Hoa Yên Bái nở rộ trên vùng trời quê hương

Còn hai ngày nữa là ngày 17 tháng 6, ngày mà cả dân tộc Việt Nam nghiêng mình trước anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ đã hiên ngang lên đoạn đầu đài đền nợ nước, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Trên đường ra pháp trường, anh hùng Nguyễn Thái Học còn ngâm thơ “Chết cho Tổ quốc/ Chết vinh quang/Lòng ta sung sướng/Chí ta nhẹ nhàng”. Những tiếng hô “Việt Nam Muôn Năm” trước khi đầu rơi khỏi cổ, không ai trong 13 vị anh hùng hô Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm cả. Đó là một di ngôn ngàn đời sau, 13 anh hùng dân tộc tự đáy lòng, trong tân thức quyết tử cho tổ quốc Việt Nam quyết sinh. Những hình ảnh đó đã khắc ghi trong lòng bao nhiêu thế hệ, là tấm bia tưởng niệm trong tim của triệu dân Việt không bao giờ phai và là thiêng bảo kiếm trao cho thế hệ mai tung gươm chém quân thù khi tổ quốc lâm nguy.
Năm nay, người dân trong và ngoài nước, đặc biệt là những blogger, facebook đồng loạt đăng bài về ngày tang Yên Bái 17/06. Trong nước, nhiều tờ báo viết về ngày tang Yên Bái, có đài truyền hình địa phương còn đưa tin về ngày tang Yên Bái, Hội Sử Học, Hội Nhà Văn… làm lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Bái… “Hoa Yến Bái đã nở rộ trên đường quê hương” 

Đây là bài đăng trên báo trong nước:

Trích:

(Kiến Thức) – Đây là nơi an nghỉ nghìn thu của 17 yếu nhân trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thực dân Pháp xử chém năm 1930.

Nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa ở thành phố Yên Bái, khu lăng mộ của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 được thiết kế với kiến trúc vừa mang dáng dấp hiện đại vừa có màu sắc truyền thống.

Trung tâm của khu mộ là 2 ngôi mộ tập thể, xây hình chữ nhật đặt trên 4 trụ vuông, lát đá hoa cương đen, cao chừng 1m. Hai lăng mộ cách nhau chừng 7m. Đây là nơi lưu giữ hài cốt của 17 yếu nhân trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thực dân Pháp xử chém năm 1930.

Giữa hai ngôi mộ là hương án và một bảng vàng lưu danh 17 vị anh hùng.

Song song với hai ngôi mộ về bên phải là một khối hình vát (mô phỏng lưỡi máy chém của thực dân Pháp), cũng lát đá hoa cương đen, trên là hàng chữ vàng ghi một trong hai câu thơ của Nguyễn Thái Học đọc trước khi lên máy chém “Chết vì Tổ Quốc chết vinh quang”.

Bao quanh phần mộ là 17 trụ cột to, tròn, cao 5m tượng trưng cho 17 vị anh hùng nghĩa sĩ bị xử chém. 17 cột này được nối với nhau bằng một vòng tròn khuyết.

Trên vòng tròn là dòng chữ bất hủ, đã trở thành tư tưởng xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng thời kỳ này “Không thành công cũng thành nhân”.

Cách không xa khu lăng mộ cụm tượng đài 5 nhân vật tiêu biểu của phong trào khởi nghĩa Yên Bái, gồm Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Ngô Hải Hoằng và Nguyễn Thị Giang.

Giữa tượng đài và khu mộ là một tấm bia lớn cách điệu, trên hai mặt bia đều khắc dòng chữ vàng của nhà thơ Louis Aragon: “Yên Bái, đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ”.

Với người dân Yên Bái, đã thành lệ, cứ mùng 1, ngày rằm hàng tháng, bà con lại đến dâng hương, dâng hoa cầu khấn các vị anh hùng phù hộ cho thân nhân, con người và mảnh đất Yên Bái, họ coi đây như các vị thánh nhân.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt