DÂN CHỦ: Tìm Hiểu Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ

Khi tiếp xúc với các người trẻ lớn lên ở hải ngoại, nói về độc tài Cộng Sản các bạn có vẻ nghi ngờ “không lẻ lại tệ vậy sao”! và khi tiếp với người trẻ trong nước nói đến nến tự do ở các nước tây phương thì các bạn cho rằng phóng đại, làm gì tự do đến thế chắc mấy ông hải ngoại ghét đảng rồi tuyên truyền. Những bài viết sau đây phản ảnh trung thực 100% về sinh hoạt dân chủ. Hôm nay tôi muốn bắt đầu bằng một loạt bài nói đến bầu cử Tổng Thống trong xã hội dân chủ Mỹ để các bạn nhìn rõ vấn đế hơn, Bài này nói đến chạy đua trong nội bộ Đảng. (các bạn tìm hiểu về sinh hoạt tự do dân chủ xin bấm vào cái hình bên cột trái dưới cùng sẽ có toàn bộ bài từ đầu nói về sinh hoạt dân chủ) – Trần Nhân Quyền

Tranh Cử Tự Do Khác Với Cộng Sản Như Thế Nào?

Trần Nhân Quyền

Trong sinh hoạt chính trị của các nước dân chủ, khởi đầu một số người khi hội đủ điều kiện tự đứng ra tranh cử trong nội bộ đảng để được đảng bỏ phiếu đại diện tranh cử ghế Tổng Thống với đảng khác. Ở Hoa kỳ, là một xứ tự do, có nhiều đảng chính trị, ai muốn lập đảng thì lập miễn là hợp pháp và phục vụ người dân. Ở mỹ có nhiều đảng như Cộng Hòa (Republican Party), Dân Chủ (Democractic Party), Đảng Xanh (Green Party), Đảng Tự Do (Libertarian Party),đảng của tỷ phú Ross Perot trước đây .v.v. Tự do là thế, tự do cạnh tranh tối đa, nhưng chính trường của Mỹ thì do hai đảng lớn Cộng Hoà và Dân Chủ từ bao nhiêu năm nay cứ thay nhau lên nắm chính quyền nên gọi là hệ thống chính trị lưỡng đảng. Còn các nước Châu Âu thì có nước nhiều đảng ra ứng cử cùng một lúc gọi là đa đảng. Vấn đề không phải là hai đảng hay đa đảng và vấn đề quan trọng là PHẢ HƠN MỘT đảng mới bảo đảm dược sinh hoạt chính trị dân chủ? Còn nếu một đảng như đảng Cộng Sản hoặc cái đảng gì đó bên Miến Điện thì làm gì có sự cạnh tranh chính trị, thế là cứ độc quyền tiến tới độc tài xả láng vì chẳng có cái thắng nào hãm lại cả, nếu dân mà lên tiếng là bóp họng ngay! cuối cùng một mình một ngựa tha hồ mà quậy, từ độc tài đến độc ác và độc hại. Độc ác với người dân bị trị, độc hại là di hại cái họa độc tài cho đời sau.

Tranh cử trong nội bộ đảng Dân Chủ ở Mỹ:


(Hai ứng cử viên Hilary Clinton và Barack Obama đang tranh luận trước quần chúng)

Đảng Dân Chủ những ngày đầu mùa ứng cử Tổng Thống trong nội bộ có nhiều người ra ứng cử, nhưng sau ngày 5/02/2008 gọi là ngày Thứ Ba Vĩ Đại, là ngày tiền bầu cử trong đảng. Tuy là tiền bầu cử nhưng cũng khá quan trọng vì một số ứng viên tự thấy mình ít ai ủng hộ nên đã tuyên bố bỏ cuộc. Từ ngày đó, đảng Dân Chủ còn lại hai con gà nhà là TNS Hillary Clinton và ông Barack Obama . Mặc dù trong nội bộ nhưng họ cũng tranh cử rất quyết liệt, cả hai dùng mọi chiêu thức, mưu lược, xài tiền như nnước để dành cho được đại diện đảng, họ tranh nhau từng lá phiếu của cử tri (delegate) và lấy lòng siêu cử tri (superdelegate) để đạt được số phiếu cần thiết  trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ trong nhiệm kỳ 2008-2012.

Cử tri (delegate) và siêu cử tri (superdelegate) trong đảng Dân Chủ/Cộng Hoà  là ai? họ được bầu lên như thế nào?  Cử tri là những đảng viên đảng có quyền đi dự Đại Hội đảng toàn quốc và có quyền bỏ phiếu chọn lựa ứng viên tổng thống của đảng. Cử tri được bầu bởi các đảng viên trong các tiểu bang, có tiểu bang thì bầu kín, có tiểu bang thì bầu bởi một đại hội Đảng cấp tiểu bang, có tiểu bang bầu theo quận hạt. Nhưng tất cả đều tuân thủ theo luật định của đảng và luật pháp Hoa Kỳ. Đảng Dân Chủ hay Cộng Hoà còn có một loại cử tri nữa gọi siêu cử tri (superdelegate) là những đảng viên có quyền hạn như cử tri nhưng họ trở thành siêu cử tri không cần phải bầu cử, đó là những đảng viên đảng Dân Chủ/Cộng Hoà đang giữ chức thống đốc Tiểu Bang, các vị lãnh đạo đảng Dân Chủ/Cộng Hòa như Tổng Thống, Phó Tổng Thống đương nhiệm và tiền nhiệm, các cựu lãnh đạo thượng nghị sĩ và chủ tịch hạ viện, các cựu chủ tịch đảng.

Trong cuộc bầu cử 2008, đảng Dân Chủ có 4048 cử tri và siêu cử tri, ai đạt được 2024 (quá bán) trước là thắng. Ngày 3 tháng 6, 2008 Barrack Obama  đã đạt được số cử tri ủng hộ 2025, nên bà Hallary Clinton tự rút lui và Obama  trở thành ứng viên Tổng Thống năm 2008-2012 của đảng Dân Chủ.

Nhiều người đặt vấn đề rằng cả hai ứng viên cùng một đảng,cùng một chính sách và đường lối của đảng Dân Chủ  (Democratic Party) tại sao lại phải tranh dành trong nội bộ tốn kém tiền bạc của Đảng, tại sao không để số tài chánh đó để dùng vào việc tranh cử với đảng Cộng Hoà hoặc một ứng cứ viên nào đó của một đảng khác như Đảng Xanh (Green Party) chẳng hạn?

Vấn đề đặt ra nghe có vẻ hợp lý, nhưng phản dân chủ và thiếu không khí sinh hoạt chính trị tự do, những người ra tranh cử trong Đảng không phải nói về chính sách của Đảng nhưng để đề ra cách thực hiện chính sách của Đảng như thế nào. Người ta thường nói “đường nào cũng đến La Mã”, sự ra tranh cử trong đảng với nhau để chọn con ngựa nào xuất sắc nhất để đưa chính sách của đảng đến đích nhanh hơn tức là tìm con dường nhanh nhất để đến La Mã. Vã lại, chính ngay trong cùng một Đảng mà những TNS và Dân Biểu đôi khi có những quyết định chính sách khác nhau như việc đánh Iraq năm 2003, TNS Clinton ủng hộ Bush nhưng Obama (lúc đó TNS tiểu bang Illinois) lại không. Thì đây là cơ hội để quần chúng đào sâu, báo chí (đệ tứ quyền) phân tích, quân chúng quan sát tại sao lại quyết định như thế mặc dù cả hai chống khủng bố. Mục đích tranh cử trong đảng để các đảng viên trong đảng nhìn ra chính xác nhân sự mà chọn lựa đại diện nào sáng giá nhất. Trong lúc đó ban vận động của các ứng cử viên rà lại toàn bộ thành tích hoạt động chính trị, thi hành trách nhiệm và bổn phận của ứng viên đó đối với một công dân Hoa Kỳ có xứng đáng không, có bị gian lận hoặc làm ăn phi pháp gì không, đặc biệt về lập trường chính trị có vững chắc không, thời thanh niên có làm gì bậy bạ như say rượi/đánh lộn bị cảnh sát cho vào bót không? Có ham vui làm vài điếu xì ke không? Có nghiện rượi không? v.v…Vì vậy cho nên chúng ta đã từng thấy trước đây Bill Clinton bị đàn hạch và trả lời “tôi có hút, nhưng không hít” ý là có hút chơi thôi chứ không nghiện, còn Bush thì đi lính cậu là “Địa Phương Quân (National Guard) chứ không chịu qua đánh giặc ở Việt Nam”.. v.v.. nói tóm lại ứng cử viên phải xứng đáng, phải làm chuyện hợp pháp, phải thứ thiệt. Tất cả đó được đối thủ khai thác triệt để. Không những đối riêng bản thân mà đối với những người liên hệ đôi khi cũng bị vạ lây như vừa rồi một Mục Sư thân cận của Obama có những hành vi kỳ thị đã bị bà Clinton khai thác tận tình.

Đó là chuyện của quá khứ, còn về hiện tại trong sinh họat chính trị cũng bị đưa ra chất vấn từng điểm, là những việc làm của ông/bà như vậy cò ý nghĩa gì? Tại sao trước ông/bà nói vậy nay lại làm khác? Tại sao trước ông/bà nói vậy bậy giờ thay đổi ý kiến? v.v…..

Viễn kiến tương lai nếu ông/bà được trúng cử tổng thống giải quyết vấn đề quốc gia của một ông tổng thống như thế nào đối với: chống khủng bố, cứu vãn nền kinh tế bị đình trệ, vấn đề di trú, vấn đề ngừa thai, vấn đề chiến tranh Iraq, chiến tranh Afghanistan, đối với giải quyết thất nghiệp, đối với đồng minh NATO, đối với với Nga, Tàu…như thế nào?… đều được đem ra chất vấn và bị tấn công từng đường tơ kẻ tóc.

Mọi lời nói đều được truyền thanh truyền hình phản ảnh đầy đủ không sai một nét dù một cái nhếch mép cũng được đem ra bàn mỗ. Còn báo chí ghi chép đầy đủ và được các nhà bình luận phân tích kỹ lưỡng…. nói tóm lại đây là một khung khí sinh hoạt chính trị hoàn toàn tự do, hoàn toàn dân chủ.

Tranh Cử Trong Nội Bộ Đảng Cộng Hoà:

(các ứng cử viên Cộng Hoà đang tranh luận trước quần chúng)

Hình thức tranh cử trong nội bộ của đảng Cộng Hoà cũng như đảng Dân Chủ, ứng viên trong nội bộ Cộng Hoà phải đủ số phiếu của cử tri 1190 phiếu (50% cử tri trong đảng CH) để được đại diện cho Đảng ra tranh cử chức tổng thống với đảng khác. Ông John McCain ngày Thứ Ba Vĩ Đại, 05/02/2008, bầu thử sơ khởi thì ông đã đủ số phiếu cử tri 1190 nên ngày sau ông được đảng đề nghị ra tranh cử Tổng Thống của đảng Cộng Hoà nhiệm kỳ 2008-2012. Sau ngày đó, các đối thủ của ông trong đảng Cộng Hoà như Rudy Giuliana (thị trưởng new York, nỗi tiếng người có tinh thần trách nhiệm và lãnh đạo trong vụ 911), ông Mitt Rommey (thống đốc tiểu bang Massachusetts), đều lần lượt rút lui.

Theo thống kê thì năm 2004 đảng Dân Chủ có 72 triệu đảng viên, đảng Cộng Hòa có 55 triệu và các đảng khác  45 triệu.

Đảng Cộng Hoà có 153 siêu cử tri và 2227 cử tri (tổng số 2380) Siêu cử tri chiếm 8.6%.

Đảng Dân Chủ có 795 siêu cử tri, 3753  cử tri (tổng số 4048) siêu cử tri chiếm 19.6%.

Sau khi được chọn làm ứng viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, thì cả hai ông đều có quyền chọn lựa người phó Tổng Thống đứng chung liên danh với mình gọi là “Running Mate”

Ông Barack Obama thì chọn ông TNS Joe Biden làm phó, còn ông John McCain thì chọn bà Sarah Palin thống đốc tiểu bang Alaska.

Trần Nhân Quyền

30-08-2008

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt