Đà Lạt: Nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật

Rác thải dưới hồ Chiến Thắng (Đà Lạt)

Đà Lạt, xứ hoa Anh đào với bài hát “Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi…”…..Trước năm 1975, Đà Lạt là thành phố thơ mộng với Viện Đại Học Quân Sự nổi tiếng nhất vùng Đông Nam Á – Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt nơi đào tạo những sĩ quan hiện dịch cho quân đội Việt Nam Cộng Hoà, trường Đại Học Chiến Tranh Chính trị nơi đào tạo những sĩ quan ngành Chiến Tranh Chính Trị quân đội VNCH. Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Tham Cao Cấp nơi đào tạo những cấp lãnh đạo Trung Đoàn, Sư Đoàn… bên cạnh đó có trường Đại Học Dân Sự dạy về môn Chính Trị Kinh Doanh… Đà Lạt có tháp Cam ly, Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương, Thung Lũng Tình Yêu…thơ mộng như bài hát “Ai Lên Xứ Hoa Đào”:


Nhưng từ khi giặc Cộng tràn về, những tên rừng rú đã biến Đà Lạt thơ mộng thành một Đà Lạt chết…những cảnh hữu tình trở thành vườn khoai mỳ, khoai lan… Người Đà Lạt chạy đi nơi khác thay vì trai thanh gái lịch bởi những nón cối dép râu. Và sau 42 năm Đà Lạt thành hố rác Xã Hội Chủ Nghĩa. 

Cách hồ Chiến Thắng (phường 8, Thành phố Đà Lạt) chưa đầy một cây số, những thùng đựng bao bì thuốc Bảo vệ thực vật  (BVTV) đã qua sử dụng ngập ngụa rác.
Theo phản ảnh của người dân với phóng viên RFA, những thùng rác này suốt một năm nay, kể từ ngày đặt, chưa một lần nào được dọn dẹp và giải quyết.

Đà Lạt bây giờ ra sao?

Bãi rác tự phát

Theo báo Lâm Đồng, Hồ Chiến Thắng là nơi cung cấp 3000m3 nước sinh hoạt mỗi ngày cho cư dân thành phố Đà Lạt. Nhưng khi tìm hiểu khu vực thượng nguồn của hồ, cụ thể là đường Vòng Lâm Viên, dễ dàng nhìn thấy những “bể chứa bao gói thuốc BVTV sau khi đã sử dụng” ngập ngụa rác tràn ra ngoài. Những thùng rác đặt ngay bên vệ đường, xung quanh là những bao bì hóa chất, bóng đèn bể, rác rưới mọi loại sinh hoạt hàng ngày tràn lan.

Tiếp xúc với phóng viên, ông Phạm Quế Dương – ngụ tại Đa Thiện, hồ Chiến Thắng cho biết:

“Ở đây có thùng rác, nhưng thùng rác đầy không có ai đổ, nên thành ra cái bãi rác công cộng. Rất là dơ bẩn chứ không phải cái chuyện là có rác mà không có người xử lý. Bãi rác cũng không có ai trách nhiệm để quản lý cái bãi rác đó hết. Chú ở nhà ngay đây thôi mà rất là bức xúc về cái chuyện rác rưởi, bẩn thỉu.

Ông Dương cho biết thêm, những thùng rác này được phường đem đến để từ năm trước. Tính đến nay đã hơn một năm, bên phường chưa một lần nào đến thu gom, xử lý rác thải từ những thùng sử dụng chuyên biệt cho rác thải từ bao bì BVTV này:

Thùng đó là thùng của phường, phường để, nhưng mà đầy rồi không có ai xử lý hết. Đến bây giờ không có ai đổ, chưa một lần nào đổ.”

Tắc trách từ phía chính quyền trong khâu quản lý rác thải BVTV là thế. Nhưng bên cạnh đó, một số người cũng góp phần làm cho tình trạng rác hỗn hợp, gồm rác thải sinh hoạt, và rác BVTV xả ra bừa bãi khó giải quyết.

Nhà ông Dương tọa lạc ngay tại đầu dốc, cách hồ Chiến Thắng chừng 800m. Tại rìa đường, phần sườn dốc gần nhà ông, người ta vẫn thỉnh thoảng đổ rác trộm. Rác sinh hoạt các loại, kèm với bao bì hóa chất cũng được đổ tràn lan tại đây. Ông Dương cho biết, bên phường có nhờ ông trông coi cải thiện tình trạng nên cũng bớt đi nhiều hơn trước.

Theo ghi nhận của phóng viên, cũng khu vực sườn đồi dẫn xuống hồ Chiến Thắng tại đường Vòng Lâm Viên, cách nhà ông Dương một quãng đường vòng, rác thải đổ tràn lan vô tội vạ với đủ chủng loại. Mới nhất, những cành hoa vẫn còn tươi vừa được đổ ngay bên vệ đường. Cách đó không xa có thể nhìn thấy bảng “Dự án: Vệ Sinh Hồ Lắng Đầu Nguồn Hồ Chiến Thắng Phường 8 – Đà Lạt.” Còn cách bên hồ Chiến Thắng 20m, một số rác cũng được vớt dưới hồ lên để đó.

Ông Dương cho biết, những bãi rác tự phát xuất hiện từ khoảng 2 năm về trước.

Có từ lâu rồi, giờ người ta vẫn lai rai người ta đổ. Cũng hai năm rồi, tình trạng người ta đổ rất nhiều. Người dân người ta đổ. Cũng một số đổ xe tải, một số là dân người ta chở máy cày, đổ vào rừng này.

Cách giải quyết

Những thùng rác đặt ngay vệ đường, rác sinh hoạt hàng ngày tràn lan.

Nhưng cơ quan chức năng xử lý một cách rất nghiệp dư đó là chôn và lấp.

Chỉ có bên phường họ đi, thỉnh thoảng họ đi họ kiểm tra. Thấy nhiều quá, thấy rất là nhiều nên là tổ chức họ đi họ san lấp. Họ mới lấp cách đây khoảng cỡ 1 tháng à.

Ô nhiễm môi trường, rác phải đổ vào chỗ quy định chứ rác mà cứ đổ lung tung thế kia thì, tất nhiên phải ảnh hưởng đến đời sống. Ô nhiễm lắm.

Cũng theo ông Dương, khu vực này phường chịu trách nhiệm quản lý nhưng lại rất ít khi xuống thăm. Mà khi có, đều toàn là vì phường bị áp lực báo chí, cấp trên nên mới xuống.

Kiểm lâm đi thôi chứ còn phường ít đi lắm. Phường thì cứ bao giờ có ai, nhà báo, hoặc là trên kiểm tra thì phường bắt đầu mới đi.

Đứng trước việc phải hứng chịu sự ô nhiễm ngay gần nhà, ông Dương bày tỏ:

Bây giờ dân thì ai cũng vậy thôi. Mong muốn chính quyền làm sao giải quyết thùng rác cho có người trông coi và sẽ đổ vào chỗ quy định chứ không cứ để thế này, mỗi năm lại đầy lên. Mong muốn chính quyền làm sao giải quyết đống rác thế này đi cho dân đỡ bị ô nhiễm, cái mùi rất là khó chịu.

Nguy cơ tiềm ẩn khi nơi đổ rác bừa bãi lại nằm ngay đầu dốc, phần thượng nguồn hồ Chiến Thắng. Những ngày mưa xuống sẽ cuốn theo hóa chất xuống hồ chứa nước, vốn là một trong những nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố Đà Lạt.

Những người nông dân sống gần hồ hiện đang sống chung với một cơ chế quản lý rác BVTV chưa hoàn thiện, còn con người Đà Lạt, thì sống chung với nguy cơ tiềm ẩn từ rác đầu nguồn nước sinh hoạt hồ Chiến Thắng.

Tường trình từ Việt Nam (theo RFA)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt