Mối tình “bi thảm” của cô con gái Tổng Bí Thư CSVN Lê Duẩn

Hình internet

Hình internet


Đây là hồi ký của Viện Sĩ Hàn Lâm Viện Khoa Học Nga Xô, Tiến Sĩ Viktor Maslov là người
chồng của cô Lê Vũ Anh, con gái đầu của bà vợ thứ hai của Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Lê Duẩn. Trước đây người Việt Nam cũng có những “xầm xì” về cuộc tình “bi thảm” này, nhưng chẳng ai dám hở môi vì sợ bị thủ tiêu. Nay, những lời bộc bạch của Viện Sĩ Vikor Maslov, con rể không bao giờ thừa nhận của Lê Duẩn, mới thấy rõ được “bi thảm” của mối tình.
Mời quý độc giả đọc hết thiên hồi ký để thấy rằng “Cọp còn không ăn thịt con, sao TBT đảng CSVN ra tay giết con gái yêu của mình?!”

Kỳ I

(Hồi ký của Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Viktor Maslov)

Có lẽ, mọi chuyện đã không trở nên quá phức tạp, nếu như tôi biết được ngay từ đầu Lê Vũ Anh là con gái của ai. Khi sự thật được làm sáng tỏ thì đã muộn quá rồi. Tôi đã yêu, yêu đến phát điên đến nỗi không còn biết mình là ai nữa và không thể từ chối được mối tình đó nữa rồi.

Viện sĩ Maslov (trái) và cô sinh viên Lê Vũ Anh (giữa) tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscova

Viện sĩ Maslov (trái) và cô sinh viên Lê Vũ Anh (giữa) tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscova

Chúng tôi gặp nhau ở khoa Vật lý của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscova mang tên Lomolosov (MGU), nơi Lê Vũ Anh đang theo học.

Tại thời điểm làm quen với nhau tôi đã là giáo sư tiến sĩ toán-lý và là tác giả của một lý thuyết, mà ở nước ngoài người ta gọi là lý thuyết chỉ số nhóm Maslov (Maslov-type index theory). Lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong toán học trừu tượng, cũng như trong cơ học lượng tử, hóa học lượng tử và quang học. Chỗ làm việc chính của tôi là ở Trường đại học chế tạo máy điện tử Moscova (МИЭМ), nhưng khoa Vật lý của MGU lại từng là ngôi nhà thân yêu, nơi tôi đã từng học tập và giảng dạy ở đó.

Bao nhiêu năm đã trôi qua, cả một cuộc đời. Rất nhiều sự kiện và ấn tượng đã mờ dần trong trí nhớ, nhưng hình ảnh cố công chúa xinh đẹp, chói sáng vào một ngày đang đứng nơi cuối hành lang cho đến tận bây giờ vẫn luôn hiện về trước mắt tôi. Cô gái không quen biết đang di chuyển bằng các động tác với vẻ duyên dáng và kiều diễm không thể tả, tôi bước theo nàng như một kẻ si mê. Đến gần cửa phòng thí nghiệm nàng dừng lại và quay mặt lại. Nàng thoáng nhìn tôi một giây từ đôi mắt đen huyền, mỉm cười và ẩn mình vào trong phòng thí nghiệm. Cô gái ngoại quốc, tôi chợt nhận ra và nghĩ rằng, nàng đến từ Ấn Độ.

Thành thật mà nói, tôi thường thích phụ nữ phương Đông. Một trong những nhà vật lý học bạn tôi nói đùa:

Cô Lê Vũ Anh sinh viên trường MGU

Cô sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva Lê Vũ Anh

“Maslov của chúng ta là nhà đông phương học lớn”. Trong MGU có rất nhiều sinh viên từ các nước châu Á theo học, trong đó có sinh viên từ Việt Nam, đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Tất cả họ đều luôn nhận được thiện cảm và sự cảm thông từ mọi người. Ở khoa Vật lý cũng có nhiều sinh viên Việt Nam, tôi nhanh chóng kết bạn với họ, đặc biệt là với hai cô gái tên Phúc và Tình. Phúc là con gái của nhà quân sự-chính trị nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, còn Tình là con gái của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Cả hai cô gái đều dấu diếm bố mình là ai, cũng như các sinh viên Việt Nam khác xuất thân từ giới quý tộc Việt Nam, họ đề phòng lộ diện để tránh các mưu đồ và hành động khiêu khích chính trị từ chính quyền Xô viết. Thực tế là như thế này, quan hệ giữa hai nước chúng ta, bất chấp việc đảm bảo tình hữu nghị mãi mãi bền vững, nhưng vẫn có thể xảy ra bất đồng, xuất phát từ phía này hoặc phía kia. Liên Xô vốn quan tâm đến việc mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Á, trong hoàn cảnh đang gia tăng bất đồng với Trung Quốc, buộc phải hào phóng viện trợ giúp đỡ “người em” Việt Nam. Việt Nam hài lòng làm bạn với người anh lớn nhưng không sẵn sàng hy sinh những lợi ích chính đáng của mình mà trở thành nước lệ thuộc. Các nhà lãnh đạo tận dụng cơ hội để con cái của họ có được sự giáo dục có chất lượng ở Liên Xô nhưng họ sợ con cái họ có thể bị bắt cóc để tống tiền hoặc tạo áp lực chính trị lên bố, mẹ chúng nên yêu cầu giữ bí mật. Có lẽ, đây là những nguyên nhân chính, nhưng theo cảm nhận của tôi thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã quá lo xa một cách vô ích. Thật ra thì KGB, với khả năng của mình, họ thừa biết được hết con cái của những lãnh đạo nào.

Tôi thích Phúc, tôi giúp đỡ cô ấy học tốt môn Toán, tôi không chỉ một lần mời cô ấy đến nhà chơi, lúc thì một mình, lúc thì với các bạn, nhưng giữa chúng tôi không có chuyện gì cả, dù chỉ là một chút lãng mạn. Cô gái Việt Nam dễ thương tránh tôi chỗ đông người như tránh lửa vậy.

Có một lần tôi dẫn Phúc đến gặp và làm quen với nhân viên đánh máy để giúp cô nhận bản báo cáo khoa học, sau đó cả hai cùng nhau ra về. Đi cùng tôi trên đường phố Moscova nhộn nhịp, cô thể hiện mình như một nữ du kích trong hậu phương của địch: tỏ vẻ sợ sệt và suốt thời gian luôn cảnh giác quan sát tứ phía. Đặc biệt giao thông công cộng làm cô mất bình tĩnh. Chẳng hạn tại bến đỗ, xe buýt hoặc xe buýt điện vừa đến, cô đã nhanh chóng ẩn mình vào trong xe ngay.

– Chuyện gì xảy ra vây- tôi hỏi – em sợ gì chứ?
– Anh nhìn xem , đằng kia hình như có người Việt Nam.
– Có gì đáng sợ ở đây?
– Nếu họ nhìn thấy em đi với người Nga, em sẽ gặp rắc rối lớn.

Tôi bèn bắt đầu đặt câu hỏi với Phúc. Thì ra là người Việt Nam bị cấm giao tiếp với người châu Âu, hay nói chung là với “Tây mũi lõ” như trong dân gian vẫn gọi. Từ thời xa xưa, mối quan hệ với họ sẽ bị lên án và được xem là sự phản bội. Một cô gái đi trên phố cùng với một ông “Tây mũi lõ” sẽ bị kỳ thị hoặc thậm chí bị ném đá. Những người cộng sản, sau khi dành được chính quyền và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thật không may, vẫn giữ lại truyền thống phong kiến đó. Vi phạm điều cấm giao tiếp với người nước ngoài có thể bị lên án, đấu tố trong các cuộc họp đảng, đoàn thể hoặc có thể bị đưa vào trại cải tạo. Ở nước ngoài, các công dân Việt Nam cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đã được chấp nhận trong nước. Thậm chí múa bale cổ điển cũng bị xem là hình thức khiêu dâm. Sau này có một lần Vũ Anh nói với tôi, các nhà ngoại giao Việt Nam khi xem kịch múa bale trong nhà hát lớn ở Moscova đã phải nhắm mắt vì sợ bị “khiêu dâm” bởi các vũ công mặc đồ bó sát người như không mặc gì.

Các bạn Việt Nam đã giúp tôi gặp lại và làm quen với cô gái xinh đẹp nhất đã làm rung động trái tim tôi, nàng là đồng hương của họ. Lê Vũ Anh quan tâm đến toán học và muốn được nghiên cứu sâu thêm về môn học này. Tất nhiên, tôi đồng ý giúp đỡ nàng. Nàng đã cuốn hút tôi ngay lập tức từ cái nhìn đầu tiên, nàng thực sự trẻ trung và hấp dẫn, không giống như những người phụ nữ Việt Nam điển hình khác: nàng đủ cao, da trắng, với đôi mắt luôn nhìn thẳng. Nàng giữ mình như một phụ nữ hoàng gia – đơn giản, nhưng với những phẩm giá không bình thường. Ở Việt Nam, tôi nghĩ nàng phải được xem như là một trong những người con gái đầu tiên đẹp nhất. Ở trường tôi, những người trẻ tuổi luôn để ý quan tâm đến nàng.

Sau này tôi được biết, dòng máu đang chảy trong cơ thể nàng không chỉ có dòng máu Việt Nam, mà một phần trong đó có dòng máu Trung Hoa. Mẹ nàng, bà Bảy Vân mang trong người một phần tư dòng máu Trung Hoa. Ở Việt Nam, không ai biết về điều này, gia đình đã dấu kín “mối quan hệ huyết thống” với người Trung Hoa của mẹ nàng. Sự thật là nàng khi còn nhỏ đã sống nhiều năm ở Trung quốc. Bạn thân của nàng là con gái của Đặng Tiểu Bình, người đã từng là bạn của bố nàng và là người số 2 dưới bầu trời Trung Quốc sau Mao. Với người cầm lái vĩ đại, nàng cũng quá quen thuộc. Nàng đã cho tôi xem một bức ảnh nàng đang ngồi trên đùi của Mao Trạch Đông.

Thời tuổi trẻ của mình, mẹ nàng, bà Bảy Vân cũng khá đẹp. Lê Duẩn vì bà mà ly hôn với người vợ đầu tiên, người vợ mà bố, mẹ ông đã cưới hỏi cho ông khi còn nhỏ. Người vợ thứ hai của ông xuất thân từ một gia đình có học, nhưng, như tôi đã đề cập, ông không thể tự hào về một nguồn gốc “tinh khiết”. Vũ Anh là con gái đầu tiên của họ. Ngoài nàng ra, Lê Duẩn còn có hai con gái từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mình và hai con trai cùng với bà Bảy Vân. Hai người con của ông, con trai tên Thành và con gái đầu tên Muội, tại thời điểm đó, sống và học tập ở Moscova. Muội lớn tuổi hơn nàng nhiều và chịu trách nhiệm chăm sóc em gái của mình. Chị tốt nghiệp trường đại học ở Liên Xô và là một nhà sinh vật học. Chị đã sống một số năm tại Moscova cùng với chồng và con gái. Nhưng tất cả điều này mãi sau tôi mới được biết…

Vì nàng, tôi đã nhận tiến hành các buổi dạy thêm không bắt buộc về toán học tại khoa Vật lý. Ban đầu nhiều sinh viên đến nghe tôi giảng. Được một thời gian, sinh viên bỏ học dần dần, cuối cùng chỉ còn mỗi một mình nàng. Nàng đã rất cố gắng, nàng có năng lực và chăm chỉ học tập. Cuối cùng chúng tôi không cưỡng lại được tình cảm của mình. Chúng tôi bắt đầu hò hẹn, lúc thì ở căn hộ riêng, lúc thì ở nhà nghỉ ngoại ô của tôi. Chúng tôi nghiên cứu, cùng nghe nhạc và nói chuyện với nhau về các chủ đề khác nhau. Nàng giữ cho mình được tự do hơn hẳn các bạn gái của mình và không còn sợ bất cứ điều gì nữa.

Kỳ II

Mẹ tôi nhanh chóng thích nàng. Nhìn chung, bà tôn trọng mọi đam mê của con trai. Đã từ lâu bà mong ước cưới được vợ cho người con trai duy nhất của mình.

Cuộc sống riêng tư của tôi đầy bão tố và thậm chí của cả những bạn trẻ liên quan đến tôi. Một trong số đó là Sergay Mazarop, đã xảy ra thảm kịch, mà tôi được chứng kiến. Về cái chết của cậu ấy, theo tôi, báo chí đã viết nhiều. Sergay di cư cùng với bố mẹ mình sang phương Tây từ đầu những năm 1980. Định cư ở Paris, học đại học, mở công ty và hoạt động trong lĩnh vực tin học. Ban đầu việc kinh doanh của Sergay không được tốt lắm, nhưng sau khi ở Liên Xô tiến hành cải cách đổi mới (perestroika), do Sergay hiểu rõ được những vấn đề về kinh tế ở đó nên Sergay đã trở thành một giám đốc tài giỏi. Sau một số phi vụ lớn thành công, Sergay trở thành triệu phú. Sergay sở hữu các bất động sản có giá trị, thậm chí có hẳn một tiệm thời trang riêng. Sergay sống với một phong cách phóng khoáng rộng rãi riêng biệt với người vợ – con gái nhà văn Anatoly Gladilin, người đã sinh cho Sergay hai đứa con. Sergay đối xử rất dịu dàng với các con tôi. Một thời gian ngắn trước khi chết, Sergay đã trở thành nhà sản xuất của bộ phim “The Limit” (giới hạn) của Denis Evstigneev. Ngày 22 tháng 11 năm 1994, Sergay bị bắn chết từ một khẩu súng máy qua cánh cửa ra vào bọc thép tại căn nhà của mình ở trung tâm thành phố Paris. Cảnh sát Pháp coi đó là vấn đề có bàn tay của mafia Nga. Theo như tôi biết,cho đến nay tội phạm chưa tìm ra được và vẫn còn nhởn nhơ ngoài pháp luật !….

Trước khi gặp Vũ Anh, tôi không có ý định tiến tới một mối quan hệ nghiêm túc nào cả, dường như đang cố gắng chờ đợi một điều gì đó. Và rồi tôi đã chờ đợi được. Những người phụ nữ tôi đã từng gặp và quen biết không thể nào làm cho tôi có được một cảm xúc mãnh liệt, lạ lùng như khi tôi gặp và tiếp xúc với nàng. Nàng ở độ tuổi đáng ra phải là con gái tôi – nàng kém tôi chẵn đúng 20 tuổi – nhưng giữa chúng tôi thật sự có cảm giác như không hề tồn tại khoảng cách chênh lệch về tuổi tác. Nàng giới thiệu rất ít về tiểu sử của mình: Nàng đến từ miền Nam Việt Nam (Nàng thuộc danh sách lưu học sinh bí mật không thuộc sự quản lý của đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hòa, lúc này Việt Nam chưa thống nhất thành một quốc gia riêng). Nàng đã sống trong vùng nông thôn có các hoạt động du kích. 17 tuổi nàng gia nhập Đảng cộng sản.

Cố TBT đảng CSVN Lê Duẩn và cô cón gái yêu Lê Vũ Anh

Cố TBT đảng CSVN Lê Duẩn và cô cón gái yêu Lê Vũ Anh

Tôi sau này có nói đùa “Vợ của tôi là đảng viên cộng sản từ năm 17 tuổi đấy”. Nói thật, điều này làm tôi rất ngạc nhiên. Theo tôi biết, ở Việt Nam vào Đảng ở độ tuổi quá trẻ như vậy rất hiếm, chỉ dành cho những thanh niên có những cống hiến đặc biệt mà thôi.

Nhưng không chừng, nàng đã giúp đỡ du kích và lập được chiến công hiển hách nào đó. Khi tôi hỏi về vấn đề này, nàng im lặng. Cũng tương tự như vậy khi tôi hỏi về các thành viên gia đình của nàng. Chỉ có một lần khi đã sống cùng nhau, nàng cởi mở một chút khi thổ lộ với tôi : “Ông nội em làm thợ mộc”. Nàng nói tiếng Nga tồi tệ khá buồn cười. Khi tôi chê, nàng cười lớn “Ở Liên Xô, em càng nói tiếng Nga tồi bao nhiêu thì em càng được đối xử tốt bấy nhiêu”. Khó khăn lớn nhất ở nàng là khi phải nói họ và tên của người Nga. Tôi nhớ, có lần y tá chăm sóc sức khỏe hỏi nàng về họ, tên và tên lót của con gái, nàng thản nhiên một cách tuyệt đối, nghiêm túc trả lời: “Tôi còn chưa học thuộc được tên cháu”. Nhưng tôi một lần nữa dự đoán trước được điều này…

Khi nàng ở lại một mình với tôi, nàng luôn khiêm tốn, giữ khoảng cách và giữ mình rất đúng mực, nhưng tôi có cảm giác nàng đang phải đấu tranh dữ lắm với những cảm xúc của mình. Có một lần trong buổi hẹn hò định kỳ ở nhà nghỉ ngoại ô của tôi, suýt chút nữa thì nàng đã không thể làm chủ được mình. Tôi không thể biết được, kết quả sau đó sẽ ra sao khi chúng tôi quấn chặt lấy nhau với những nụ hôn sâu đắm nồng nàn nếu như không có tiếng chuông gọi cửa bất ngờ vang lên của người hàng xóm. Tôi ra và nói chuyện ngoài cổng với người hàng xóm chỉ khoảng 5 phút không hơn, lúc quay lại thì phòng trống không. Nàng đã vọt ra ngoài qua cửa sổ, thức tỉnh từ sự quyến rũ của tình yêu và bỏ chạy về nhà.

Tôi hiểu, nàng đã phải trải qua thử thách quá lớn như thế nào khi tìm và đạt bằng được tình yêu của mình với một người đàn ông châu Âu. Nhưng tôi không thể nhận thức được phạm vi và mức độ các vấn đề đặt ra trước mặt nàng, trong đó có các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống kéo dài hàng thế kỷ, kỷ luật nội bộ trong Đảng và còn liên quan đến các quan hệ quốc tế khó hiểu. Lúc bấy giờ, tôi thậm chí còn không thể ngờ rằng mình lại đang yêu con gái của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn.

Xác định theo họ và tên của nàng là điều không thể, họ Lê của người Việt quá nhiều. Sau này tôi mới phát hiện ra khi sự việc của chúng tôi vỡ lở, ở khoa Vật lý, ngoài một số sinh viên đồng hương thân thiết của nàng, biết nàng là con của lãnh tụ Việt Nam có một người duy nhất là Trưởng khoa công tác sinh viên nước ngoài.

Tình yêu của chúng tôi có thể làm tổn thương đến ba của nàng, trở thành con át chủ bài của các đối thủ trong cuộc đấu đá quyền lực. Phía sau lưng ông là Trường Chinh, đối thủ chính trị cạnh tranh đã từng là Tổng bí thư trước ông. Lê Duẩn định hướng phát triển kinh tế của đất nước theo mô hình Liên Xô, còn Trường Chinh muốn theo mô hình của Trung Quốc. Nàng tính toán rằng, Việt Nam sẽ sụp đổ nếu đối thủ của ba nàng dành được quyền lực. Và Liên Xô cũng đặc biệt không mong muốn điều đó xảy ra. Tuy nhiên thực tế, sau cái chết của ba nàng, Trường Chinh lên làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,những điều tồi tệ nàng nghĩ tới đã không xảy ra.


Cô gái khốn khổ đã không thể tự nghĩ ra, mình cần phải làm gì. Để cố quên tôi, nàng bắt đầu hẹn hò với một chàng trai đồng hương học ở khoa cơ học (tôi sẽ gọi tên cậu ấy là Văn), nàng không hiểu rằng điều đó không những không ngăn cản được tình cảm mà chỉ làm tăng thêm những cảm xúc trong lòng nàng đối với tôi.

Cuối cùng thì điều gì đến cũng phải đến, trong một lần gặp gỡ, chúng tôi đã gần gũi nhau. Ngay lập tức, tôi đề nghị nàng cưới tôi làm chồng:

– Điều này là không thể được – Nàng buồn rầu trả trả lời – Giữa hai nước chúng ta đã có thỏa thuận ngầm không chính thức là cấm công dân Xô Viết và Việt Nam kết hôn với nhau.

– Anh nghĩ rằng, chúng ta sẽ vượt qua được sự ngăn cấm này.
– Không, không thể được.
– Tại sao?
– Tại vì em không yêu anh!

Nhưng qua ánh mắt của nàng, tôi hiểu nàng đang nói dối, nàng nói vậy nhưng không phải là vậy. Tôi quyết định không vội vã ép nàng đẩy nhanh sự việc, cho nàng thời gian để nàng suy nghĩ, để nàng tự giải quyết những cảm xúc, tình cảm của mình. Và rồi nàng biến mất. Trước đây điều này cũng đã xảy ra khi nàng tự cho phép mình làm một cái gì đó “thêm” vượt quá giới hạn như nàng thường nghĩ khi ở bên tôi và nàng cảm thấy ăn năn về hành động này. Sau đó tất cả mọi thứ trở lại bình thường. Nhưng lần này khác hẳn, tôi không thể tìm thấy nàng. Kỳ nghỉ hè bắt đầu. Các sinh viên phân tán khắp nơi, nên tôi không biết có thể hỏi ai về nàng. Tôi thật khó khăn khi nóng lòng chờ đợi năm học mới, nhưng nàng đã không xuất hiện ở MGU, ngay cả sau ngày 1 tháng Chín. Tôi không thể chịu đựng được nữa và quyết định gọi điện thoại tới bà Trưởng khoa quản lý sinh viên nước ngoài:

– Bà có thể cho tôi biết sinh viên Lê Vũ Anh hiện đang ở đâu không ạ? Cô ấy học ở Khoa chúng tôi và cô ấy đã đạt được nhiều kết quả tốt.
– Vũ Anh đã lấy chồng là đồng hương, cậu ấy cũng là sinh viên của trường ta, cô ấy đã về nước. Tên cậu sinh viên ấy là Văn. Họ sẽ trở lại vào cuối tháng này cùng với ba của cô ấy. Ông ấy sẽ gặp Breznhep – Bà trưởng khoa khẽ nói trả lời.

Lê Duẩn gặp Breznhep

Lê Duẩn gặp Breznhep

Tôi gần như ngã quy khi nghe điều này. Gặp gỡ với Breznhep cuối tháng này ư, chắc chắn phải là Lê Duẩn. Thời khắc đột nhiên trở nên phức tạp, nhưng dễ dàng để lý giải rõ ràng những điểm kỳ quặc trong các câu chuyện và hành vi của người tôi yêu khi chúng tôi ở bên nhau. Vũ Anh của tôi – con gái của lãnh đạo cao nhất của những người cộng sản Việt Nam! Nhưng làm thế nào nàng có thể phản bội lại tình yêu của chúng tôi cơ chứ.

Sau này Vũ Anh đã giải thích tất cả mọi thứ với tôi. Khi chúng tôi trở nên thân thiết và gần gũi với nhau, tôi đã giang tay và nguyện hiến trái tim của mình cầu hôn nàng, điều này làm cho nàng phải trải qua những giây phút căng thẳng lớn, nàng cảm thấy hoang mang. Nàng thú nhận với người bạn trai là Văn. Nàng nói rằng nàng chỉ muốn quan hệ với tôi trên tinh thần bạn bè: nhưng rồi, vâng – chuyện đó đã xảy ra ngược với với ý chí của mình và nàng cảm thấy hối tiếc về điều này. Văn yêu cô ấy và đề nghị kết hôn ngay lập tức. Nàng đã từng có hẹn hò với Văn nên nàng đồng ý, nàng nói rằng nàng sẽ cố gắng để yêu Văn nhiều hơn. (Nàng nói như thế này: “Tôi sẽ cố gắng để yêu bạn nhiều hơn.”).

Kỳ III

Cuộc hôn nhân này là một đòn giáng mạnh vào Lê Duẩn, có khả năng, ông đã nghĩ đến việc có một chàng rể vừa có lợi cho Đảng nhưng lại phù hợp hơn cho con gái yêu quý của mình. Vũ Anh đã đạt được sự quan tâm, chú ý của một số “ông hoàng” từ các nước láng giềng. Văn là một chàng trai thông minh, một nhà toán học tài năng, nhưng không đáp ứng yêu cầu môn đăng hộ đối với nàng. Về phía nàng, nàng muốn quên hẳn tôi nên muốn ở lại Việt Nam và cố gắng yêu Văn để có thể tiếp tục sống tốt cùng với Văn. Lê Duẩn đã tha thứ cho con gái về hôn nhân không tương xứng, nhưng phản đối mạnh mẽ mong muốn của nàng ở lại Việt Nam. Nàng cần phải học tiếp để có được bằng tốt nghiệp của trường Đại học Tổng hợp Moscova. Trước khi kết thúc năm vừa rồi ở Khoa Vật lý, nàng chỉ cần ở lại một năm. Trong khi đó, Văn lại muốn đi học sau đại học tại Moscova. Nàng đã buộc phải tuân theo, trong lòng hy vọng cuộc hôn nhân của mình sẽ có thể thay đổi tất cả mọi thứ và giúp cho nàng không thể tiếp tục mối tình lãng mạn của mình với tôi.

Lê Vũ Anh thời sinh viên Moscova

Lê Vũ Anh thời sinh viên Moscova

Khi nàng quay trở lại Moscova, tôi đã thuyết phục được nàng đến nhà nghỉ ngoại ô của tôi cùng với Phúc. Nàng không thể từ chối, nhưng vẫn giữ thái độ ngại ngùng và cư xử kiềm chế miễn cưỡng. Tôi đã cố gắng để xoa dịu tình hình. Tôi bông đùa bằng các câu chuyện tiếu lâm, nói cười thật thoải mái, và sau đó mời các cô gái dạo Hồ trên một chiếc thuyền, mặc dù thời tiết không phải là thật tốt – lúc này đang là cuối thu. Khi chúng tôi đang tiến gần đến bờ, Phúc không thành công quay thuyền trở lại và rơi tõm xuống nước. Tôi vội nhảy xuốn hồ kéo cô ấy lên và bế chạy đến ngôi nhà gần nhất để thay quần áo ấm. Chủ nhà đưa cho chúng tôi một cặp áo khoác, Nhờ đó chúng tôi thay quần áo đã ướt và khoác áo khô vào người Phúc. Tôi đưa phúc về nhà nghỉ của tôi, xức cồn và xoa bóp bằng rượu cho ấm người. Được một lát thì Phúc cảm thấy buồn ngủ và cố ấy vào giường nằm nghỉ.

Lúc này trong phòng khách chỉ còn tôi và nàng tâm sự với nhau. Nàng thú nhận rằng trong mấy tháng qua, nàng đã sai lầm khi nghĩ rằng cứ lấy chồng thì nàng có thể quên được tôi. Trái tim nàng đã không hề muốn tuân thủ lý trí của nàng. Hàng đêm nằm bên chồng mà nàng luôn nghĩ về tôi. Nàng thổn thức, vừa muốn ở lại Việt Nam để lẩn tránh tôi, lại muốn bay sang ngay Moscova để được gặp tôi, được nằm trong vòng tay vững chắc và thưởng thức nụ hôn cháy bỏng của tôi.Trong đầu nàng luôn tái hiện lại hình ảnh lần đầu tiên gần gũi với tôi, đã trao trinh tiết quý giá của người con gái cho người mà nàng yêu quý nhất trong đời. Nàng bảo với tôi, con gái Việt Nam coi trọng điều này lắm, bởi họ quan niệm trong truyền thống từ cả ngàn năm là nó rất thiêng liêng trong tình yêu. Nàng cảm thấy có lỗi với Văn, nhưng nàng đã không lừa dối anh ấy, nàng đã tâm sự hết với Văn và Văn đã chấp nhận vì hiểu được hoàn cảnh éo le từ mối tình lãng mạn của nàng và tôi. Đặt chân xuống sân bay ở Moscova, những kỷ niệm lại ùa đến khiến nàng không thể cưỡng lại được tình cảm của mình và ngọn lửa tình yêu trong tim nàng với tôi lại được dịp bùng lên dữ dội. Bây giờ gặp lại tôi, nàng thừa nhận rằng nàng muốn được chung sống mãi mãi với tôi, làm một người vợ hiền chăm sóc cho tôi, nhưng nàng lại không dám tin vào một khả năng như vậy:

– Vài năm trước, chính quyền không cho phép con gái của một Bộ trưởng nước em kết hôn với con trai của thủ tướng một nước châu Âu. Đôi trai gái yêu nhau này đã chấm dứt cuộc sống và mối tình lãng mạn của mình bằng cách cùng nhau tự tử. Trường hợp như vậy ở Việt Nam nhiều lắm khi các đôi trai gái vì quá yêu nhau nhưng bị ngăn cản bởi gia đình mà tìm đến cái chết. Anh không thể tưởng tượng được đâu, rằng đã có bao nhiêu người chết vì truyền thống này!

– Thôi mà em, rồi tất cả sẽ tốt đẹp với chúng ta! Em hãy ly dị chồng và chúng ta sẽ cố gắng đấu tranh để được kết hôn!, Anh có niềm tin vững chắc vào điều đó – Tôi an ủi xoa dịu nàng, rồi nhẹ nhàng ôm nàng vào người thật chặt, đặt lên đôi môi hé mở của nàng một nụ hôn.

Nàng chợt bất ngờ xô tôi ra, thảng thốt:

– Ôi, em đã làm gì thế này, em là gái có chồng rồi mà. Thôi anh, nhỡ Phúc tỉnh dậy nhìn thấy thì không hay.

Bà Bảy Vân mẹ của Lê Vũ Anh thời còn trẻ (Ảnh tư liệu gia đình Maslov)

Bà Bảy Vân mẹ của Lê Vũ Anh thời còn trẻ (Ảnh tư liệu gia đình Maslov)

Thời gian tiếp sau, do không kiềm chế được, tôi và nàng vẫn tìm cách bí mật để gặp được nhau. Nàng quyết định ly thân với Văn, nói thẳng với Văn là nàng đã cố gắng nhiều nhưng không thể nào yêu được Văn. Nàng có nằm bên cạnh Văn thì cũng chỉ hờ hững mà không thể. Cuối cùng thì Văn cũng phải chịu, vì dù sao nàng là con gái Lê Duẩn nên không thể ép gì được nàng, để kệ nàng được tự do, muốn làm gì thì thì làm, còn Văn tập trung hết thời gian vào việc làm luận văn tiến sĩ. Tất nhiên, chúng tôi không quảng cáo mối quan hệ của chúng tôi bởi nó không phù hợp với truyền thống đạo đức bởi dù sao thì nàng cũng là người đã có chồng, chưa kể đến việc có mối quan hệ với người nước ngoài. Mỗi lần gặp mặt chúng tôi phải dàn dựng công phu, dấu kín không dẫn đến hậu quả tệ hại hơn để nàng không bị trục xuất về nước. Thông thường, các mối tình lãng mạn Xô-Việt nếu có sẽ khá nhanh chóng được đại sứ quán biết đến. Những người đang yêu nhau đó sẽ được “chấn chỉnh” bởi sự cảnh báo của những công dân ưu tú luôn cảnh giác với tình yêu. Cứ thế chúng tôi vụng trộm trong bí mật như vậy được gần một năm. Điều gì có thể chứng minh: việc giám sát “trẻ em” Việt Nam không hề tồn tại, ít nhất mọi thứ đều nguyên trạng. Sau đó, Nàng đã mang thai và không hiểu vì sao đó mà nàng đã giấu điều đó với tôi. Do không giữ gìn cẩn thận và tự thương lấy mình nên nàng đã bị sẩy thai. Tôi đã vào thăm nàng trong bệnh viện và đã rất lo sợ rằng tất cả mọi thứ sẽ bị phát hiện và người ta sẽ mang nàng đi mất. Nhưng tôi còn sợ hãi hơn cho sức khỏe của nàng. Bởi vậy nên tôi nghĩ, người ta có thể mang nàng đi, miễn là tất cả đều phải tốt đẹp cho nàng. Và rồi thời điểm đó đã đến.

Sau khi điều trị ở bệnh viện, người ta gửi nàng đến thành phố Pushkino, vào Viện an dưỡng chính trị cao cấp. Tại đây nàng được xem như một yếu nhân có một vị trí đặc biệt, tất nhiên, nàng được đăng ký ăn ở phòng ăn dành cho những người có đặc quyền. Những người khách nghỉ bình thường ở đây thường muốn ngó xem trong khay đựng thức ăn gồm những gì được mang đến cho cô công chúa Việt Nam khi các cô phục vụ bê mang ngang qua phòng sinh hoạt chung. Nàng khó chịu với đặc ân này của chế độ Xô viết, nhưng nàng bắt buộc phải chung sống hòa bình với điều này.

Ở Pushkino vài ngày nàng đã thấy buồn chán, nàng gọi điện đề nghị tôi đến thăm nàng. Một hồi lâu tôi từ chối, nói rằng chúng tôi có thể bị bắt, nhưng cuối cùng tôi đầu hàng và chấp nhận những lời thỉnh cầu của nàng . Tôi đến với một con chó – chó săn chồn, và tìm nhà nghỉ trong khu nghỉ mát gần Viện an dưỡng của nàng. Khỏi phải nói, chúng tôi mừng rỡ khi gặp được nhau, ôm hôn nhau nồng thắm như thể chưa bao giờ đã từng như vậy. Và một lần chúng tôi gặp nhau trong rừng đã bị một nhân viên an ninh bắt gặp! Ông ấy đang ngồi trong bụi cây theo dõi chúng tôi thì bất ngờ bị con chó của tôi tìm thấy ông ta ở đó.

– Này anh, anh theo dõi tất cả hay là chỉ riêng chúng tôi?

– Theo dõi tất cả- Tay nhân viên an ninh trấn an chúng tôi- Chúng tôi ở đây là Gestapo.

Tất cả nhanh chóng bị bại lộ, một cách hoàn toàn tình cờ. Cơ quan an ninh xác định rõ được ngay tôi là ai và nhanh chóng thông báo cho Lê Duẩn, rằng có mối tình lãng mạn giữa con gái ông với một nhà vật lý Xô Viết. Vậy là có một cuộc họp gia đình, trong đó mọi người cùng thảo luận về hành vi của nàng. Nhưng những người thân trong gia đình sợ nàng bởi cá tính quá táo bạo và độc lập. Nàng có thể phê bình, chỉ trích mạnh mẽ ngay cả ba mình. Trong tim tôi, nàng là một người cộng sản lớn hơn cả Lê Duẩn.
Để hạn chế hành động ngoại tình của con gái mình, Lê Duẩn cử một đặc phái viên – một người bạn của gia đình, người đã ở Moscova giúp đỡ giải quyết vấn đề này. Ông này mời nàng đi xem vở kịch ballet “Anna Karenina” ở Nhà hát lớn Moscova. Buổi đi xem thưởng thức biểu diễn này rõ ràng không phải là tình cờ. Khi xem xong quay ra, ông ấy nhắc nhở nàng về trách nhiệm của gia đình, “Đại sứ thiện chí” gợi nàng nhớ đến số phận của nhân vật nữ chính Anna của Tolstoy: “Cháu thấy không, cuộc sống của người phụ nữ trong tác phẩm kịch đã kết thúc với bi kịch ra sao nếu phản bội, thay đổi chồng mình?” Nàng đã khó khăn lắm mới nhịn được cười.
Với cương vị của mình, để giữ uy tín Lê Duẩn đã không thể sử dụng bạo lực và trục xuất cô con gái yêu. Giải pháp cuối cùng là phải để nàng ly hôn, cô sẽ kết hôn với tôi và ở lại cùng chồng ở Moscova. Qua một thời gian, tất cả mọi việc đã lắng dịu xuống, nhưng không cần phải trì hoãn, chúng tôi cần thiết phải tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức hôn lễ càng sớm càng tốt để cuộc sống chúng tôi ổn định.

Mặc dù đã ly thân, nhưng Văn không muốn ly hôn với nàng. Tôi nghĩ đó không chỉ do cảm xúc của Văn, mà còn vì lợi ích của người cha, sự nghiệp của ông ta đã đi lên cao sau khi con trai ông kết hôn với nàng. Tôi đề nghị nàng thể hiện sự thông minh và tài ngoại giao của mình để cố gắng đạt được một thỏa thuận với chồng, nhưng nàng không muốn tỏ ra khôn ngoan như vậy. Nàng không muốn có lỗi thêm với Văn. Lỗi là tại nàng, vì nàng đã lợi dụng Văn để cố quên được tôi trong cuộc đấu tranh với chính mình mới làm xuất hiện mối quan hệ của nàng với Văn. Nhưng khi Nàng đã có thai lần nữa, câu hỏi nảy sinh về nhiều khía cạnh. Nàng phải hành động để không phải rơi tình trạng không rõ ràng: nếu nàng trên danh nghĩa vẫn là vợ Văn tại thời điểm ra đời của đứa con của chúng tôi, phía Việt Nam có thể xem Văn là cha của đứa bé.

Cô hứa với Văn rằng, sẽ không để ai biết việc ly hôn của họ ở Việt Nam: “Em sẽ giữ bí mật, và chúng ta sẽ vẫn là bạn bè. Anh biết rồi đó, ngay từ đầu em đã không có tình cảm với anh. Anh nói rằng anh yêu thương em, vậy thì anh nên chấp nhận thỉnh cầu của em. Anh có muốn em ghét bỏ anh không?”.  Cuối cùng thì anh chàng đã phải chấp nhận từ bỏ nàng. Văn vẫn còn yêu đơn phương nàng. Họ đã cùng đến một văn phòng đăng ký ly hôn tại Moscova cho người nước ngoài, vậy là họ đã ly dị mà tất cả người Việt Nam và Lê Duẩn đã không được biết bất cứ điều gì. Cũng không có ai thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam. Văn tỏ ra rất khó chịu bởi việc này, bị khủng hoảng tinh thần đến mức phải nhờ phòng khám thần kinh chưa trị.

Chúng tôi giấu việc nàng mang thai con đầu lòng, vì chúng tôi không muốn ai đó quấy rầy nàng sinh con và đăng ký khai sinh cho con ở Liên Xô. Tại trường đại học, tôi đã bố trí cho nàng một “chuyến công tác” trong vài tháng ở một trường đại học ở Kiev và giúp đỡ cho người gọi “từ Kiev” cho chị Muội (Nàng qua chị vẫn giữ liên lạc với gia đình), đồng thời gửi thư cho người thân với tem đóng dấu từ Kiev để họ yên tâm đúng là nàng đang ở đó. Trong toàn bộ thời gian mang thai, nàng đã sống ở trong nhà nghỉ ngoại ô của tôi và trốn kín, nếu một người nào đó bất chợt đến thăm tôi.
Trong thời kỳ trì trệ của Liên Xô, những cuộc hôn nhân của cư dân cả Vùng Moscova (bao gồm thành phố Moscow) với công dân nước ngoài chỉ được tiến hành đăng ký tại hai văn phòng – một ở Moscow và một ở Zagorsk – Việc này cho phép Ủy ban an ninh quốc gia (KGB ) kiểm tra, kiểm soát dễ dàng hơn. Tại hai Văn phòng này, chúng tôi không thể đăng ký được vì nếu an ninh biết thì Lê Duẩn chắc chắn cũng sẽ được thông báo ngay. Nhưng thời kỳ đó pháp luật cũng quy định, ở những nơi nào không có văn phòng đăng ký kết hôn cho người nước ngoài, các cuộc hôn nhân với người nước ngoài có thể đăng ký và được thành viên của Hội đồng đại biểu nhân dân địa phương chứng nhận. Tôi quyết định phải tận dụng lợi thế này và đăng ký kết hôn của nàng với tôi tại thành phố Troitsk. Ở Thị trấn Akademgorodok ngoại ô Moscova, tôi có rất nhiều bạn bè trong tất cả các Viện nghiên cứu, họ sẵn sàng giúp đỡ tôi. Tất nhiên, nếu họ biết cô dâu của tôi là ai, thì chắc chắn không ai mạo hiểm dám giúp tôi để có đăng ký kết hôn với nàng được. Tôi đã phải né tránh, lừa dối và thậm chí tạo ra một giấy phép giả cho nàng từ Đại sứ quán Việt Nam. Và quan trọng nhất – tôi phải có đăng ký cư trú chính thức ở thành phố Troitsk. Mặc dù pháp luật quy định về hôn nhân yêu cầu không nhất thiết phải như vậy.

Kỳ 4

Thời gian đó tôi đã xây một nhà để xe tại nhà nghỉ ngoại ô – gọi là nhà chứa xe nhưng trông khá “hoành tráng” với việc mở rộng thêm một phòng ngủ lớn. Một trong những bức tường của nó được xây hình bán nguyệt. Các cửa sổ được xây dài và hẹp như kẽ hở lớn, tôi củng cố chúng bằng các song sắt. Trong căn phòng với những “kẽ hở” như vậy còn có thêm một cánh cửa bằng thép. Kết quả giống như một pháo đài thật sự mà sau này sẽ thực hiện đúng vai trò của nó cho ý đồ của tôi.

Nhà để xe theo pháp luật của Liên Xô chỉ có thể được hợp pháp hóa tại nơi cư trú của mình. Tôi đã đến gặp cảnh sát trưởng thành phố Troitsk:

– Tôi muốn được đăng ký tạm trú tại nhà nghỉ ngoại ô để chính thức hóa nhà để xe. Liệu có thể được không đồng chí?

– Không có vấn đề! Đồng chí hãy đến Sở Cư trú Moscova xác nhận và sau đó đến văn phòng hộ chiếu của chúng tôi.

Tôi đã đăng ký xác nhận ở Sở Cư trú Moscova, nhưng người đứng đầu văn phòng hộ chiếu lại yêu cầu cần sự cho phép đăng ký tạm trú của Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Troitsk, người mà tôi đã có mối quan hệ thân mật nhất. Tôi đến gặp đúng thời điểm bà chủ tịch đi nghỉ phép, vì vậy bà ấy dễ dàng ký ngay quyết định theo đơn trình của tôi. Tôi bày tỏ ngay nguyện vọng xin phép kết hôn khẩn cấp tại nơi cư trú mới, “chúng tôi không thể chờ đợi lâu được. Cô dâu sắp sinh con. Có giấy chứng nhận của phòng khám thai đây ạ “. Bà chủ tịch đã viết tay và ký tên vào một mảnh giấy: “Tôi yêu cầu khẩn trương cấp giấy đăng ký kết hôn cho GSTS Maslov ngay sau khi có quyết định của Ủy ban Hành chính thành phố về việc cấp giấy phép cư trú.” Và bà ấy lên đường đi nghỉ phép.

Với mảnh giấy này tôi đã đi đến gặp Ông Ủy viên Ủy ban hành chính , người có trách nhiệm xử lý việc đăng ký kết hôn (ông là một người quen của tôi), và thú nhận rằng, muốn kết hôn với một cô gái nước ngoài, nhưng tôi phải giấu kín, không để chuyện này bay ra ngoài khỏi Viện nghiên cứu khoa học của tôi. Ông hứa rằng mọi việc sẽ được giải quyết kín đáo, ông sẽ giữa bí mật tuyệt đối và sẽ trực tiếp trao đổi với thư ký của Ủy ban hành chính – một người phụ nữ trung niên dễ thương. Tôi đã rất vui mừng, nhưng chưa kịp thực hiện thì có chuyện thay đổi nhân sự xảy ra bất ngờ. Vài ngày trước khi đăng ký, người phụ nữ trung niên đã được chuyển công tác và thay vào vị trí đó một nhân viên đã từng là cán bộ Đoàn thanh niên từ thành phố Podolsk mới chuyển đến. Nghe nói cô gái này là một công chức mẫn cán, tích cực và rất nguyên tắc. Tôi sợ rằng cô ta sẽ phá vỡ âm mưu đăng ký kết hôn với nàng của mình.

Tôi quay sang nhờ một người bạn tìm cách vô hiệu hóa cô gái này. Bạn tôi sẽ tìm một thanh niên đẹp trai nào đó có khả năng tán giỏi, quyến rũ mời bằng được cô gái đến gặp, đi dạo chơi suốt trong ngày nào đó, làm sao để cô gái chuyển trách nhiệm giải quyết vụ việc của tôi cho ông ủy viên mà tôi quen biết. Tại sao ư, tất nhiên, tôi đã không nói. Một trong những nhà khoa học trẻ – một người đàn ông đẹp trai và đầy hấp dẫn, hợp gu yêu thích của phụ nữ – đã giúp đỡ. Ngày hôm sau cậu ấy gọi cho tôi: “Ngày thứ bảy cô ấy sẽ không có mặt tại cơ quan, cô ấy đã xin nghỉ phép. Chỉ cố gắng kiếm cho chúng tôi một cặp vé xem bất kỳ buổi biểu diễn nghệ thuật tuyệt vời nào đó. “Tôi gửi cho cậu ta cặp vé đi nghe nhạc jazz Đức.

Vị ủy viên đáng kính đã không làm tôi thất vọng, ông đã giúp chúng tôi kết hôn như đã hứa – “. Không một tiếng ồn và dính tí bụi nào”. Cho đến những giây phút cuối cùng tôi vẫn còn lo sợ những bất lợi không mong muốn bất ngờ có thể đến ngăn cản mối tình của chúng tôi. Bạn thân của tôi, Bulat Okudzhava đề nghị: “Nếu có bất kỳ trở ngại nào, hãy gọi cho tôi. Tôi sẽ đưa các nhà báo nước ngoài đến, chúng tôi sẽ làm um lên để họ không thể ngờ hậu quả lại như vậy!”. Tôi biết Okudzhava từ khi còn nhỏ. Các bà mẹ của chúng tôi thân nhau như là chị em ruột. Hồi bé tôi đã sống trong gia đình Bulat sáu tháng tại căn hộ của họ ở phố Arbat. Tại sao ư – Tôi không hề biết được.
Trong thời kỳ ảm đạm của năm 1937, nhiều người dân khi đó vì nhiều lý do, buộc phải thay đôi chuyển nơi ở, họ đã cố gắng trốn tránh để thoát khỏi bị bắt. Người ta đã bắt giam cha của Bulat – ông Shaliko. Mẹ tôi ly dị với cha tôi và sau đó kết hôn với Boris Fedorovich Piston, một nhà sử học và triết học nổi tiếng. Cha dượng đã đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống của tôi. Tôi yêu ông rất nhiều. Mẹ của Bulat là bà Ashkhen Stepanovna và bà nội Maria Vartanovna đã nuôi nấng, chăm sóc tôi một thời gian. Bà Ashkhen sau đó vẫn luôn luôn giúp đỡ tôi. Bà cũng đã đến dự ngày cưới của tôi với Vũ Anh.

Hình đám cưới Maslov và Lê Vũ Anh tại Nga

Hình đám cưới Maslov và Lê Vũ Anh tại Nga

Chúng tôi tổ chức đám cưới ở nhà nghỉ ngoại ô. Chúng tôi chỉ mời bạn bè thân thiết gần gũi nhất và người thân trong họ. Mẹ tôi đã cho con dâu của mình một chiếc vòng cổ bằng vàng nạm kim cương. Một chiếc vòng cổ rất thanh lịch, “sang trọng”, nhưng nàng xấu hổ khi đeo nó. Nàng là một cô gái khiêm tốn. Mẹ tôi còn tặng thêm cho nàng một chuỗi vòng cổ với các hạt ngọc trai lớn hình dạng không đồng đều – nàng luôn đeo nó ẩn dưới lớp dưới áo ngoài.

Hôn nhân của chúng tôi được tiến hành nhanh chóng một cách kỳ lạ, với một giấy phép cư trú gắn liền với toàn bộ câu chuyện mạo hiểm. Đầu tiên là sự ngại ngần, lưỡng lự của bà trưởng văn phòng hộ chiếu thành phố Troitsk. Bà nói rằng việc đăng ký tạm trú không cho quyền cư trú, cũng như việc cho phép của Chủ tịch Ủy ban hành chính Troitsk, và gửi hồ sơ xin cư trú của tôi đến sở cảnh sát Vùng Moscova. Ở đó, tôi bắt chạy khắp nơi đúng một vòng tròn. Tôi là một người rất kiên trì đến quấy rầy một loạt các bộ phận chức, và rồi cũng đạt được kết quả tuyệt vời. Người em họ của bạn tôi, Okudzhava đã giúp đỡ. Người phụ nữ tuyệt vời này, tôi đã thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy, là bạn học với Phó trưởng cục nội vụ Vùng Moscova. Cuối cùng nhờ anh ấy mà chúng tôi cũng đã nhận được giấy phép cư trú tại vùng ngoại ô Moscova.
Trong thời kỳ Xô Viết, tất cả mọi thứ có thể đạt được bởi sự quen biết. Tôi đưa nàng vào nằm ở

Bé gái Elena ra đời

Bé gái Elena ra đời

một nhà hộ sinh vừa mới được khai trương ở Moscova nhờ sự giới thiệu của bạn bè mà không cần có giấy tờ. Bác sĩ, người trực tiếp chăm sóc nàng, một bác sĩ phẫu thuật tuyệt vời, không biết cô ấy là ai. Tôi nói với bác sĩ rằng, nàng là tình nhân của tôi, chúng tôi yêu nhau và có thai, chúng tôi muốn lừa dối người chồng rất hay ghen, nàng đã phản bội chồng, bây giờ anh ta đang bận công tác trong một chuyến đi dài ngày. Bảy tháng trước, chồng nàng đã về Moscova vào dịp nghỉ phép, sau đó lại đi tiếp. Do đó, chúng tôi cần một giấy chứng nhận rằng đứa trẻ được sinh non bảy tháng.
Trong thực tế, tờ giấy chứng nhận này chỉ nhằm mục đích để phòng chống lại tuyên bố có thể có của phía Việt Nam. Nàng ly hôn vào tháng thứ hai của thai kỳ, và nếu muốn người ta có thể nói Vân là cha đứa bé. Thời đó khoa học chưa có phân tích ADN. Bác sĩ phụ khoa cấp ngay chứng chỉ cần thiết mà không yêu cầu bất kỳ vấn đề gì. Ông đã bị cuốn hút bởi nàng. Và, tất nhiên, tôi rất biết ơn ông.

Ngày 31 tháng 10 năm 1977, nàng đã sinh hạ một bé gái, chúng tôi đặt tên bé là Elena, dựa vào tên của người bạn gái thân của nàng là Liên, con gái của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, người đã giúp chúng tôi bằng nhiều cách, đặc biệt là một giấy phép kết hôn giả của Đại sứ quán Việt Nam mà tôi đã đề cập. Tôi ngay lập tức đăng ký khai sinh cho đứa trẻ ở Troitsk, và đến giây phút này có thể nói rằng “chương trình tối thiểu” đã được thực thi.

Bà Bảy Vân cùng ba người con (hình chụp 1964)

Bà Bảy Vân cùng ba người con (hình chụp 1964)

Một thời gian ngắn trước khi nàng sinh, Lê Duẩn đã đến Moscova. Ông đã không thể gặp được nàng ngày. Điều này làm cho ông lên cơn giận dữ. Con gái đâu? Thông thường, các chuyên viên của Ban đối ngoại của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ đón và đưa nàng đến gặp ba nàng ngay trong ngày vừa bay đến Moscova của Lê Duẩn. Nhưng lần này họ không thể tìm thấy nàng – không ở Kiev, nơi nàng chính thức là được cử đi công tác, cũng như không tìm thấy ở Moscova. Những người phụ trách an ninh giải thích rằng,có thể nàng đang ở nơi nào đó với Maslov. Sau một tuần, nàng và con gái đã được xuất viện, nàng ngay lập tức tự mình đến gặp Lê Duẩn, nàng sẽ kể hết toàn bộ câu chuyện. Tôi đã cố gắng để ngăn cản nàng, nhưng nàng không chịu nghe.

Nàng gặp cha mình tại nhà khách chính phủ trên đồi Lenin. Lê Duẩn đã cố gắng thuyết phục con gái về Việt nam để làm thủ tục ly hôn với Văn, điều mà nàng đã từng yêu cầu trước đây. Nàng cho biết nàng đã chính thức ly hôn Văn và kết hôn với tôi. Lê Duẩn tím mặt với cơn giận dữ và bắt đầu la hét, mắng nàng thậm tệ, đổ lỗi nàng hư hỏng vì mang một phần dòng máu xấu Trung Hoa, mà nàng được thừa hưởng từ mẹ nàng. Nàng cảm thấy phẫn nộ kinh khủng, nàng không thể chấp nhận chủ nghĩa dân tộc của ba mình. Nhưng nàng không muốn tranh luận với Lê Duẩn nữa. Nàng xin phép ba quay về và bỏ đi thật nhanh.

Kỳ 5

Xe Volga màu đen

Xe Volga màu đen

Khi nàng đi ra ngoài để đến điểm dừng xe buýt, một chiếc xe “Volga” màu đen chầm chậm chạy theo nàng, rồi dừng lại cách nàng một khoảng không xa. Nàng bước thêm vài bước,người lái xe ngay lập tức nhấn ga. Cô vội chạy nhanh thì chiếc “Volga” cũng tăng tốc thêm. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu nàng không kịp chạy đến bến và lên kịp chiếc xe buýt chạy điện vừa dừng. Về đến nhà, nàng xuất hiện trước mặt tôi với nước mắt lưng tròng. Nàng kể lại với tôi nàng đã sợ hãi như thế nào khi bắt đầu thấy chiếc xe đuổi theo nàng:

– Bây giờ em đã tin chắc rằng, họ muốn bắt và đưa em về Việt Nam!

– Sao em bảo rằng ba mình sẽ không làm điều đó.

– Như sự việc xảy ra hôm nay, em đã nhận ra rằng ba em đã sẵn sàng đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Điều này có nghĩa, em sẽ phải cam chịu số phận thôi.

Tôi an ủi, vỗ về động viên nàng, còn nàng vừa khóc, vừa liên tục lắp bắp nói: “Em đã chết! em đã chết! “

Ngày hôm sau, nàng gọi điện thoại cho chị Muội. Chị nàng nói rằng ba đã bị sốc và rất lo lắng vì chuyện của nàng đã xảy ra như vậy. Cả đêm ông đã không thể ngủ được và muốn làm lành, tha thứ cho nàng. Nàng kiên quyết trả lời chị: “Tốt hơn hết là ba, má và chị nên chúc mừng chúng em. Chúng em đã có một cô con gái mới sinh.” Chị gái nàng không tin thực tế đó, cho rằng nàng bịa ra chuyện để gây sức ép cho ba phải thừa nhận hôn nhân của nàng với tôi. Nàng và chị Muội đã thỏa thuận gặp nhau tại nhà nghỉ ngoại ô của chúng tôi và cả hai sẽ cùng đi đến gặp Lê Duẩn. Khi đến nhà tôi, trông thấy Lena, Muội đã bật khóc và đề nghị nàng nên ở nhà, chị sẽ đến gặp ba một mình. Chị sẽ kể tất cả mọi chuyện cho Lê Duẩn. Lê Duẩn một lần nữa lại bị sốc khi biết về sự ra đời cháu gái ngoại của ông.

Trong một thời gian dài sau này, Lê Duẩn không thể chấp nhận sự thật, rằng con gái mình đã không vâng lời, vi phạm luật pháp và kết hôn với người nước ngoài. Ông thỉnh cầu Suslov, người gần gũi quen biết nhất của ông trong Đảng Cộng sản Liên Xô với một yêu cầu giúp tìm ra quan hệ thực chất của nàng với tôi – mối tình thoảng qua theo cảm xúc nhất thời hay tình yêu thực sự. Sau đó, KGB đã cử một “chuyên gia về tình yêu” tiếp cận chúng tôi. Ông đã bí mật đi lang thang xung quanh nhà, nơi chúng tôi sống, quan sát, nghe trộm, thu thập thông tin, và đã buộc phải thừa nhận: đó là tình yêu thực sự.

Mặc dù biết chúng tôi yêu nhau thật sự, nhưng Lê Duẩn vẫn không tha thứ cho con gái mình. Tôi đã nghe nói rằng, trong gia đình, Lê Duẩn đã cấm không cho ai được nói chuyện về nàng, thậm chí chỉ là nhắc đến tên nàng. Nhưng tất cả quà tặng thủa bé của nàng đều được ông sắp xếp, giữ gìn cẩn thận trên bàn làm việc của mình. Khi một trong số những món quà đó bị ai đó lấy mất, Lê Duẩn đã làm ầm ỹ cả nhà, tạo nên một scandal nho nhỏ. Điều này có nghĩa là trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn rất yêu quý nàng, thương nàng như xưa mà không hề chối bỏ nàng …

Nàng đã thay đổi rất nhiều sau sự ra đời của bé Lena. Trước đó nàng luôn tỏ ra can đảm, độc lập, còn bây giờ nàng không ngừng run lên vì sợ hãi. Lúc nào nàng cũng có cảm giác như đang trong tình trạng chờ đợi các cuộc tấn công, bắt cóc, nàng sợ những chiếc xe màu đen và thậm chí nàng sợ cả các đồng hương của mình. Nàng cho biết, với họ tốt hơn hết là không nên gặp mặt, không để bị lôi kéo vào cuộc tụ họp , để dành thời gian tập trung vào làm việc, nghiên cứu. Một thời gian ngắn, người thân của nàng xa lánh, tẩy chay nàng, gọi nàng là kẻ phản bội. Họ thường xuyên gọi điện thoại và gửi thư với thái độ giận dữ. Nàng đã phải chịu áp lực lớn, nàng tin rằng, nàng đã gây ra một tội lỗi khủng khiếp, và nàng sẽ bị trừng phạt.
Trước đây nàng không thực sự muốn ở trong căn phòng với những khe hở lớn như pháo đài tôi đã xây, còn bây giờ nàng lại luôn yêu cầu tôi khóa chặt cửa và nàng ở trong phòng cùng với Lena suốt cả thời gian khi tôi đi vắng vì công việc ở Moscova. Nàng luôn giữ bên mình khẩu súng săn của tôi. Nàng nói rằng căn phòng này là nơi an toàn nhất trong cả nước. Nàng không còn sợ bị đuổi bắt từ các đường phố, từ bên trong phòng này nàng có thể thoải mái để bắn ra ngoài. Rõ ràng, nàng có thể đang hồi tưởng về tuổi trẻ du kích của mình.

Có một lần nàng làm tôi hoảng sợ suýt chết. Nàng biến mất cùng với Lena. Tôi lái xe về đến nhà nghỉ, thấy vắng tanh không có ai ở đó cả. Tôi thiếu chút nữa thì lên một cơn đau tim, nghĩ rằng họ đã bị bắt cóc. Rồi nàng bất chợt hiện ra và nở một nụ cười rõ tươi.

Tôi đã có cuộc trò chuyện với một người lính từ một tiểu đoàn xây dựng. Cậu ấy muốn bán cho tôi một khẩu súng lục bắn bê tông, từ đó có thể chụp chốt vào tường bê tông. Tôi hỏi khoảng cách bắn được bao xa. Người lính nghe tôi nói vậy thì tỏ ra sốt sắng: “Bác cần súng bắn được với khoảng cách xa à? Tôi có thể bán cho bác súng trường tự động kèm với đạn”. Tất nhiên, tôi từ chối cậu lính. Khi tôi vừa cười vừa nói với nàng về cuộc trò chuyện đó vơi người lính, nàng đột nhiên nhận thấy tiếc rẻ về cơ hội hiếm có đó:
– Sao vậy, anh phải mua chứ.
– Có mà điên? Để cho người ta bắt vào tù à.
– Nhưng có nó em sẽ bình tĩnh hơn. Anh không không hiểu à, Ba em sẽ làm mọi chuyện có thể.

Cuộc hôn nhân của chúng ta làm suy yếu quyền lực của ông ấy trong Đảng, tiếp tay cho các đối thủ chính trị của ông. Nếu họ hạ bệ ba em, đất nước sẽ bị sụp đổ.

– Ba em yêu thương em và sẽ không bao giờ phá hoại hạnh phúc của em đâu.
– Ba yêu thương em, em cũng yêu ba em nhiều. Nhưng điều quan trọng nhất đối với ba em là lợi ích của đất nước. Em luôn biết em phải đi đến điểm dừng nào. Trước đây khi chưa có Lena, em không sợ gì cả, nhưng bây giờ em luôn sợ hãi. Nếu người ta bắt em đi, một mình anh sẽ không thể chăm sóc tốt cho con.

Ngay sau đó bé Lena đã bị ốm, phải nhập viện. Trước khi vào bệnh viện cùng nằm để chăm sóc bé, nàng đã viết cho tôi một bản tuyên bố chính thức: “Nếu tôi bị bắt mang đi một mình hoặc cùng con gái và đưa đến Đại sứ quán Việt Nam, mọi người cần phải biết, điều này được thực hiện bằng vũ lực, trái với ý muốn của tôi, bất cứ điều gì do người thân trong gia đình tôi hoặc đại sứ quán phát ngôn đều không có giá trị. Tôi muốn sống với chồng Viktor Maslov ở Liên Xô, và tôi muốn chồng tôi nuôi dưỡng con gái của chúng tôi trưởng thành và thấm nhuần nền văn hóa Nga “. Tôi cho cất giữ tờ giấy này vào một nơi an toàn.

Phần lớn thời gian chúng tôi sống trong nhà nghỉ ngoại ô và hầu như lúc nào cũng ở bên nhau. Tôi bắt đầu tham gia giảng dạy ít hơn, cố gắng dành thời gian nghiên cứu, làm việc tại nhà. Vào ban đêm, đôi khi tôi ngắm nhìn nàng ngủ và tôi tự nhủ, “Lạy Chúa, tại sao tôi hạnh phúc thế này? Tôi thật không xứng đáng”. Cũng giống như tôi luôn cảm thấy có quá ít thời gian được ở bên nàng …

Ban đầu, tôi sợ rằng nàng buồn vì nhớ gia đình và quê hương. Một lần bạn tôi là Viện sĩ Mishchenko đã hỏi cô về điều đó. “Em chỉ nhớ khi có khách đến nhà chơi” – với sự thẳng tính của mình nàng trả lời. Nàng không thích các nhóm bạn ồn ào, những cuộc tranh luận vô bổ. Tôi cảm nhận được nàng khó chịu khi nhìn thấy cảnh bạn bè tôi say rượu vui vẻ, mặc dù nàng không thể hiện ra ngoài sự không hài lòng, nếu có ai mời uống rượu thì nàng nhẹ nhàng từ chối. Nói chung là nàng không thích uống rượu.

Cùng sống với Anh tôi đã tự nhận thấy mình thay đổi nhiều, trẻ hơn, dễ chừng phải đến 15 tuổi. Chưa bao giờ tôi lại làm việc đạt hiệu quả lớn như lúc này. Chúng tôi hầu như không bao giờ đi đến nơi nào khác (Các nhân viên Ban quốc tế của Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô đã khuyến cáo chúng tôi không nên xuất hiện ở những nơi công cộng), nhưng không cảm thấy mình có gì đó sai trái. Các bạn gái và em trai thường vẫn đến thăm nàng. Nàng vẫn đến trường Đại học Tổng hợp Moscova, cố gắng hoàn thành chương trình nghiên cứu sau đại học. Nàng có khả năng làm việc tốt hơn nhiều so với tôi, và nếu nàng tham gia vào nghiên cứu khoa học, tất cả mọi thứ hóa ra không đến nỗi quá phức tạp như tôi tưởng. Nàng đã bảo vệ luận án thành công và trở thành phó tiến sĩ khoa học vật lý và toán học.


Một lần, tôi nhớ, chúng tôi đã đến dự xem buổi hòa nhạc của Vladimir Vysotsky, được tổ chức trong trường Đại học chế tạo máy điện tử Moscova (МИЭМ). Chúng tôi ở xa, không ngồi ở hàng ghế đầu, nhưng sau khi biểu diễn xong ca sĩ ngay lập tức đã đi tới gần nàng. Vysotsky thấy nàng khi anh hát và suốt thời gian biểu diễn chỉ nhìn nàng. Nàng ngạc nhiên và nghĩ rằng, có lẽ ca sĩ nhầm lẫn với ai đó. Và Vysotsky giãi bày tâm sự khi khen nàng dễ thương, dạt dào tình cảm, và muốn được liên lạc sau buổi biểu diễn này, nói ngắn gọn, ca sĩ cư xử như thể không có tôi ngồi bên cạnh nàng. Tôi đã cố gắng để giải vây cho nàng. Khi ca sĩ hỏi nàng có hiểu hết tất cả nội dung trong bài hát của mình không, tôi trả lời thay cho nàng:

– Vâng, tôi là chồng đang ngồi cùng với cô ấy. Tôi có thể giải thích cho vợ tôi hiểu. Một cách ngẫu nhiên, chúng tôi với gia đình anh thực tế là láng giềng của nhau tại khu nhà nghỉ ngoại ô đấy.. Hãy đến thăm vợ chồng tôi, chúng tôi sẽ rất vui mừng được chào đón.

– Tôi đến đó rất thường xuyên, – Vysotsky ngượng ngùng – đó là Marina thích nhà nghỉ ngoại ô, còn tôi không thực sự thích lắm. Vâng và không bao giờ.

Kỳ 6

Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Vysotsky đã diễn ra không lâu trước khi ông qua đời. Ông trông mệt mỏi và không được khỏe. Nhưng ông vẫn cố gắng để thể hiện mình là một người đàn ông cừ khôi trước một cô gái đẹp đến từ Việt Nam. Nàng không hiểu lý do gì làm cho ca sĩ chú ý đến mình đến vậy. Khi ra về sau khi kết thúc buổi hòa nhạc, Nàng hỏi tôi:

– Ông ấy muốn gì ở em hả anh?

– Đơn giản là bởi ông ấy thích em thôi, – tôi trả lời. – Nhìn thấy một người phụ nữ hấp dẫn và mất hết lý trí!

Tôi tự hào vì Vysotsky cảm nhận được sự cuốn hút từ nàng, và rằng ông ấy thích nàng. Tôi hài lòng khi nàng nhận được những ánh mắt trầm trồ, thán phục của mọi người khi nhìn nàng. Nàng không muốn thu hút sự chú ý, nhưng chính điều đó lại làm cho nàng hấp dẫn một cách hiệu quả. Nàng biết cách ăn mặc, giao tiếp lịch sự với khách. Đôi khi tôi lấy làm tiếc rằng tôi đã không thể cho nàng những gì nàng xứng đáng nhận được nhiều hơn. Trước khi đến Liên Xô nàng đã có một cuộc sống rất khác. Nàng cùng với ba mình đi thăm ở nhiều nước, nơi mà họ đã nhận được sự đón tiếp long trọng ở mức cao nhất.

Ở Việt Nam, Lê Duẩn và gia đình sống trong một dinh thự lớn với nhiều người phục vụ, từ bé nàng đã được nuông chiều, không phải động tay, động chân vào việc nhà (Chứ không phải nàng là cô du kích nhỏ mà nàng kể với tôi trước đây khi muốn dấu thân phận thật của mình). Tuy nhiên hiện tại, tôi chưa bao giờ thấy nàng phàn nàn điều gì, và theo tôi, nàng cũng không cảm thấy khổ sở vì thiếu các tiện nghi sinh hoạt thông thường, nàng tự lau chùi nhà cửa sạch sẽ, tự mình chuẩn bị và nấu chín thức ăn. Thời gian chúng tôi chuyển lên sống trong căn hộ ở nội thành Moscova, chúng tôi làm sạch quần áo bẩn của cả nhà trong một máy giặt cũ, được chế tạo bởi nhà máy mang tên Vladimir Ilich (ЗВИ ). Mỗi lần giặt, máy chạy kêu ầm ầm khủng khiếp và đôi khi nước không ngừng chảy, tràn ra cả phòng. Hồi đó, phải đến 10 lần nước thoát ra ngập sang cả căn hộ hàng xóm. Sau khi nàng sinh cô con gái thứ hai, nàng gặp khó khăn hơn để đối phó với cuộc sống hàng ngày, nàng không thể đảm đương hết việc nhà và chăm sóc 2 con được nữa, chúng tôi phải thuê một người giúp việc nội trợ và một bảo mẫu.

Ở tuổi ba mươi, là mẹ của hai đứa con, trông nàng như mới mười tám tuổi. Tôi không thể không ngưỡng mộ nàng. Một lần tôi đã phải trải qua thử thách bởi sự ghen tuông tưởng tượng mơ hồ trong lòng mình. Chúng tôi đang đứng xếp hàng tại một cửa hàng. Đứng ngay trước chúng tôi là một người đàn ông trẻ tuổi cao ráo. Quả là một mỹ nam nhân tuyệt hảo. Nhìn cậu ta, tôi rùng mình, cảm thấy trái tim mình như bị chìm nghỉm: Bây giờ nàng đang chú ý đến cậu ấy, so sánh cậu ấy với tôi, và kết luận … Nhưng nàng đã không cho tôi câu trả lời cho tính đố kỵ của tôi về chàng trai đẹp. Trên đường phố, tôi hỏi:

– Em có thấy anh chàng đứng ngay phía trước chúng ta không? Giống diễn viên điện ảnh Mỹ Alain Delon nhỉ.

– Vậy à? – nàng ngạc nhiên. – Thế mà em không nhận ra.
Chị Muội có lần đã chất vấn nàng:

– Tại sao em lại lấy Maslov? Anh ấy quá già so với em! Nhìn xem, biết bao nhiêu là đàn ông trẻ đẹp hấp dẫn vây quanh em!

– Ngoài anh ấy ra, đối với em không có bất cứ người đàn ông nào tồn tại – Nàng trả lời chị.

Tatiana, con gái thứ hai của chúng tôi đã được sinh ra vào tháng Tư năm 1979. Sau sự kiện này, mối quan hệ của nàng với người thân đã được cải thiện tốt hơn. Rõ ràng họ đã nhận ra rằng, mọi chuyện ở nàng thực sự đều rất nghiêm túc. Do vậy mà thái độ chống đối, công kích nàng từ họ được chấm dứt. Thậm chí họ còn xin lỗi và mong nàng tha thứ – tất cả, ngoại trừ ba nàng. Mẹ nàng, bà Bảy Vân khi đến Moscova công tác đã ghé thăm chúng tôi ở nhà nghỉ ngoại ô và tại căn hộ ở Moscova trên phố Dmitry Ulianop. 

Lịch sử mối tình sóng gió của chúng tôi đã góp phần quan trọng, không chỉ làm thay đổi quan điểm trong cuộc sống của gia đình Lê Duẩn, mà còn làm thay đổi chính sách cho toàn bộ đất nước. Việt Nam đã thông qua một đạo luật cho phép hôn nhân với người nước ngoài. Một người bạn của nàng ngay lập tức gọi điện cho nàng, người đang có mối tình lãng mạn với một người Đông Đức: “Bạn là một anh hùng thực sự! Hàng ngàn người sẽ cầu nguyện cho bạn! Mong rằng bạn sẽ mãi mãi hạnh phúc!”

Lê Duẩn và bà Bảy Vân thời trong bưng miền Nam

Lê Duẩn và bà Bảy Vân thời trong bưng miền Nam

Sau khi hòa giải với gia đình, nàng quyết định giới thiệu ba nàng với cháu gái Lena của ông. Khi Lê Duẩn lại một lần nữa đến Moscova, nàng đã mang theo Lena đến gặp ông. 

Ông nhanh chóng yêu quý ngay cháu gái của mình. Ông yêu cầu nàng và Lena ở lại với ông cho đến khi khởi hành trở lại về nước. Cô bé lúc đầu tỏ ra nhút nhát, nhưng rồi dần dần trở nên gắn bó hơn với ông ngoại. Ông ra lệnh dành tất cả chuối trong nhà để tự chính ông chiêu đãi Lena – và như vậy cuối cùng nàng đã thắng.

Mỗi lần có mặt ở Moscova, Lê Duẩn lại đòi hỏi mang Lena đến với ông. Ông dứt khoát không muốn gặp tôi. Tôi còn nhớ, hôm tôi lái xe chở nàng và con gái của mình đến thăm Lê Duẩn tại khu nhà nghỉ trước đây của Khrushchev ở Rublyovka, trong khi vợ, con của tôi chơi, nói chuyện với ông thì tôi phải ngồi chờ đợi trong xe. Lê Duẩn dẫn Lena đến rạp xiếc và ông còn dẫn nàng cùng cháu gái đến tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Moscova. Cô bé với tính khí thay đổi bất thường nên trong giây phút trang trọng nhất đã hét lên, “Mẹ ơi, con muốn vào nhà vệ sinh!”

Một dịp khác, trong một bữa tiệc chiêu đãi, ngồi ở bàn ngay bên cạnh Lê Duẩn, khi đang nói về thời kỳ đầu cuộc chiến tranh của Việt Nam với chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia, Lena đột nhiên hỏi: “ông, vậy chứ ông không bị làm vỡ răng à”

Hoàn cảnh nào đã làm xuất hiện thắc mắc trong đầu một đứa bé ngay giữa cuộc tranh luận nóng để hỏi một câu như vậy? Mọi người dự tiệc đang thảo luận các vấn đề của cuộc chiến tranh với chế độ Pol Pot – Ieng sary,về những tội ác diệt chủng của Khme đỏ. Có lẽ Lena nhớ một cụm từ mà tôi đã từng nói? Nàng biết rõ và hay kể về Ieng Sary, người đứng vị trí thứ hai của chế độ Campuchia. Có thể, trong lúc trò chuyện đãi khách Việt Nam này, ai đó phía Liên Xô đã thốt ra tên đó, làm cho Lena thắc mắc cũng nên. Cũng có khả năng ông ngoại của Lena tại thời điểm này đang gặm xương gà? Phiên dịch hiểu câu hỏi đó theo một ý nghĩa tượng trưng, anh ta do dự, nhưng đã làm hết sức mình để truyền đạt chính xác ý nghĩa của cụm từ. Lê Duẩn không cảm thấy xấu hổ. Ông nhe hàm răng chắc của mình cho Lena thấy.

Tình hình trở lại bình thường.

Nàng cũng rất gần gũi, cởi mở và vô tình tiết lộ “bí mật” của Liên Xô cho ba mình. Hơn nữa Lê Duẩn rất biết cách đặt câu hỏi. Chẳng hạn ông kể lại rằng, theo như Breznhev nói, cả nước đã đạt được một vụ thu hoạch bông kỷ lục trong năm. “Vậy mà ở nhà con tất cả các tấm vải lót trải giường bị thủng hết mà không tìm mua mới ở đâu được” – nàng kể cho ba của mình biết. Ngay ngày hôm sau, một nhân viên của tiểu ban Việt Nam trong Ban quốc tế của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn nàng đến quầy hàng số 200 nổi tiếng trong Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp quốc gia (GUM), nơi chỉ bán hàng cho các khách hàng VIP được ưu tiên lựa chọn. Vậy là chúng tôi có được một đồ vải lót trải giường mới.

Nàng không thích sử dụng đặc quyền, nhưng rồi vẫn mua các thứ trong quầy hàng ưu tiên này trong Cửa hàng Bách hóa (GUM), và tôi đã nhận các đơn đặt hàng thực phẩm mà nàng được cấp. Nàng không lấy một xu nào từ ba mình, ngay cả khi còn đang học ở trường Đại học Tổng hợp Moscova. Chính quyền Moscova đề nghị cấp cho nàng căn hộ rộng rãi ngay ở trung tâm thành phố, nhưng nàng từ chối. Nàng chỉ chấp nhận lấy một căn hộ tiêu chuẩn ba phòng ngủ trong một tòa nhà lắp ghép ở Belyayevo. Nàng tính dự phòng để có một nơi sinh sống và làm việc, nếu chẳng may chúng tôi đột nhiên xung đột cãi nhau và chia tay.

Nhưng chúng tôi sống hòa thuận cùng nhau. Suốt thời gian chung sống với nhau, chúng tôi cãi nhau chỉ đúng có 2 lần. Chính xác hơn, đó là nàng tính như vậy khi cho đó là bất hòa. Lần đầu tiên thấy nàng bĩu môi vì tôi lái xe chở hai cô gái đi cùng, mặc dù trong khu chung cư của chúng tôi, mọi người thống nhất quyết định, nếu xe còn chỗ ngồi, phải chuyên chở thêm hành khách đi cùng để thuận lợi cho cộng đồng . Nhưng nàng vẫn giận vì chuyện tôi đồng ý chở 2 cô gái đi cùng đó.

Trong một lần khác, thực ra chỉ xảy ra sự hiểu nhầm. Vào một buổi tối tôi lắng nghe “Đài địch”. Nàng ngồi nghe cùng với tôi, nhưng nàng không hiểu tiếng Anh, vì vậy nàng nhanh chán và đi vào phòng trẻ con. Khi xong việc, tôi nghĩ rằng chắc nàng và các con đã ngủ nên đóng chặt cửa lại để không đánh thức họ. Sau đó tôi ngủ thiếp đi. Nàng đi ra từ phòng các con, đẩy cửa nhưng không thể nào mở được. Nàng cho rằng, do tôi không muốn nhìn thấy nàng nên đã đóng chặt cửa. Nàng cảm thấy bị xúc phạm, sáng hôm sau nàng bỏ đi sớm đến thẳng nhà chị Muội. Đến tối nàng mới trở về, và chúng tôi đã làm lành với nhau khi hiểu ra chuyện. Vậy đó,nàng không thể duy trì lâu được với tôi trong tình trạng xung đột.

Kỳ 7

Người thân của nàng ngạc nhiên, làm thế nào mà tính tình của nàng lại thay đổi như vậy được chứ. Trước đây nàng cứng đầu, ngang bướng, vậy mà bây giờ mọi việc lúc nào cũng ngoan ngoãn, răm rắp vâng theo lời chồng. Mẹ nàng, bà Bảy Vân, cố gắng điều chỉnh, xui giục nàng chống lại tôi, bằng cách luôn bày tỏ sự không hài lòng của bà với cách sống quá khiêm tốn của chúng tôi. Nàng giải thích cho bà hiểu: “Chồng con dành gần như tất cả thu nhập chi phí cho nhà nghỉ ngoại ô rồi. Luôn phải hoàn thiện thêm một cái gì đó và sửa chữa nhà. Con không thể can ngăn anh ấy chi tiêu về chuyện này được. Các khoản tiền khác của chồng con dùng để chi cho ăn, uống và sinh hoạt gia đình đều được anh ấy hoạch định rõ.”

Nàng đã nhận trách nhiệm về mình tự chăm sóc cho mẹ tôi, khi bà bị đột quỵ, phải nói rằng nàng chăm bà rất khéo. Phải chăng nàng đã từng là một cô y tá trong chiến tranh. Mùa thu 1980 một lần nữa nàng lại mang thai, bởi vì từ lâu tôi đã luôn ước mơ về một gia đình lớn. Trong tháng 5 năm 1981, sức khỏe của mẹ tôi trở nên tốt hơn, bà đã được xuất viện. Cả gia đình chúng tôi lại chuyển về sống ở nhà nghỉ ngoại ô, tôi đã thuê một y tá, ban đêm cô ngủ lại cùng bên cạnh bệnh nhân, dạy bà tập đi bộ và tập nói để khôi phục lại các chức năng. Theo yêu cầu của nàng, ba mẹ nàng đã gửi một cô bảo mẫu từ Việt Nam sang trông coi hai bé. Nàng muốn các con gái mình rồi đây cũng có thể nói chuyện được bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Lê Duẩn đã gửi cho nàng một món quà lưu niệm – một mai rùa. Nàng đã rất kinh hãi khi nhìn thấy món quà của ba cô:

– Đã gửi quà tặng là mai rùa thì phải tặng một cặp đôi cơ. Đây là biểu tượng của tình yêu và cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chỉ một mai rùa – một dấu hiệu xấu. Thật kỳ lạ, sao ba em lại không nghĩ đến điều này cơ chứ.”

– Ba em không cần phải nghĩ về điều vô nghĩa như vậy. Bởi ba em là một người cộng sản.

– Vâng, nhưng ông coi trọng truyền thống và biết rõ rằng đây là một điềm báo của cái chết. Một điều gì đó nhất định sẽ xảy ra …

Anton con trái của Maslov và Lê Vũ Anh sinh 5-7-1981

Anton con trai của Maslov và Lê Vũ Anh sinh 5-7-1981

Nàng đi siêu âm và biết được rằng, chúng tôi sẽ có một cậu bé. Nàng cảm thấy điều đó không quan trọng lắm. Tôi đề nghị nàng sớm đến nằm ở nhà hộ sinh “Kremlin” thuộc Cục 4 (cơ quan Trung ương thời Liên Xô chuyên quản lý chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cấp cao), tọa lạc trên phố Vesnina để dưỡng thai trước khi sinh. Nàng đã sinh Tanya ở đó và về cơ bản nàng rất hài lòng. Khi đó người ta dành cho nàng một phòng riêng đầy đủ tiện nghi với TV và điện thoại, nàng có thể yên tĩnh làm việc với các bài báo nghiên cứu khoa học. Bác sĩ phụ khoa đã bị sốc: “Thật là một người phụ nữ kỳ lạ! Ngay cả trong lúc chờ đẻ ở nhà hộ sinh vẫn nghiên cứu khoa học!”
Nhưng lần này nàng không muốn đến nằm ở nhà hộ sinh này nữa, tất cả là chỉ vì nàng lo sợ một điều gì đó. Có một lần nàng nói với tôi, rằng nàng sẽ chết khi sinh nở:

– Ở Việt Nam sẽ sớm có bầu cử. Vì lợi ích của cuộc bầu cử đối với ba em, họ sẽ đi đến cùng làm tất cả mọi chuyện .

– Ai là “họ”? Tôi lo lắng hỏi.

– Những người đã luôn muốn ngăn cản tình yêu của chúng ta.
Tôi không tin vào những linh cảm đó của nàng, tôi xem những linh cảm đó là sự mê muội của những người phụ nữ đang mang thai.

Vào nửa đêm ngày mùng 5, rạng sáng ngày mùng 6 tháng Bảy nàng trở dạ. Để yên tâm, tôi gọi hai xe cấp cứu đến đưa nàng vào bệnh viện – cận thẩn là vậy, nhưng đột nhiên sao đó, mà lại luôn gặp trục trặc – một xe từ Troitsk và một xe từ Moscova. Xe từ Troitsk vội vàng đến trước, nhưng xe này chỉ có thể chở nàng đến được thành phố Podolsk. Tôi đề nghị đưa nàng đến Moscova tới nhà hộ sinh số 25, nằm ngay gần nhà chúng tôi trên phố Dmitry Ulyanov . Khi đến nơi, tôi mới phát hiện ra là nhà hộ sinh không làm việc, một nửa tòa nhà đang được sửa chữa.

Người trực nhật xem thẻ bảo hiểm y tế của nàng thì thấy tên nàng được chỉ định ghi thuộc Cục 4, và ngay lập tức bà ấy gọi xe cấp cứu từ đó đến đón đi tiếp. Cuối cùng thì người ta cũng chuyển nàng đến được nhà hộ sinh “kremlin” trên phố Vesnina,nơi mà nàng đã không mong muốn sinh con ở đó. Đến nơi nàng nhanh chóng được bác sĩ khám, kiểm tra và nói rằng mọi thứ đều ổn, việc sinh nở sẽ diễn ra bình thường. Tôi ngồi đợi ở phòng chờ, và chợt nhớ ra rằng lúc này mẹ tôi thực sự chỉ có một mình ở nhà. Chúng tôi đã cho y tá nghỉ từ ngày hôm trước, còn cô bảo mẫu người Việt thì không nói tiếng Nga. Tôi vội vã phóng ngay về nhà nhanh như chớp. Ở nhà yên ổn, không có chuyện gì cả, nhưng có điều mẹ tôi nói rằng, xe cứu thương nhanh từ Moscova đã không thấy đến. Điều đó thật là kỳ lạ.

Bảy giờ sáng nàng sinh một bé trai. Tôi nhận được một cuộc điện thoại từ Nhà hộ sinh để nói về điều này, tôi hỏi thêm về tình trạng của nàng ra sao, nhưng ở đầu dây bên kia im lặng. Sau một hồi lâu, người ta đề nghị tôi đến và trực tiếp nói chuyện với bác sĩ. Tại Moscova tôi mới biết rõ, rằng nàng bị băng huyết, máu chảy mạnh mà lúc đó không thể xử lý ngăn chặn được. “Chúng tôi đang làm mọi việc có thể – Bác sĩ trấn an tôi – Phải nhanh chóng cầm được máu. Tốt nhất anh nên đi về nhà. Chờ đợi ở đây cũng không giải quyết được vấn đề gì. “

Tôi không về nhà mà đi thẳng đến gặp các bác sĩ mà mình quen biết để tham vấn về chuyên môn. Họ tỏ ra bất bình, không hài lòng. Họ nói rằng trong trường hợp này, ngay lập tức phải cắt bỏ tử cung của nàng. Nhưng các bác sĩ Kremlin có lẽ sợ, họ không dám chịu trách nhiệm quyết định ngay như vậy bởi vì bệnh nhân là nàng, con gái Lê Duẩn, không phải là người bình thường, họ còn phải xin ý kiến thỉnh cầu từ các bên liên quan.
Tôi trở lại Nhà hộ sinh. Lúc này, nàng đã được phẫu thuật xong. Bác sĩ trưởng chính của Cục 4 đã trực tiếp mổ cho nàng. Ngay sau khi ông bước ra khỏi phòng mổ, tôi vội vã lao tới gặp ông:

– Vợ tôi sẽ không chết?

– Cơ thể của một người trẻ tuổi có khả năng vượt qua được. Chúng ta hy vọng vào điều tốt nhất …

Nàng chỉ có thể sống được thêm hai giờ nữa thì qua đời. Tôi được phép vào phòng của nàng. nàng nằm trên giường, người nàng được phủ một tấm ga vải trắng- nàng trông vẫn đẹp, như thể chỉ đơn giản là đang ngủ. Trên cổ nàng vẫn còn gắn bóng thở. Tôi thả mình quỳ xuống và hôn lên bàn tay người vợ yêu quý của mình. Tôi lật tấm ga để lộ cơ thể của vợ, trên người nàng phủ kín những đốm nhỏ màu xanh và đỏ. Nhìn thấy như vậy, tôi đã kêu gào thảm thiết với nỗi kinh hoàng rùng rợn. Mọi người vội chạy đến gần tôi, ôm lấy đỡ tôi đứng dậy và kéo đưa tôi ra hành lang …Tôi thật ân hận, và tự trách mình sao không đưa nàng ngay từ đầu đến bệnh viện ở Podolsk. Ở đó các bác sĩ không biết nàng là ai, họ cư xử bình tĩnh như đối với người dân bình thường thì chắc nàng đã không thiệt mạng. Tại sao tôi lại cầu toàn quá, cứ phải là bệnh viện ở Moscova, để rồi nàng phải vĩnh viễn xa tôi..

Maslov luôn có hình Lê Vũ Anh bên cạnh

Maslov luôn có hình Lê Vũ Anh bên cạnh

Lần cuối cùng tôi nhìn thấy nàng ở lễ tang tại lò thiêu sau mười ngày. Tôi không phải là người quyết định về việc hỏa táng. Không có ai thèm hỏi tôi cần phải an táng vợ tôi như thế nào. Tại sao phải chờ đợi quá lâu như vậy, điều này vẫn là một bí ẩn với tôi. Cũng có thể, Lê Duẩn đã bí mật bay sang Moscova. Tôi đã không nhìn thấy ông ấy, còn mẹ nàng đã bay sang ngay sau khi nhận được tin nàng qua đời. Người ta gửi tro cốt của nàng về Việt Nam. Bình đựng di cốt được bà Bảy Vân bảo quản giữ gìn trong một phòng đặc biệt.
Hai đứa con gái nhỏ của tôi sau cái chết của nàng được mẹ của Bulat chăm sóc, bà Ashkhen Stepanovna yêu quý, bà đã rất già và ốm yếu. Bà ở lại với chúng tôi trong ba tuần. Thời gian đầu tôi như người mất hồn, mờ ảo, lú lẫn. Trong nhận thức, tôi không thể tin vào những gì đã xảy ra. Có một lần tôi thức giấc lúc nửa đêm trong một cơn hoảng loạn. Trái tim tôi như nhảy ra khỏi lồng ngực. Có lần trong giấc mơ, một giả thiết nghi ngờ thoảng đến với tôi: nàng bị người ta đầu độc. Tôi chia sẻ dự đoán này với các bác sĩ. Họ không loại trừ vì có thể có khả năng là như vậy, tuy nhiên họ cũng nhận định rằng, các đốm màu xanh và đỏ trên da cũng xuất hiện trong trường hợp bị chảy mất máu nghiêm trọng. Nhiều năm sau, khi tôi đang nằm điều trị vì một cơn đau tim tại phòng khám tim mạch và quan sát thấy, để làm loãng máu cho các bệnh nhân, người ta tiêm heparin vào tĩnh mạch và trên da họ xuất hiện các nốt xanh đỏ cùng một chỗ như vậy, trong đầu tôi lóe ra nghi vấn, theo quan điểm của tôi, một giả thuyết khá hợp lý: nàng chảy máu là do người ta cố ý bằng cách tiêm thuốc heparin này. Nàng đã linh cảm được trước tai họa. Và rồi nàng đã bị băng huyết, chảy máu đến chết …
Tại đám tang mẹ nàng lo lắng đến mất trí. Bà nói, Vũ Anh mất rồi, một mình tôi sẽ phải vất vả với 3 đứa nhỏ nên muốn giúp đỡ tôi, mang theo 3 đứa trẻ về Việt Nam nuôi. “Không thể nào!” – Tôi dứt khoát trả lời. Tôi đã đưa lại cho bà chiếc vòng cổ ngọc trai, mà lúc qua đời nàng vẫn đeo trên cổ. Bà nhân nó với mục đích sau này sẽ giao lại cho vợ của cháu trai ngoại, khi cháu lớn lên và lập gia đình.

Tôi giấu kín cái chết của nàng với mẹ và các con tôi. Mẹ tôi đang bị bệnh huyết áp nặng, và hai cô con gái còn quá nhỏ. Mẹ tôi, rõ ràng, đã linh cảm thấy một cái gì đó bất thường, và bà bị đột quỵ lần thứ hai, từ đó bà không bao giờ hồi phục lại được nữa. Ban đầu tôi nói dối Lena là mẹ đang nằm viện, sau đó nói rằng, mẹ đang đi công tác, nhưng rồi sau đó bé cũng hiểu ra mọi chuyện. Một lần bé đứng sát một bên và nói thì thầm vào tai tôi: “Ba ơi, người ta chôn mẹ rồi à”. Suốt một thời gian, Lena luôn phàn nàn về những khó khăn tồi tệ của mình, khi không có mẹ, bé khóc, “Ba ơi, ba về Việt Nam để mua mẹ cho bọn con đi!”

Kỳ 8

Bà Bảy Vân quyết định ở lại Moscova. Bà đề nghị tôi đưa Tanya đến thăm bà, bà nói rằng, bà sẽ trả cô bé về nhà cùng với bảo mẫu vào ngày hôm sau. Nhưng rồi bà không trả lại con gái cho tôi như đã hứa. Hai ngày sau, tôi gọi điện thoại cho mẹ vợ nhưng bà không cầm máy mà bảo người khác nói lại rằng bà đang ra ngoài thực hiện một số vấn đề quan trọng của nhà nước. Lúc đầu, tôi không lo lắng lắm, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng, bà ấy đang cố gắng để thực hiện ý định của mình dành lấy các con của tôi đưa về Việt Nam. Tôi dễ dàng tìm ra địa chỉ của mẹ vợ, tôi lựa chọn mang theo một số đồng nghiệp trợ thủ và phiên dịch biết tiếng Pháp cùng đến nơi bà ở đòi lại con. Bà Bảy Vân không muốn trả lại Tanya, ngay cả khi tôi nói rằng mẹ tôi sắp chết và muốn nói lời tạm biệt với cô cháu gái. Cuối cùng tôi đã nghĩ ra mẹo hay. Tôi hứa, rằng tôi sẽ mang 2 cháu gái đến cho bà giữ ngay khi mẹ tôi qua đời, lý do là để hai đứa trẻ không phải chứng kiến khung cảnh chuẩn bị lễ tang cho bà nội chúng. Nghĩ là mình sẽ có được thêm bé Lena, bà Bảy Vân vội đồng ý ngay.

Mẹ tôi qua đời vừa đúng vào ngày hôm sau. Ngay lập tức mẹ vợ tôi vội vã tuyên bố: “Các cháu gái sẽ về sống với ông bà, ngoại”! Bà giải thích rằng cả hai đứa nhỏ đang bị ốm. Đúng là Tanya đang bị một cơn sốt thật. Bà Bảy Vân đòi đưa cháu đến để chữa trị trong căn hộ của bà, nhưng tôi không đồng ý.

Tôi biết, thế nào bà ấy cũng sẽ trở lại nhà nghỉ ngoại ô của tôi trong ngày tang lễ, bởi khi đó tôi sẽ không có mặt ở nhà, và do đó tôi gửi Lena cho những người quen, còn Tanya ở lại cùng với người thân của tôi ở trong căn phòng “pháo đài” có cửa sắt khóa chặt. Tôi cảnh báo người nhà tuyệt đối không mở cửa cho bất cứ ai, đặc biệt là bà mẹ vợ của tôi. Tôi lệnh cho bảo mẫu phải nói với mẹ vợ tôi rằng cả hai bé đang ở cùng với các bạn của tôi ở nơi khác. Ngay sau khi tôi vừa rời đi đến lò thiêu xác, bà Bảy Vân xuất hiện trong nhà nghỉ của tôi. Bà không tìm được các cháu gái và rời đi trong cơn thịnh nộ khủng khiếp.

Với con trai, Anton, tôi đặt tên bé như vậy, xem ra tình hình phức tạp hơn nhiều. Nhà hộ sinh đã không chịu giao bé cho tôi. Họ cho rằng, theo tình trạng sức khỏe của bé thì bé phải ở lại trong một bệnh viện dưới sự giám sát của bác sĩ. Việc tôi chỉ có thể đạt được là làm giấy khai sinh. Tôi cố lập thêm được một văn bản ghi nhận các số liệu về con trai của mình. Tại Ban an ninh trung ương (ЦКБ), nơi cậu bé được đưa đến từ nhà hộ sinh, đã được ghi nhận chính danh họ và tên Anton Maslov: bạn bè của tôi trực ngay ở lối ra, vào của Nhà hộ sinh, kiểm tra các giấy tờ của bé xem có đúng họ, tên như tôi đã đăng ký trước đó hay không. Đó là một thành công nhỏ, nhưng vẫn là một chiến thắng. Bây giờ mang con trai tôi ra nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Tôi được phép vào bệnh viện, được phép dạo chơi với con trai, nhưng luôn luôn có người của Trung Ương (ЦКБ) đi gần kèm chặt. Có một dạo, tôi muốn đánh cắp Anton – giấu nó trong gia đình của người bạn gái Triều Tiên của tôi, và cô ấy sẽ xem bé như con đẻ của mình. Riêng tôi tìm một đứa nhỏ trong trại trẻ mồ côi nào đó có nét hao hao giống người châu Á để thay thế vào trong trường hợp Lê Duẩn quyết định đưa cháu trai về Việt Nam mà không có sự đồng ý của tôi. Tôi đã soạn thảo kế hoạch với sự kết hợp rất tinh vi, nhưng không thành công để thực hiện nó. Và cảm ơn Chúa – Tôi đã lo sợ rằng cuộc phiêu lưu này có thể không đáng để phung phí đi cuộc sống của mình.
Một cán bộ của Trung ương Đảng, người giáp nối các thông tin liên lạc giữa tôi và gia đình Vũ Anh, đề xuất đưa ra một sự thỏa hiệp – tôi giữ hai con gái cho mình, còn bé trai giao lại cho ông ngoại: “Hãy để cậu bé ở lại Việt Nam hai năm, khi nào nó lớn lên cứng cáp, người ta sẽ giao nó trở lại cho anh. Anh vẫn luôn có thể sang Việt Nam thăm những người thân của vợ và gặp được Anton”. Ở đất nước này đang chuẩn bị có các cuộc bầu cử, điều mà nàng vẫn lo lắng khi còn sống. Rõ ràng, phe thân Trung Quốc có thể tuyên bố rằng, không thể tin tưởng Lê Duẩn được. Ông Duẩn không thể theo đuổi một chính sách độc lập, trong khi các cháu của mình đang bị nằm trong vòng kềm tỏa của điện Kremlin.

Giữa làn sóng đang nổi lên của cơn sốt bầu cử, người ta có thể đoạt lấy từ tôi tất cả các con chỉ với mục đích giúp Lê Duẩn duy trì được quyền lực. Tôi hứa sẽ suy nghĩ, bắt đầu nghĩ kế kéo dài thời gian. Nhưng áp lực tăng dần. Người ta làm cho tôi phải lo sợ bởi các trò rắc rối, khó chịu tại nơi làm việc. Cán bộ an ninh nói rằng, ông ta biết về “phiên án Triều Tiên” của tôi – đó là, kế hoạch bắt cóc con trai tôi liên quan đến cô bạn gái người Triều Tiên. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng. Bà Bảy Vân trong một lần nói thẳng thừng rằng, tôi phải đưa ra cụ thể một con số về thời gian bà được sống với cháu trai ở tổ quốc mình: “Nếu ông không muốn thỏa thuận một cách thân thiện – thì thôi không cần nữa, tùy ông”.

Nếu cứ tiếp tục chống lại ý định của bà Bảy Vân tôi sẽ phạm sai lầm, là vô nghĩa, và tôi quyết định chọn giải pháp đảm bảo nhất để không thể mất con – chấp nhận cho phép chính thức để lại đứa con trai của mình trong hai năm cho ông, bà ngoại nuôi. Tại sân bay, tôi khôn khéo rút hộ chiếu Liên Xô của Anton từ lính biên phòng, chụp ảnh lại tất cả các trang xong và đặt nó trở lại. Bạn tôi ghi lại trên phim ngày, giờ khởi hành của bé. Cùng ngày tại Moscova, máy bay chở Lê Duẩn đã hạ cánh. Ông có cuộc gặp mặt làm việc với Brezhnev. Nội dung cuộc cuộc họp này, rõ ràng, dường như rất quan trọng, nên mới vội vàng như vậy.

Chẳng bao lâu sau tôi bị ốm. Tất cả bắt đầu với bệnh viêm phổi, sau đó các bác sĩ phát hiện thấy một khối u. Họ nghi ngờ về điều tồi tệ nhất, nhưng đã lầm – khối u lành tính. Tôi phải nằm trong bệnh viện mất một thời gian tương đối dài, chị Muội có đến thăm tôi. Có lẽ chị đã nói chuyện với các bác sĩ và được biết kết quả chẩn đoán nghi ngờ về bệnh tình của tôi, chị vội vã thông báo về cho người thân của mình. Lê Duẩn nhanh chóng chớp ngay cơ hôi – quay sang nhờ cậy những người bạn Liên Xô với một yêu cầu để nghị được đón các cháu gái từ người cha “đang sắp chết” của chúng.

Thật đáng sợ khi nghĩ đến mọi chuyện có thể đã kết thúc, nếu như tôi không xuất viện vừa đúng một ngày trước khi Thanh tra vị thành niên xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà chúng tôi. Người phụ nữ với cấp bậc đại úy công an đến đưa yêu cầu chính thức của Ủy ban hành chính huyện xác định xem xét hoàn cảnh của Elena và Tatiana Maslov để đưa vào Trung tâm chăm sóc trẻ em. Tôi không thể nói sự thật, nhưng để làm cho nó rõ ràng trong trường hợp này là không đơn giản như vậy, và khuyên bà không nên vội vàng đưa ra bất cứ nhận định hay quyết định gì.

Anton đã không được trả lại hai năm sau đó như đã cam kết. Thêm hai năm nữa tôi đã kiên trì đấu tranh để họ mang Anton về lại Moscova. Tôi hỏi tất cả người thân của nàng về vấn đề này. Cuối cùng em trai nàng tên là Thành đã bay đến Moscova. Chúng tôi đã gặp nhau, nói chuyện với nhau và có cùng tiếng nói chung. Thành đã nói với Lê Duẩn, và ông đã cho phép cháu được trở về gặp gỡ cha và hai chị của mình. Nhưng khi bay đến Moscova, con trai tôi không còn là Anton Maslov, mà là một công dân Việt Nam mang tên Nguyễn Anh Hoàng với hộ chiếu Việt Nam. Lê Duẩn không định thu xếp trả lại con trai cho tôi, ngược lại còn hy vọng dành bằng được tiếp hai con gái của tôi nữa.

Con trai tôi không nói được tiếng Nga. Cậu bé nhút nhát và xa lánh tôi, lúc nào cũng dính với cô bảo mẫu người Việt nam như hình với bóng, còn cô bảo mẫu thì răm rắp làm theo mọi điều sai khiến của bé như một nô lệ. Ở Việt Nam, Anton là một hoàng tử thật sự: trong nhà bé được dành hẳn toàn bộ một sàn nhà để chơi và ngủ.

Tôi đã hy vọng qua thời gian sẽ thiết lập tiếp xúc được với con trai, nhưng bà ngoại Việt nam của cháu đã bay sang Moscova, quyết định đi nghỉ ở Crimea, và tuyên bố rằng cậu bé ở Moscova không ổn. Sau kỳ nghỉ, bà sẽ đưa bé trở lại Việt Nam, nhưng lúc này cần thiết phải sắp xếp cho cháu trai vào một trường mẫu giáo thật tốt trong suốt mùa hè. Dĩ nhiên phải là như vậy, bà chấp nhận cho tôi và 2 con gái thỉnh thoảng được phép đến thăm Anton. Khi chúng tôi nói chuyện có mặt một chuyên viên cao cấp của Ban quốc tế thuộc Trung ương Đảng, với vai trò là người phiên dịch. Chứng kiến thái độ phẫn nộ của tôi, ông khuyên tôi không nên nóng giận quá để còn cố gắng đạt được một thỏa thuận trước bà mẹ vợ độc đoán. Bắt cóc Anton là ý định điên rồ: bé trên danh nghĩa vẫn là một công dân Việt Nam và người ta sẽ nhanh chóng truy tim lại được ngay và tôi sẽ vĩnh viễn mất con.

Nhưng tôi thề là sẽ không bỏ cuộc. Trên sân chơi đã ở vào thời gian rất khác, người nắm quyền lực lèo lái Liên Xô không còn là Brezhnev nữa mà là Gorbachev. Trong những năm qua tôi đã cống hiến nhiều cho khoa học, đạt được các kết quả nghiên cứu to lớn nên đã trở thành Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học và là người chiến thắng dành được giải thưởng Lenin. Tôi viết đơn để nghị trả lại con trai và tiến hành thực hiện bằng mọi cách có thể. Những cơ quan có chức năng mà tôi đã thỉnh cầu như Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã không giải quyết. Đến cơ quan nào người ta cũng đều thông cảm với tôi, nhưng từ chối giúp đỡ. Họ nói rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của mình. Một lần tôi đã chia sẻ chuyện này với một người bạn tốt – Thư ký của Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Bà khuyên tôi nên gặp và nhờ cậy Anatoly Gromyko – con trai của Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô Andrei Gromyko, người gần gũi với Gorbachev. Người bạn tốt đã sắp xếp cho chúng tôi gặp được nhau để nói chuyện.

Kỳ 9 (hết)

Gromyko con là Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Phi của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Tôi kể lại cho ông ấy nghe về lịch sử tình yêu của tôi với nàng, cho ông ấy xem các hình ảnh của vợ với các con của tôi. Anatoly Andrayevich đã rất xúc động. Ông nói: “Anh viết đơn gửi trực tiếp vào tên của Gorbachev. Tôi hứa rằng ông ấy sẽ nhận được và đọc đơn của anh. Anh nên đính kèm thêm vài bức ảnh. Đặc biệt ở đây là ảnh của các cháu. Hình ảnh các con anh có tác động mạnh hơn bất kỳ lá thư nào”. Tôi đã làm như lời ông khuyên bảo, và cùng với các bức ảnh tôi đính kèm theo tờ giấy ghi lời tuyên bố được Vũ Anh viết vào năm 1978. Một vài ngày sau đó, tôi sốt ruột không kiềm chế được và đã gọi điện cho Gromyko. Ông cho biết: “Từ quan điểm của anh, người ta đang xem xét”. Tất cả chỉ có thế. Tôi không biết, phải nghĩ gì, phải hành động tiếp theo như thế nào nữa, thôi thì đành chờ đợi vận may có thể đến.

Để làm hài lòng bà ngoại, tôi gửi Anton vào Trường mẫu giáo trực thuộc Cục 4, nằm cách không xa nhà nghỉ ngoại thành của tôi. Tôi đã thỏa thuận với bà hiệu trưởng của Trường rằng bà tuyệt đối không được giao cháu cho bất kỳ ai ngoài tôi. Các bảo vệ hứa sẽ gọi điện thoại thông báo ngay cho tôi nếu xuất hiện “kẻ phá hoại” trong khu vực trường. Tôi đã hứa sẽ biếu họ bốn chai vodka Smirnoff chỉ có bán trong quầy hàng dành cho khách VIP, và họ sốt ruột chờ đợi “kẻ phá hoại Việt Nam” mò đến. Chẳng bao lâu thì người đó đã xuất hiện. Bà Bảy Vân nhận được một sự phản kháng mạnh mẽ và buộc phải rời đi, không mang theo Anton được. Nhưng bà hiệu trưởng khẳng định, để giữ lại được Anton cho tôi bà ấy cũng đã khá hoảng sợ: “Tôi không thể chịu được “tai nạn” thứ hai nữa đâu đấy”.

Chắc không ai có thể hình dung nổi những gì chúng tôi đã buộc phải chịu đựng thời gian đó. Nói chuyện với bạn bè, và họ đã tìm thấy một ngôi nhà cho chúng tôi ở Belarus – trong một góc rừng kín đáo và yên tĩnh thuộc vùng Belovieza. Trong vòng bán kính năm cây số không có một bóng người. Tôi cùng Lena, Tanya, Anton và bảo mẫu của bọn trẻ sống ở đây trong vài tháng. Nơi đây đúng là một thiên đường thực sự cho bọn trẻ. Bọn trẻ đến bây giờ vẫn còn nhớ những khu rừng nguyên sinh, những khoảng trống mọc đầy nấm và quả dại, các loại động vật và chim gần như đã thuần hóa, chúng hiền lành không có cảm giác sợ người lạ. Những con nai tha thẩn đi đến gần ngôi nhà chúng tôi ở, chúng làm cô bảo mẫu sợ hãi, Gần đó những chú bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Ở Belarus, Anton trở nên hoàn toàn khác, cậu đã làm bạn và thân thiện hơn với 2 chị và bắt đầu một chút có thể nói được tiếng Nga.

Tôi vẫn chưa nhận được tin tức từ Moscova, nhưng luôn nuôi hy vọng vào những điều tốt nhất. Tôi nghĩ rằng Gorbachev không muốn có thêm một Sakharov thứ hai – Viện sĩ bất đồng chính kiến. Để dành lại bằng được các con, tôi đã sẵn sàng làm bất cứ điều gì, ngay cả tạo ra một vụ bê bối quốc tế. Một vài tháng sau đó, thông qua một người bạn Việt Nam của tôi, người có quan hệ gần gũi với gia đình Vũ Anh, tôi được biết rằng, ông Lê Duẩn đã từ bỏ ý định tranh dành bọn trẻ với tôi. Ông nói: “Một người bố như ông ấy quá yêu con mình như vậy, đành phải để các cháu ở lại sống với ông ấy thôi.” Rõ ràng, hai nước cuối cùng đã đạt được sự đồng thuận về vấn đề này, ông Gorbachev và ông Lê Duẩn đồng ý để cho gia đình chúng tôi được yên thân, không gây thêm sóng gió gì nữa. Từ thời điểm này, đã kết thúc sự đau khổ của tôi vì luôn phải lo lắng sợ xa cách những đứa con còn bé bỏng của tôi. Một năm sau đó, ông Lê Duẩn qua đời.

Trong những năm cuối thập niên tám mươi và chín mươi, tôi đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Là giáo sư thỉnh giảng của nhiều Trường Đại học tại Mỹ, Anh và Pháp. Sau khi Liên Xô tan vỡ, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng, dẫn đến thời kỳ khó khăn toàn diện. Khoa học trì trệ, “khô héo”, người ta trả lương cho các nhà khoa học như của bố thí, mà trên tay của tôi có những ba đứa con. Cần phải bằng cách nào đó kiếm được thêm thu nhập. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc lưu vong sống ở nước ngoài. Tôi tăng cường nhận đi giảng bài ở nước ngoài, luôn mang theo bọn trẻ và người vợ thứ hai Irina. Chúng tôi đã kết hôn vào năm 1991. Vơi Ira, tôi là người quen của cô ấy đã lâu, từ khi Vũ Anh vẫn còn sống. Cô ấy cùng tuổi với nàng. Ira là nhà ngôn ngữ học, phó tiến sĩ khoa học. Sau cái chết của nàng, giống như nhiều bạn bè và những người quen biết của tôi, cô ấy đã giúp đỡ tôi với các con. Đối với tôi, quan hệ của cô ấy với bọn trẻ cũng không kém phần quan trọng hơn cảm xúc của hai chúng tôi. 

Ira người mẹ kế và con gái thứ hai của Lê Vũ Anh - Tanya

Ira người mẹ kế và con gái thứ hai của Lê Vũ Anh – Tanya

Ira – người phụ nữ tuyệt vời đáng kinh ngạc. Sau khi chúng tôi kết hôn, cô quyết định không có con chung với tôi, để không trở thành một người mẹ kế, và hoàn toàn có thể toàn tâm, toàn ý chăm sóc bọn trẻ như một người mẹ đẻ thực sự cho Lena, Tanya, và Anton.
Cả ba đứa con của tôi sống ở nước ngoài, mặc dù khi chúng còn trẻ, tôi không có kế hoạch cho chúng du học ở bất kỳ đâu đó tại các trường đại học phương Tây. Chúng đều học và tốt nghiệp ở trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscova (MGU). Nhưng sau đó tại Moscova tràn ngập nhiều người với vẻ ngoài mang dáng dấp Châu Á. Và họ đã bắt đầu làm nổi lên nhiều vấn đề. Với Tanya, ví dụ, đã gặp ngay trải nghiệm khó chịu trực tiếp ngay tại nhà nghỉ ngoại ô của chúng tôi. Một cảnh sát vô tình nhìn thấy Tanya và lầm lẫn, kết luận cho rằng Tanya là dân di cư bất hợp pháp từ Trung Á, và tôi đã suýt bị buộc tội “chứa chấp”.

Những tình huống như vậy xảy ra rất nhiều và còn xa mới được xem là vô hại. Chúng tôi đã họp gia đình và quyết định rằng các con tôi tốt hơn hết là di chuyển đến và định cư sống ở Châu Âu, nơi mà người dân đã quen với xã hội đa sắc tộc. Kết quả là, Tanya và Anton định cư ở Anh, và người lớn tuổi nhất, Lena, ở Hà Lan. 

Lena kết hôn với một người Hà Lan từ một gia đình quý tộc cũ cấp tỉnh. Cậu ấy là một nhà phân

Lena và chồng trong ngày cưới

Lena và chồng trong ngày cưới

tích kinh doanh và đã từng là khách hàng của một công ty máy tính của Anh Quốc, nơi Lena làm việc. Mối tình lãng mạn của họ bắt đầu ở Anh Quốc.

Sau khi kết hôn, đôi trẻ đã định cư ở Hà Lan, trong một thị trấn nhỏ mất một giờ chạy xe từ Amsterdam. Lena – kiến trúc sư phần mềm máy tính, trong nghề nghiệp của mình đã đạt đến đỉnh điểm. Lena đơn giản chỉ là một chuyên gia lành nghề, được công ty đó đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công việc. Sau khi cưới Lena đã có một đứa trẻ nhỏ – con gái Anna đã được sinh ra vào năm ngoái. 

Còn Tanya sinh con vào năm nay – con trai Oscar. Tại Moscova, Tanya tốt nghiệp Đại học Tổng hợp quốc gia Moscova với bằng “ngôn ngữ học”, ở Anh Tanya thay đổi nghề nghiệp, cũng như Lena, Tanya cũng đã trở thành một lập trình viên. 

Tanya sống ở vùng ngoại ô của Bristol với chồng là một người Anh. Tanya yêu động vật từ khi còn nhỏ và khi đến định cư ở Anh đã mang theo 2 con chó và 1 con mèo của mình. 

Anton cũng tốt nghiệp MGU ở Khoa Toán học tính toán và Điều khiển học. Anton cũng làm công việc liên quan với máy tính và sống không xa với chị gái của mình.

Anton chưa kết hôn và tôi sợ rằng, nó sẽ không kết hôn sớm. Rõ ràng, chắc nó muốn đi theo con đường tôi đã qua về chuyện hôn nhân.

Tất nhiên, tôi sẽ rất vui nếu các con sống gần đây, chứ không phải cách xa hàng ngàn km như bây giờ. Nhưng vậy đó, cuộc sống vốn đa dạng và phức tạp. Tôi nói chuyện với các con mỗi ngày – trên Skype. Cứ đến hè là bọn trẻ lại bay về Moscova và gần như ngay lập tức chúng đến Seliger, nơi chúng tôi có một ngôi nhà ven đô. Tôi và Ira dành phần lớn thời gian của chúng tôi ở nhà nghỉ ngoại ô. Ở đây nghỉ ngơi tốt mà lại có thể làm việc. Tôi tiếp tục nghiên cứu khoa học, đó là niềm vui lớn, tôi có rất nhiều công việc cần phải làm cho xong. Tôi đã hoàn toàn nghỉ ở Trường đại học chế tạo máy điện tử Moscova.

Viện nghiên cứu của tôi được tăng cường đáng kể, trở thành một phần của Viện Nghiên cứu Quốc gia- “Trường cao cấp kinh tế.” Điều này trùng hợp với các kế hoạch khoa học của mình và tạo ra cho tôi niềm cảm hứng và nhiệt tình sáng tạo. Ngoài ra, tôi còn là cộng tác viên khoa học của Viện các Vấn đề Cơ học và Trưởng bộ môn thống kê và lý thuyết trường lượng tử tại Khoa Vật lý của Đại học Tổng hợp quốc gia Moscova (MGU) thân yêu của mình. Trong năm 2013, lần thứ ba, tôi trở thành người chiến thắng dành được giải thưởng Nhà nước cho những đóng góp về sự phát triển các cơ sở toán học của nhiệt động lực học hiện đại.

Maslov tuổi xế bòng - một thời làm khoa học dưới chế độ CS và một thời để yêu con gái của

Maslov tuổi hoàng hôn – một thời làm khoa học và một thời để yêu con gái của “trùm quỷ đỏ”

Khi tôi làm việc, tôi cảm thấy đôi mắt nàng đang nhìn vào tôi. Trong phòng làm việc đã nhiều năm tôi treo một bức ảnh chân dung lớn của nàng. Tôi nghĩ, nàng hài lòng với cuộc sống hiện tại tuy phức tạp nhưng tràn ngập đầy hạnh phúc của các con. Trong mọi trường hợp, quan điểm của nàng tuy cứng nhắc nhưng theo tôi, vẫn chấp nhận được. Tôi thường mơ thấy nàng, trẻ trung và hạnh phúc.

Nàng di chúc để lại các con cho tôi chăm sóc. Nàng muốn chúng sống ở Liên Xô và lớn lên trong truyền thống văn hóa Nga. Nếu không có Ira, có lẽ tôi đã không thể thực hiện được mong muốn đó của nàng. Điều quan trọng nhất là bọn trẻ đã chưa bao giờ cảm nhận thấy bị mồ côi. Và nếu không có Ira thì chúng đã không hấp thụ được văn hóa và tinh thần Nga. Bởi vậy mà bây giờ bọn trẻ vẫn mang bản sắc Nga, cho dù chúng có sống ở bất cứ nơi đâu trên quả đát này.

Đôi khi trong tôi xuất hiện cảm giác, rằng nàng chưa chết, nàng vẫn còn sống và chỉ đi vắng đâu đó. Có một thời gian, tôi đã suy nghĩ về việc làm thế nào để trả các vật kỷ niệm của vợ: một lần đi đến “cạnh nàng” ở Việt Nam. Vào cuối những năm chín mươi, tôi được mời dạy ở Hồng Kông. Khoảng cách từ Hồng Kông đến Thành phố Hồ Chí Minh, nơi bà Bảy Vân đang sống, cũng không xa. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định không đi. Bọn trẻ di chuyển đến Hồng Kông căng thẳng, mệt mỏi quá, rồi còn phải thích nghi với khí hậu, nước, thực phẩm hoàn toàn khác nhau. Tôi sợ rằng chúng sẽ bị ốm.
Sau này, khi trưởng thành, Lena, Tanya và Anton đã đến Việt Nam hai lần và gặp gỡ với người thân bên ngoại. Chúng đã nhận được sự đón tiếp nồng hậu. Ở đất nước này người ta vẫn giữ gìn danh tiếng của Lê Duẩn, giống như chúng ta có trong thời kỳ còn chế độ xã hội chủ nghĩa – Lenin. Trong mỗi thành phố có một con đường hay một quảng trường được mang tên ông. Với các cháu của lãnh tụ được người ta đối xử tôn trọng. Bà góa phụ của ông vẫn còn sống. Bà Bảy Vân đã gần chín mươi tuổi. 

Hồi ký của Viện sĩ Maslov

Dịch giả Phan Độc Lập

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt