Hợp tác quân sự giữa Mỹ-Ấn Độ còn nhiều cam go…

Bản đồ Ấn Độ trên giáp Trung Hoa dưới là Ấn Độ Dương

Mở đầu: Bang giao quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ còn nhiều gập ghềnh, Mỹ luôn luôn muốn thắt chặt quốc phòng với Ấn Độ để kềm chế Trung Cộng đặc biệt là đưa hải quân Ấn Độ cùng tuần tra với hải quân Mỹ trên Biển Đông, nhưng sự việc không suôn sẻ như Mỹ mong muốn, Ấn Độ vẫn giữ tư thế “đi bên lề cuộc chiến”. Muốn đứng trung lập không chống Trung Cộng lộ liễu. Trong Chiến Tranh Lạnh Ấn Độ đóng vai trò lãnh đạo khối “Không Liên Kết” nhưng thân Nga. Nay thì Mỹ đã tiến một bước dài chuyển từ thế Ấn Độ thân Nga bổ về thân Mỹ trước thế kỷ thứ 21. Ấn là nước mua nhiều vũ khí của Nga nay xoay qua nhìn hàng quốc phòng từ Mỹ.

Những tin tức dưới đây cho ta tìm hiểu thêm về bang giao quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ hiện nay:

Mỹ cố thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Ấn Độ

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter hôm qua, 10/04/2016 đã bắt đầu chuyến công du 3 ngày tại Ấn Độ nhằm thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng mới với một quốc gia mà Washington xem là một đối trọng với thế lực ngày càng mạnh của Trung Cộng.

Đây là chuyến viếng thăm Ấn Độ lần thứ hai của ông Carter trong vòng chưa đầy một năm . Để nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn, lãnh đạo Lầu Năm Góc đã mở đầu chuyến đi tại bang Goa, sinh quán của đương kim bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar.

Trong một cử chỉ cũng mang tính biểu tượng không kém, bộ trưởng Parrikar hôm qua đã mời đồng nhiệm Mỹ lên chiếc hàng không

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Manohar Parrikar thăm tàu sân bay USS Eisenhower neo đậu tại Virginia, ngày 10/12/2015.

mẫu hạm INS Vikramaditya của Ấn Độ, đang đậu ngoài khơi hải cảng Karwar. Hành động này nhằm đáp lễ việc bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ được mời lên thăm hàng không mẫu hạm USS Dwight D Eisenhower khi ông công du Hoa Kỳ tháng 12 năm ngoái.

Đối với New Delhi, qua việc thắt chặt quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, Ấn Độ sẽ được tiếp cận nhiều hơn các công nghệ quân sự của Mỹ, vì New Delhi đang rất hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng quân đội trước mối đe dọa của hải quân Trung Cộng tại vùng Ấn Độ Dương. Nhưng cho tới nay, Ấn Độ vẫn có truyền thống là cố không quá “thân mật” với bất cứ quốc gia nào.

Theo lời Shane Mason, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Stimson ở Washington, Ấn Độ rất ngại bị xem là quá thân với Hoa Kỳ, nhưng Lầu Năm Góc đang rất cần đẩy mạnh quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn. Năm ngoái, ông Carter đã lập một nhóm đặc biệt trong Lầu Năm Góc để đẩy mạnh hợp tác với Ấn Độ.

Vào tháng trước, tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris, cũng đã tuyên bố là Hoa Kỳ muốn mở rộng các cuộc tập trận hải quân thường niên với Ấn Độ thành các chiến dịch tuần tra chung ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng New Dehli đã khẳng định ngay là không hề có những kế hoạch như vậy với Washington. Cho tới nay, Ấn Độ chưa hề tiến hành tuần tra chung với bất cứ quốc gia nào.

Về phần các nhà sản xuất vũ khí, thiết bị quốc phòng của Mỹ, họ hy vọng là việc thắt chặt quan hệ quân sự với Ấn Độ sẽ mang lại những mối lợi to lớn, vì đó là một trong những quốc gia chi tiêu cho quốc phòng nhiều nhất thế giới hiện nay, nhưng đang rất cần nâng cao khả năng phòng thủ.

New Delhi đang xây dựng lại lực lượng không quân (hiện chủ yếu là những phi cơ cũ ), cho nên hai hãng Lockheed Martin và Boeing đang thảo luận với Ấn Độ về việc sản xuất các chiến đấu cơ phản lực của hai hãng này ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, hai nước đang thương lượng về yêu cầu của Ấn Độ muốn được cung cấp 40 máy bay không người lái Predator ( loại có trang bị vũ khí ) của Mỹ.

Cho tới nay, New Delhi vẫn không muốn ký những hiệp ước có thể kéo nước này vào một liên minh quân sự với Hoa Kỳ, chẳng hạn như Hiệp định Hỗ trợ Hậu cần – Logistics Support Agreement ( LSA). Với hiệp định này, quân đội hai nước có thể đi vào các căn cứ quân sự của nhau. Nhưng trước chuyến viếng thăm của ông Carter, một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết là cả hai bên đều mong muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán ký kết hiệp định LSA. 

Ấn Độ từ chối tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông

Tin RFI, ngày 12-03-2016

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Manohar Parrikar trong buổi họp báo tại Lầu Năm Góc, ngày 10/12/2015

Vào tuần trước, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ đã đề xuất ý kiến là Hải Quân Nhật Bản, Úc và Ấn Độ có thể cùng góp phần với Mỹ trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, vài hôm sau, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã bác bỏ ý tưởng này khi khẳng định rằng: “Cho đến nay, Ấn Độ chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động tuần tra chung nào, chúng tôi chỉ tập trận chung, và vấn đề tuần tra chung chưa bao giờ được nghĩ đến”

Phát ngôn viên Hải Quân Ấn Độ D.K. Sharma cũng nhấn mạnh rằng, quan điểm nhất quán của New Delhi là chỉ tham gia các hoạt động quân sự với nước ngoài dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc. Ông Sharma nêu bật ví dụ là vào năm 2008, khi hải tặc hoành hành ở vùng Vịnh Aden, Ấn Độ cũng không hề kết hợp với NATO để tuần tra.

Lo ngại trước sự bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông, thời gian gần đây, Ấn Độ bắt đầu lên tiếng kêu gọi tự do và an ninh hàng hải ở khu vực này. Tuy nhiên, theo giới phân tích, Ấn Độ vẫn chỉ muốn đóng vai trò trung lập ở một khu vực mà họ không bị liên can trực tiếp.

Ông Manoj Joshi tại Hiệp Hội Quan Sát và Nghiên Cứu ở New Delhi còn cho rằng, Ấn Độ lo ngại là Hải Quân của họ không thể tập trung lo cho vùng Ấn Độ Dương nếu cũng tham gia tuần tra chung ở Biển Đông hay Hoa Đông. Một lý do khác được giới phân tích nêu lên là New Delhi cũng tránh khiêu khích Trung Cộng một cách lộ liễu. 

John McCain : Ấn Độ nên xem xét khả năng tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông

TNS John McCain

Báo mạng indiatimes.com ấn bản ngày 25/02/2016 trích lời thượng nghị sĩ John McCain, kiêm Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, cho rằng “bây giờ là thời điểm thuận lợi” để Ấn Độ chuẩn bị dư luận về kế hoạch cùng Mỹ tuần tra tại các vùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Phát biểu trong khuôn khổ cuộc trao đổi với báo chí, thượng nghị sĩ McCain nhìn nhận, Mỹ và Ấn Độ còn phải nghiên cứu thấu đáo hơn về khả năng tuần tra chung trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng với nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei… Nhưng đã đến lúc New Delhi có thể chuẩn bị dư luận, bởi vì theo ông McCain, công luận Ấn Độ chưa sẵn sàng cho việc đó.

Theo chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ, trong địa hạt phòng thủ, có nhiều lĩnh vực Ấn Độ và Mỹ có thể đẩy mạnh hợp tác, như trong khuôn khổ các cuộc thao diễn quân sự, nâng cao khả năng cứu hộ…

Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, ông John McCain, là một trong những quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ đầu tiên hội kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngay sau khi ông Modi nhậm chức vào năm 2014.

Những nguồn tin trên trích từ Radio France International

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt