Đại dương không vắng lặng: Hành trình của những chuyến tàu hàng hóa…

Ảnh: Pixabay.com (một hải cảng)

Đại dương là một nơi rộng lớn mà chúng ta rất khó có thể hình dung được sự bao quát, nguồn huyết mạch kinh tế thế giới.  Nơi đây hằng ngày đều có những chuyến tàu chở hàng hóa, dầu lửa đi khắp thế giới rất tấp nập. Những eo biển, những chốt điểm thương mại quan trọng cũng từ đó được thành hình.

Đại dương chiếm hơn 70% bề mặt trái đất, là nơi có hàng triệu loài sinh vật, và chứ đựng tới 97% tổng lượng nước trên hành tinh này.

Tuy nhiên, với sự bao la rộng lớn này và sự hiện diện khắp nơi của đại dương cũng là một thách thức đáng kể đối với các thương gia: họ buộc phải liên tục đi xuyên qua biển để vận chuyển hàng hóa đến những nơi khác.

Kết quả là, hàng triệu người đã tràn vào các đại dương mỗi ngày để nhận và chuyển tàu hàng từ nơi này đến nơi khác. Các tàu được sử dụng cũng rất đa dạng, từ các thuyền buồm nhỏ cho đến tàu chở dầu lớn, một số trong đó có thể có chiều dài bằng bốn sân đá banh.

Mọi con tàu đều hướng ra biển

Với 250 triệu điểm dữ liệu, bản đồ tương tác các tuyến hải có thể cho thấy các tàu thuyền ngang qua đại dương trong thời gian thực. Cung cấp một hình ảnh độc đáo về những gì đang diễn ra trên biển.

Dưới đây là một số hình ảnh từ trang MarineTraffic và nếu bạn có dịp đến những địa điểm này thì có thể nhìn thấy các tàu lớn tấp nập ra vào trong chuyến hành trình của mình.

Bản đồ cho thấy các tàu thuyền vận chuyển tấp nập trân các Đại Dương

Bạn có thể thấy rằng đại dương không hề vắng lặng như chúng ta vẫn hay hình dung với chỉ các con sóng và cánh chim trên biển, mà nơi đây còn chứa đựng các huyết mạch kinh tế cho phép vận chuyển hàng hóa đến mọi ngóc ngách ngõ hẻm, có thể màn hình máy tính mà bạn đang đọc cũng “đến từ đại dương”.

Các chốt điểm vận chuyển dầu

Với sự tấp nập tàu thuyền qua lại, đại dương đã hình thành nên những chốt chặn thương mại quan trọng mang ý nghĩa về an ninh kinh tế và chính trị của nhiều quốc gia. Eo biển Hormuz và eo biển Malacca là hai trong số đó.

Thống kê từ bản đồ các tàu chở dầu cho biết, mỗi ngày có khoảng 18,5 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo biển Hormuz, tiếp giáp giữa Iran và Oman; và 16 triệu thùng dầu đi qua Eo biển Malacca giữa Indonesia và Malaysia.

Lưu lượng dầu vận chuyển qua các eo biển (triệu thùng/ngày – Nguồn:EIA)

Bên dưới là ảnh chụp màn hình của eo biển Hormuz (các điểm tròn là các tàu chở dầu không di chuyển, trong khi các mũi tên đại diện cho tàu đang di chuyển). Nhìn vào biểu đồ, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng eo biển có rất nhiều tàu thuyền tấp nập qua lại.

Các quốc gia vùng Vịnh phụ thuộc nhiều vào lợi tức quốc gia từ hoạt động xuất khẩu dầu. Vì lý do này, việc đi qua eo biển Hormuz vừa là một vấn đề kinh tế vừa là vấn đề an ninh quốc gia của các nước trong khu vực. Và mọi nguy cơ gây ra sự gián đoạn trong eo biển đều sẽ cản trở nghiêm trọng đến việc vận chuyển dầu.

Eo biển Hormuz

Nguy cơ bất ổn luôn hiện hữu khi các nước Hồi giáo theo giáo phái Sunni và Shia đe dọa sẽ đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz. Chặn đường đi qua eo biển là một cách để gây thiệt hại về tài chánh đối với các quốc gia phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng hoá qua khu vực này.

Và đây là những con tàu đi qua eo biển Malacca. Eo biển có độ dài khoảng 885 km chạy qua Indonesia, Malaysia, và Singapore. Tại điểm hẹp nhất, eo biển chỉ rộng vỏn vẹn có 2,4 km. Điều này khiến cho tình trạng phong tỏa và cướp biển dễ xảy ra hơn.

Tàu thuyền qua lại trên eo biển Malacca

Eo biển Malacca là tuyến đường biển ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Vịnh Ba Tư đến các thị trường Châu Á. Tuyến đường này ngắn hơn một phần ba so với tuyến đường biển thay thế gần nhất. Khoảng một phần tư lượng dầu vận chuyển bằng đường biển (hơn 15 triệu thùng mỗi ngày) đi qua eo biển Malacca, chỉ đứng sau eo biển Hormuz.

Kinh tế của cả Nhật Bản và nước Tàu đều phụ thuộc nhiều vào nhập dầu qua eo biển Malacca. Do đó, việc tiếp cận mở thông qua eo biển là điều then chốt cho an ninh kinh tế của cả hai quốc gia. Hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Tàu Cộng (bằng đường biển) và khoảng 60% tổng lượng dầu nhập khẩu của Nhật hiện đang thông qua eo biển Malacca. Hai quốc gia này có lịch sử lâu dài về sự thù hận và chiến tranh khi họ cạnh tranh với nhau để trở thành cường quốc địa chính trị trong khu vực.

Eo biển Bab-el-Mandeb

Có lẽ bạn đã từng nghe đến những tên hải tặc đã đi vào huyền thoại: Cướp biển vùng Somalia. Eo biển Bab-el-Mandeb chính là một nơi như thế. Cũng vì lẽ đó eo biển này trong tiếng Ả rập có tên là “eo biển nước mắt”, chia cắt giữa châu Á và châu Phi. Eo biển chỉ có chiều ngang rộng khoảng 28 km.

Eo biển Bab-el-Mandeb thuộc bờ biển Somalia

Eo biển Bab-el-Mandeb là điểm nối giữa Biển Đỏ dẫn ra vịnh Aden của Ấn Độ Dương, vốn là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, nhất là việc chở dầu ở vịnh Ba Tư. Khoảng 11% dầu chở bằng đường biển phải qua vịnh Aden để tới kênh đào Suez hoặc các nhà máy lọc dầu trong vùng.

Chính vị trí đắc địa của vịnh Aden cũng như “eo biển nước mắt” Bab-el-Mandeb biến nơi đây trở thành “thiên đường” của hải tặc. Bởi lẽ, đây không chỉ là những eo biển hẹp, dễ ẩn nấp mà còn là nơi thường xuyên xuất hiện những thương thuyền, tàu chở hàng quý giá như dầu, lụa, vải vóc, gia vị… chưa kể các con tàu chở tiền vàng, châu báu… của các tỷ phú Hồi giáo hành hương về thánh địa Mecca.

Bán đảo Nam cực

Ngoài băng giá và lạnh lẽo, nơi đây vẫn có những chiếc du thuyền lượn lờ quanh bán đảo Nam Cực.

Những năm gần đây, Nam Cực trở thành địa điểm lý tưởng cho những du khách yêu thích du lịch mạo hiểm và muốn khám phá vẻ đẹp bí ẩn khó cưỡng lại của vùng đất băng giá này.

Eo biển thuộc ban đảo Nam Cực

Nam Cực cũng là bán đảo tập trung rất nhiều trạm nghiên cứu, cũng như nhiều quốc gia tranh nhau tuyên bố chủ quyền.

Ảnh: nguồn visualcapitalist,
Chân Hồ

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt