra của mô hình cố vấn và chỉ huy trưởng đơn vị vậy.

Tính đến đầu năm 1972, các cố vấn TQLC Hoa Kỳ đã luân chuyển công vụ phục vụ cho TQLC Việt Nam một thời gian tổng cộng gần 18 năm trời. Từ ngày thành lập vào năm 1954, TQLC Việt Nam đã chiến đấu gần như liên tục. Hầu hết các sĩ quan đều tốt nghiệp từ khóa huấn luyện căn bản tại Quantico. Mặc dù họ không phải là những bản sao y như người anh em Mỹ vì những sự khác biệt hiển nhiên về văn hóa và hạn chế về tiếp liệu, nhưng không một người Mỹ nào khi theo dõi hoạt động của TQLC ngoài chiến trường có thể nghi ngờ về sự xông xáo và tinh thần quyết chiến của họ được.

Bên ngoài của sự sang trọng của Câu Lạc Bộ Sĩ Quan SóngThần TQLC, John Ripley đã từng làm việc với Bình trong những điều kiện tồi tệ nhất. Vốn là một chiến sĩ, bất cứ ai trong số người Mỹ đều có thể xác nhận điều này, Đại úy Ripley có khả năng nhận ra ai cũng là “tay súng” như mình. Thiếu tá Bình đích thực là một tay súng. Không hài lòng với những kinh nghiệm và quan sát của riêng mình, Đại úy Ripley đã nghe lỏm một cuộc trao đổi quan trọng giữa một viên chức Hoa Kỳ cao cấp và một sĩ quan TQLC Việt Nam. Người này đã thốt lên với viên cố vấn rằng Tiểu đoàn 3 của Thiếu tá Bình là một “tiểu đoàn chủ lực,” những người cần đến khi vấn đề thực sự trở thành nghiêm trọng.

Bình là một người hết lòng, thực sự hết lòng, và ông ta đã làm điều đó mà không cần phải phô trương hay làm ra vẻ gì cả. Nếu Jimmy Dean có làm một bài hát cho người Việt Nam, và nếu cần những lời ca giống như những lời mô tả về người thợ mỏ than đá “John cồ” lớn con, trầm lặng  để kể về một người tốt ở Đông Nam Á, thì ông ta có thể đã chọn Bình để làm đề tài rồi. Những thành tích của Bình và của tập thể 700 Sói Biển đã nói dùm cho Jimmy Dean. Những người rành chuyện, những người mà ý kiến đáng được trân trọng nhất đều ca ngợi và cảm phục thành tích chiến đấu của Tiểu đoàn 3. Tất cả những điều đó làm cho Đại úy Ripley thương mến Bình như là một người anh ruột.

Mặc dù khá quen thuộc với văn hóa Việt Nam nhưng Ripley không tự tin rằng ông ta biết hết các lề lối cần thiết và cách cư xử trong một đám cưới Việt Nam. Do đó, hồi đầu ông cố gắng giữ một vị thế thật khiêm nhường. Tuy nhiên để không làm phật lòng và bày tỏ sự tôn trọng thích đáng đối với người bạn và cô dâu mới của anh ta, Đại úy Ripley thay đổi đôi chút thái độ của mình trong suốt buổi chiều còn lại. Anh đứng nhai trệu trạo cùng với những người khác bên bàn thức ăn tự phục vụ đầy ắp các món ăn truyền thống Việt Nam và Tây phương, tham gia chúc rượu, vỗ tay đúng lúc, và cười giòn vào những lúc thích hợp.

Đại úy Ripley thích nhất là những cuộc trò chuyện với các TQLC Việt Nam tại đây. Họ luôn nói tiếng Anh để anh ta tham dự được và không thấy bị bỏ rơi. Và quan trọng nhất để Ripley không cảm thấy bị mất mặt, họ cho anh  tham gia mọi công việc trong ngày đám cưới.

Ngày 19 tháng Giêng năm 1972 là một ngày trọng đại, ít nhất là đối với những người ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Sóng Thần TQLC. Bình đã “chơi đẹp” hết mình. Đám cưới và tiếp tân đã làm Bình tốn một tài sản nhỏ, tuy nhiên phần lớn được bù lại bằng những quà tặng. Vì những lý do không hoàn toàn hiểu nổi, Đại úy Ripley không được phép cho quà tặng. Nếu làm như vậy sẽ thực sự gây ra sự xúc phạm. Đối với Bình, sự hiện diện của Ripley đã quá đủ rồi. Những người khác, khoảng 500 người gì đó dư sức bù đắp cho bất cứ món quà nào mà vị quý tộcVirginia không được phép cho. Moline có thể bị sốc nhưng, giống như chồng mình, sau cùng cũng hiểu được tại sao.

Ngay cả nhạc cũng thật tuyệt. Không phải là một mà có tới hai ban nhạc chơi cho cuộc gắn bó của Bình và Cầm. Nhờ sự quen biết và nổi tiếng trong giới nhà binh, Bình đã mời được không ai khác hơn là Khánh Ly, một ca sĩ tân nhạc Việt Nam danh tiếng và cũng là một người bạn riêng đến giúp vui cho đám đông ái mộ.

Tuy nhiên, chiến tranh vẫn còn có và không hề thiếu những tên Cộng sản để đánh nốt. Do đó sẽ không có tuần trăng mật sang trọng, lãng mạn đến Bangkok hoặc Hồng Kông, ngay cả Đà Lạt hoặc thậm chí Vũng Tàu cũng không nốt. Vì tình hình chiến trận và các quy định của TQLC, Thiếu Tá Bình và cô dâu xinh đẹp có được một thời gian ngắn ngủi hạnh phúc bên trong một căn cứ tại Thủ Đức là quý hóa lắm rồi.

Non một tuần lễ sau, Bình đã lên đường trở lại mặt trận chỉ huy Tiểu đoàn 3 như ông ta vẫn từng làm: trên tuyến đầu… với vị cố vấn trung thành của mình bên cạnh.

Rơi xuống vực thẳm

Việt Nam Cộng Hòa
Ngày 29 tháng Ba năm 1972

Ghế ngồi trong toàn bộ khoang tàu của chiếc C-130 Không lực Hoa Kỳ đã được tháo bỏ để dành chỗ tối đa  cho toán tiếp viện hơn 100 chiến sĩ TQLC Việt Nam (và vài con heo nuôi từ trại Thủ Đức nhằm tăng cường chút chất đạm cho các đơn vị đang đóng ở mạn Bắc) trên chuyến bay thường lệ 300 dặm từ Tân Sơn Nhất Sài Gòn đến Phú Bài Huế.  Chiến binh của mọi quân đội trên thế giới đều học được bài học rất sớm là lăn ra ngủ trong mọi tư thế, trong mọi khoảng trống cho phép thành thử hầu hết các TQLC Việt Nam không hề để ý hay tỏ vẻ bị “khớp” bởi sự hiện diện của một TQLC Hoa Kỳ lẻ loi duy nhất cùng chung chuyến bay với họ.

Tuy nhiên trong cái khoang tàu ngột ngạt đông đúc của chiếc C-130 sắp cất cánh, khoảng một chục lính tình nguyện TQLC Việt Nam ngay bên cạnh Trung tá Gerry Turley khá ngạc nhiên bởi sự hiện diện lạ lùng của ông. Trong nền văn hóa Việt Nam đặt nặng khái niệm về sự tôn kính đối với những người có địa vị trong xã hội và nhất là trong quân đội, những người lính này bình thường sẽ không dám lên tiếng một cách trực tiếp hay chạm vào người một thượng cấp như Gerry, lúc này rõ ràng là đang mặc một bộ đồ rằn ri có gắn cấp bậc theo kiểu Việt Nam như họ. Họ cho rằng – rất đúng trong trường hợp này – là cái ông Mỹ không thể hiểu nổi những gì họ nói. Cái tâm lý của họ làm như người Mỹ này không phải là người phàm giống họ. Do đó từng toán nhỏ chung quanh cái người Mỹ lạc lõng bắt đầu bình phẩm về những điểm khác biệt lạ lùng của ông ta đối với họ, chẳng hạn như số lượng lông lá xồm xoàm trên hai cánh tay của Turley.

Giống như trẻ con nhanh chóng chán món đồ chơi mới, niềm vui nhộn chẳng bao lâu lắng đọng để trở về thực tế. Gerry Turley không thể gọi là một người mập và sức cân nặng chỉ thay đổi trong vòng năm cân Anh từ thời còn học trung học tới nay. Nếu cần ông vẫn có thể nhẩy dù ra khỏi máy bay một cách dễ dàng hay chạy bộ gần như mỗi ngày từ ba đến năm dặm, hoặc bơi những chặng thật xa. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, ông vẫn là một cái máy tác chiến dẻo dai và dữ dằn. Tuy nhiên khi so sánh với hầu hết người Việt Nam nhất là đám trẻ, toán quân ốm nhom như những bộ xương cách trí chung quanh, Trung tá Turley có thể làm người mẫu “trước kia” cho một cái quảng cáo cách ăn cữ trong một tạp chí Việt Nam. Cũng vì do cái tương đối tròn trĩnh so với đám lính chung quanh, chẳng mấy chốc Turley trở thành cái gối tựa cho cả đám TQLC hơi nhiều hơn ý muốn.

Khi tấm bửng khoang tàu đóng lại và động cơ máy bay quay tít đến mức tối đa để cất cánh, Trung tá Gerry Turley, với tư cách một TQLC Hoa Kỳ và sứ giả thiện chí của đất nước ông đang chấp nhận số phận tạm thời là một đồ vật vô tri vô giác, chợt cảm thấy linh tính báo trước có điều gì bất ổn. Cái cảm giác khó chịu này trước đây đã chỉ đến với ông hai lần trong suốt bốn mươi hai tuổi đời của ông.

Chính cái linh cảm bất thường về một điều gì kỳ lạ sắp xảy ra, một cái giác quan ngoại cảm báo trước một tai họa sắp diễn ra đã cứu sinh mệnh ông hai lần trong đời: lần đầu khi còn là một đứa bé ở Ogallala, Nebraska đã khiến ông từ chối lời rủ rê của bẩy đứa bạn thân mà sau đó đã cùng chết đuối khi đi bơi trong cái hồ của mỏ đá trong vùng. Một lần nữa tại Ðại Hàn khi không có lý do nào khác ngoài cái cảm giác đó, ông đã rút tên ra khỏi danh sách chuyến bay phục hồi sức khỏe đến Nhật Bản mà sau đó máy bay bị rơi chẳng bao lâu sau khi cất cánh làm chết hết tất cả mọi người trên chuyến bay đó.

Vài ngày 29 tháng 3 năm 1972, cái cảm giác xưa đó đã trở lại như một sự phiền toái, một cảm xúc bực bội ứa gan giống như hai lần trước vậy. Ngày 29 tháng 3 năm 1972 không biết tại sao và bằng cách nào Gerry Turley linh cảm thấy chắc chắn là ngay lúc đó ông đang đút đầu vào vực thẳm.
——————————————–
PROLOGUE

The Marriage of Le Ba Binh and Cam Banh
Song Than Officers’ Club
Saigon, Republic of Vietnam
Wednesday, January 19, 1972

Men who stand for something, upon whose shoulders, supple muscles, and dexterous minds ride the destinies of their nations, often have an edge in the competition for the finest women.

At the appointed place and time, Thieu Ta (Major) Le Ba Binh, commanding officer of the Third Battalion, known to friend and foe alike as the Soi Bien or “Wolves of the Sea,” cut a rather dashing figure as a groom in the tropical dress uniform of the Marine Corps of the Republic of Vietnam. In another time, he might have ended up a lawyer, a doctor, a man of commerce or letters. These were not normal times and the cards dealt to Thieu Ta Binh’s struggling country called forth men of action and determination because if there was no victory there would be no Vietnam. It was that hard. It was that simple.

Even though Vietnamese culture was long established before America had even been born, Binh could still have been best described, in his country’s current cycle of life, as part of the first generation in the equation described two centuries prior by George Washington: “I am a soldier, so my son can be a farmer, so his son can be a poet.” The men and women of the generation of Vietnamese born around the time of Binh and Cam had never known peace. Strife and tumult were thoroughly integrated into the patterns of everyday living. “Normal” was a relative, subjective term. As such, it was entirely normal in the face of war and struggle and death to press ahead because it was life’s only option. And so it was not at all odd that Le Ba Binh and Cam Banh should come together as husband and wife in January of 1972.

Until his wedding, Le Ba Binh had served one continuous tour of duty. The Americans came and, if they survived, went home after a year or thirteen months. Binh had command of Third Battalion’s First Company for nearly four years, this after commanding a platoon for two years. When that assignment was complete, there was no trip to Hawaii or Australia, no recuperative or educational tour to broaden him out or develop his savoir-faire. When Binh left First Company it was only to become Third Battalion’s executive officer.

That a young man such as Thieu Ta Binh, who had gained position and power not because of his family’s prestige or wealth but rather through continual personal exertion and exceptional leadership on the field of battle, should be bonded to a fair maiden like Cam Banh was a fait accompli. There had, in fact, been other men, a doctor and a lawyer among them, seeking the favor of this young woman with high purpose who was instead destined to marry her handsome Marine.

In traditional Vietnamese culture, selection of the most propitious time and date for a wedding is always cause for great concern and planning. Sages and family elders consult and deliberate to select the day that will yield greatest longevity and prosperity for the new husband and wife. After serious consideration and rumination, the decision that January 19, 1972, would be the day for Binh’s and Cam’s wedding was announced.

The Song Than Marine Officers’ Club was located on some choice Saigon real estate. Erected in the mid‐1960s and adjacent to the Saigon River, it was only six or so blocks from both the Presidential Palace and the American Embassy. Even though the Vietnamese Marine Corps represented less than two percent of its country’s total military size, to view the club one would think their power and political influence was far greater than it really was. As opulent as it seemed to some, the club was also collocated with a supply depot for the TQLC (Thuy Quan Luc Chien-synonymous for Vietnamese Marine Corps) and the Marines made effective use of the space they were given.

Smartly maintained and jealously guarded by the men assigned there, Marine officers had a right to be proud of this their service’s impressive sanctuary of sorts, their clubby home away from home.

If they were not in the hospital recovering from combat wounds or in the field leading troops in direct action against the hated Communist foe, every officer who was anybody in the growing but still familial TQLC was that day in attendance at the wedding of Le Ba Binh and Cam Banh. Had the Viet Cong or NVA possessed the resources or capabilities, a terrorist strike on the wedding reception would have dealt the south a horrible strategic blow.

John Ripley, the only American in the gathered throng of TQLC leadership and multitudes of family and friends, marveled at the assemblage. Except for the commandant, Lieutenant General
Le Nguyen Khang, who was down with a serious case of stomach flu and who was known to be extremely partial to the promising young officer he had personally recruited into the Soi Bien in 1962, every Vietnamese Marine officer “Dai Uy Ripp‐lee” knew personally or by reputation was in attendance. As impressive a list of warriors as they were, their wives too had obvious presence and power. Many of the women were strikingly beautiful. At times John Ripley felt like genuflecting in their presence. For a man who possessed every bit as much of Virginia gentility as his wife and who less than a year before spent a tour with the British Royal Marines where ceremony and tradition were as important as their vaunted combat readiness, this day would forever be fondly recalled as noble and special and dignified.

Captain (Dai Uy) John Ripley had only returned to Vietnam two weeks before the wedding. The Christmas R&R he had concluded with his wife and children all the way back in Virginia had been harder to return from even than the magnificent honeymoon‐like experience he and Moline had shared in Hawaii nearly five years earlier. That he had been given the opportunity to experience the magic of Christmas with his young children one more time, maybe for the last time, was something he would never forget.

Neither would Captain Ripley forget that in mid‐December, one day prior to departure for R&R, when Third Battalion ended a particularly difficult operation near the DMZ outside of Gio Linh, Thieu Ta Binh had called his advisor, Dai Uy Ripley, into the humble abode that served as his field -expedient office. Gio Linh was pretty much the end of the line, as remote for Americans in late 1971 as the dark side of the moon was before astronauts flew around it. When Dai Uy Ripley reported in to the man he had increasingly grown to respect and deeply admire, he was without a clue as to the reason for the summons. Standing at ease once the proper greetings were exchanged, Thieu Ta Binh surprised his American friend: “Ripp‐lee, I am familiar with your Christmas tradition.”

In his typical reticent and understated way Thieu Ta Binh presented his covan-Vietnamese for “trusted advisor”-a Vietnamese princess doll, beautifully wrapped, in colored cellophane and ribbons, very traditional, and magnificently adorned. “Ripp‐lee. For your daughter. From me.” Dai Uy Ripley was stunned by the thought, the effort, the cost. To have arranged for such a gift would have required colossal planning. To present it in Gio Linh of all places demonstrated a level of respect and kindness, of acceptance and friendship, that moved John Ripley almost to tears.

John Ripley and Le Ba Binh, by the time of the wedding, had worked together for nearly five months-in combat conditions a virtual eternity. The advisor‐commander relationship could not
have been any better. Extremely like‐minded in warrior spirit, aggressive combat styles, and concern for the welfare of their Marines, the monumental cultural differences between America and Vietnam were reduced to near insignificance by their appreciation for one another-just as the advisor- commander relationship was designed to work.

By early 1972 there had been nearly eighteen years’ worth of USMC advisors who had rotated through duty with the TQLC. From its birth in 1954 the Vietnamese Marines had been in near continuous combat. Most of the officer corps graduated from Basic School in Quantico. While they were not expected to be carbon copies of their American brothers due to an obvious combination of cultural differences and logistical constraints, no American who observed TQLC performance in the field questioned their élan or fighting spirit.

Outside of the opulence of the Song Than Marine Officers’ Club, John Ripley had operated with Binh under the worst conditions. With his own history as a warrior, if anyone among the Americans could tell, Dai Uy Ripley could spot a gunfighter. Binh was a gunfighter. Not content to be limited by his own experiences and observations, Dai Uy Ripley had also overheard a senior American in serious conversation with a senior Vietnamese Marine who exclaimed to the covan that Third Battalion, Binh’s battalion, was the “go‐to battalion,” the folks to call when the stuff really hit the fan.

Binh ran deep, extremely deep, and he did it without a hint of flamboyance or bravado. If Jimmy Dean had done a song for the Vietnamese, if there had been lyrics like those describing the large, quiet coal miner “Big John” on the good‐guy side in Southeast Asia, he might have selected Thieu Ta Binh to sing about. His actions and those of the seven hundred men of the Soi Bien did the talking for him. Those in the know, those whose opinions were the most informed, revered and appreciated the fighting prowess of Third Battalion. It was all but impossible for Dai Uy Ripley not to love this man Binh like a brother.

Familiar enough with Vietnamese culture but not confident that he knew the ins and outs of what his actions should be at a Vietnamese wedding, Dai Uy Ripley maintained a low profile. To ensure that he would not offend and to show appropriate respect for his friend and his new bride, Dai Uy Ripley maintained a modified position of attention for a good portion of the afternoon. He munched with the others from the bounteous buffet of mixed traditional Vietnamese and Western food, joined in toasts, clapped at the proper time, laughed when it seemed right.

Instructive for Dai Uy Ripley were the conversations he was able to have with the Vietnamese Marines there. Always speaking English for his benefit so that he might not be embarrassed, and
most importantly so that he might not lose face, they included him in every facet of the day’s activities.

January 19, 1972, was a grand day, at least for those at the Song Than Marine Officers’ Club. Binh had pulled out all the stops. The wedding and reception had cost a small fortune, a good portion of which was paid for by gifts. For reasons he did not quite comprehend Dai Uy Ripley was not allowed to give a gift; to have done so would have actually caused offense. His presence alone was more than enough for Binh. The others, the five hundred or so, more than made up for whatever the gentleman from Virginia was not allowed to give. Moline would have been horrified but, like her husband, would have understood in the end.

Even the music was superb. Playing for the union of Binh and Cam were not one, but two small orchestras. And Binh, with his own connections and notoriety as a warrior, had arranged for none other than Khanh Ly, the famous Vietnamese pop singer and a personal friend, to entertain the adoring crowd.

Yet there was still a war on and there was still no shortage of Communists left to fight. There would be no luxurious, romantic honeymoon to Bangkok or Hong Kong or Dalat or even Vung Tau. Due to the war and the rules of the TQLC, Thieu Ta Binh and his beautiful new bride were grateful to celebrate an abbreviated period of bliss aboard the base at Thu Duc.

Inside a week Binh was back in the fight, leading Third Battalion, as he always had: from the front …with his faithful covan by his side.

INTO THE ABYSS

Republic of Vietnam
March 29, 1972

The entire cabin of the U.S. Air Force C‐130 had been gutted of seats to allow maximum interior space for the one hundred‐plus Vietnamese Marine replacement troops (and a few live pigs raised at the Thu Duc farm for the units up north to supplement their protein consumption) on the routine three‐hundred‐mile flight north from Tan Son Nhut in Saigon to Phu Bai. Having already learned well what fighting men in every military service in every country learn early on-to sleep in any and every position, wherever there is open space, whenever there is a spare moment-most of them hardly seemed to notice or be intimidated by the lone American Marine officer there among them.

In the very close and crowded quarters on the deck of the soon‐to‐depart C‐130, the dozen or so enlisted Vietnamese Marines immediately adjacent to Lieutenant Colonel Gerry Turley were consumed by the oddity of his presence. In the rigid culture of deference and respect for status in Vietnam, and even more so its military, these men normally never would have dared to speak directly to or even physically touch a man of Gerry’s rank-which was plainly clear as he now wore the same tigerstriped uniform they did along with Vietnamese rank insignia. There was the assumption on their part, which was correct in this case, that the American could not understand a single thing they said. It was as if because of that that he was not quite human or real like them. And so there were small groupings of men around the out‐of‐place American who discussed the incredibly strange things about him that were different from normal folks like them, things like the unusual amount of hair on his exposed forearms.

Like children quickly tiring of a new toy, the amusement soon subsided to the mere practical. Hardly corpulent, Gerry Turley was a man who was within five pounds of his high school weight. When he could he would still jump out of perfectly good airplanes, and would almost daily run three to five miles or take long, long swims. By American standards he was very much still a lean, mean fighting machine. Compared to most Vietnamese, and especially to the young, nearly cadaverous- looking troops around him, Lieutenant Colonel Turley might have been the model for the “before” picture for a diet advertisement in a Vietnamese magazine. Recognizing his relative plumpness when viewed against those around him, he became the pillow of choice for more than his share of the young Marines.

As the ramp door closed and the plane’s engines spun up to maximum power for takeoff, Lieutenant Colonel Gerry Turley-who as an American Marine and ambassador of his country’s
goodwill had already accepted his temporary status as an inanimate object-was revisited by that old feeling. That old unsettling feeling that had visited him only twice before in his now forty‐two years of life.

It was that unusual premonition of something strange about to happen, that extra‐perceptive sense of foreboding and impending doom that had twice saved his life: once as a boy in Ogallala, Nebraska when he declined the invite from seven other buddies who later that day all drowned when they went swimming in the town’s rock quarry, and again in Korea when, for no reason other than “that feeling,” he pulled himself from the manifest of an R&R flight to Japan that crashed moments after takeoff, killing all aboard.

On March 29, 1972, that old feeling was just as disconcerting, just as mood‐souring and bile‐producing as it had been those two times before. On March 29, 1972, he did not know why, but Gerry Turley somehow sensed, with great conviction, that he was, at this very moment, headed into the abyss.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt