Đại văn hào Solzhenitsyn đã qua đời

Đại văn hào Solzhenitsyn được xem là “Tiếng nói của lương tri”

Nhà văn người Nga từng phơi bày hệ thống nhà tù thời Stalin trong các cuốn tiểu thuyết, sau đó buộc phải sống tị nạn 20

Đại văn hào Solzhenitsyn

năm đã qua đời gần Moscow ở tuổi 89.

Văn hào Alexander Solzhenitsyn, tác giả các cuốn “Bán đảo Gulag” (the Gulag Archipelago) và “Một ngày trong cuộc đời Ivan Denisovich” (One Day In The Life Of Ivan Denisovich), đã trở về Nga năm 1994.

Một hãng tin Nga trích lời con trai ông, Stephan, cho hay bố mình qua đời tại nhà hôm 3/8 vì bị bịnh tim, trong khi một hãng khác trích lời các nguồn tin trong giới văn học cho hay ông bị đột quỵ.

Người từng được trao giải Nobel bị bệnh huyết áp cao nhiều năm nay.

Sau khi quay trở về Nga, ông Solzhenitsyn đã viết một số cuộc bút chiến về lịch sử và bản sắc Nga.

Một phát ngôn viên của Điện Kremlin cho hay, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã gửi lời chia buồn tới gia đình nhà văn.

Tù nhân, bệnh nhân và nhà văn:

Ông Solzhenitsyn là sĩ quan pháo binh trong quân đội Soviet thời Thế Chiến II và từng được tặng thưởng huân chương vì lòng can đảm. Tuy nhiên, năm 1945, ông bị tố giác vì đã viết thư chỉ trích Stalin.

Tám năm sau đó, ông bị cầm tù trong hệ thống trại tập trung thời Soviet, hay còn được biết tới với cái tên Gulag, trước khi ông bị đày tới Kazakhstan, nơi ông được chữa trị thành công bệnh ung thư dạ dày.

Cuốn tiểu thuyết “một ngày trong đời của Ivan nhà tù của Ivan Denisovich” đã khiến ông trở nên nổi tiếng thời kỳ hậu Stalin.

Tuy nhiên, trong vòng một thập kỷ, nhà văn được trao giải Nobel văn học năm 1970, và cùng lúc bị mật vụ KGB quấy nhiễu. Năm 1973, phần đầu trong ba tập cuốn “Bán đảo Gulag” đã được xuất bản tại phương Tây. Tập sách này miêu tả tỉ mỉ những lạm dụng có hệ thống trong hệ thống nhà tù và trại tập trung thời Soviet khoảng thời gian 1918 tới 1956. Cuốn sách đã gây ra những chỉ trích mạnh mẽ trong báo chí Soviet. Họ gọi ông là một kẻ phản bội tổ quốc.

Đầu năm 1974, chính quyền Soviet tước quyền công dân của ông và trục xuất ông khỏi đất nước.

Tiếng nói lương tri:

Ông sống lưu vong tại Vermont, Hoa Kỳ, nơi ông hoàn thành nốt hai tập tiếp theo của cuốn tiểu thuyết “Bán đảo Gulag”.

Trong khi sống ẩn dật tại đó, ông phản bác cái ông coi là sự xuống cấp đạo đức ở phương Tây.

Chỉ trích mạnh mẽ đường lối dân chủ của Boris Yeltsin, ông không quay trở lại Nga ngay khi Liên Xô sụp đổ năm 1992 như những người lưu vong khác.Lần hồi hương năm 1994 của ông cũng đầy kịch tính, ông trở về bằng đường bộ từ vùng Viễn Đông của Nga.

Những tác phẩm sau này của Solzhenitsyn, trong đó có các bài bình luận về tương lai của Nga, đã gây ra các tranh cãi.

Năm 2000, tác phẩm lớn cuối cùng của ông, “Hai trăm năm cộng sinh” (Two Hundred Years Together) phân tích vị thế của người Do Thái trong xã hội Nga cũng như vai trò của họ trong cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.

Tiểu sử văn hào Alexander Solzgenitsyn

Sinh ngày 11/12/1918

1945 : Bị kết án 8 năm tù giam vì chống Xô Viết

1962 : Tác phẩm “Một ngày trong đời Ivan Denisovich” được xuất bản ở Nga.

1970 : Ông được trao giải Nobel Văn học

1974 : Phần đầu của tác phẩm “Quần đảo ngục tù″ ra đời

13/2/1974 : Đi lưu vong

1994: Trở về Nga

3/8/2008: Qua đời ở Matxcơva

Báo chí tây phương bình lận về đại văn hào Alexander Solgenitsyn qua nhiều góc cạnh của con người vĩ đại và cho rằng:Solzhenitsyn, nhà văn đã đặt phương Tây trước những mâu thuẫn của mình” (trích RFI – 05-08-2008)

Không một tờ báo lớn nào hôm nay lại không đăng một tấm ảnh thật to của Soljenitsyn trên trang nhất và dành nhiều trang trong để nhắc lại sự nghiệp của giải thưởng Nobel văn học năm 1970. Le Figaro thực hiện một hồ sơ đặc biệt 5 trang, giới thiệu một nhà văn Nga, mà theo tờ báo, tác phẩm đã lay chuyển nền tảng của chủ nghĩa cộng sản và nhất là đã đặt phương Tây trước những mâu thuẫn của mình. Trong hồ sơ này, nhà văn Pháp Jean d’Ormesson đã gọi Soljenitsyn là một người nổi loạn bảo thủ, vì ông chống lại Stalin một cách quyết liệt, nhưng không phải vì vậy mà ông ủng hộ vô điều kiện một phương Tây bị ông lên án một cách nghiêm khắc

 

Còn nhà triết học Pháp, André Glucksman, xem Solzhenitsyn như là người đã thay đổi cuộc đời của ông. Le Figaro nhận thấy là nhà văn Nga được mọi người ở phương Tây ca ngợi vì cuộc đấu tranh của ông chống chế độ cực quyền ở Liên Xô. Thế nhưng Solzhenitsyn không bao giờ được phương Tây chấp nhận. Lý do là vì tính chất Nga ở ông quá đậm nét, ông quá dân tộc chủ nghĩa, quá phản động. Thậm chí những người này còn khẳng định ông không phải là một nhà văn chân chính. Trong xã luận, Le Figaro đánh giá solzhenitsyn có lẽ là nhà tư tưởng lớn nhất của thời đại, vì ông đã giúp cho chúng ta mở mắt nhìn thấy những tác hại của chủ nghĩa cộng sản.

Ảnh của Solzhenitsyn chiếm toàn bộ trang nhất của tờ Liberation với một cái tựa ngắn gọn, so sánh hình ảnh của ông giống như một tranh tượng thánh. Ở trang trong, một tấm ảnh lớn khác chụp nhà văn trong bộ quần áo tù nhân vào một ngày của năm 1953 khi ông được trả tự do sau 8 năm bị giam cầm trong trại tù goulag. Xã luận của Libertion cũng nhắc lại là solzhenitsyn chỉ có một quốc gia duy nhất là nước Nga, một nước Nga huyễn hoặc và tưởng tượng, một nước Nga quay về quá khứ một cách thái quá và theo chính sách ngu dân. Ông solzhenitsyn ủng hộ ông Poutine, một người đã từng lãnh đạo KGB, cơ quan đã tra tấn ông, và ông cũng ủng hộ cuộc chiến tranh Tchetchenia.

Tờ công giáo La Croix gọi Solzhenitsyn là lương tâm của thế kỷ và nhận định rằng cuộc đấu tranh của ông, bắt rễ trong tín ngưỡng, không cho phép ông tin tưởng vào chủ nghĩa tự do thái quá của phương Tây. Trong xã luận, tờ báo cho rằng cuộc đấu tranh của văn hào Nga vừa qua đời mang tính chất toàn cầu nhưng đồng thời nó cũng rất là Nga, do sự gắn bó của ông đối với quê hương, đối với thi ca và đối với không gian riêng tư của ông và sự kiện này đưa ông theo vết chân của đại văn hào Tolstoi. La Croix viết “Ông có một tâm hồn quá sâu sắc để có thể, một khi bức tường Berlin sụp đổ, chọn cho mình những lãnh đạo khác, sau khi ông đã gào thét chối bỏ các lãnh đạo ở điện Kremli cộng sản”. Vốn là một tờ báo tôn giáo, La Croix nhận thấy ông Solzhenitsyn đã có cuộc đời của một nhà tiên tri, với ba tình yêu : tình yêu Thượng Đế, tình yêu con người và lòng yêu sự thật. Ông Georges Nivat, dịch giả của Solzhenitsyne, kiêm chuyên gia về văn học Nga, trả lời phỏng vấn của La Croix, đặt tác phẩm của nhà văn Nga trong bối cảnh ký ức và tín ngưỡng của dân tộc Nga.

Tờ báo cộng sản L’Humanité tất nhiên là có một quan điểm khác về Solzhenitsyn. Sau khi hàng tựa lớn trên trang nhất nhắc lại là sách của ông đã tiết lộ sự tồn tại của những trại cải tạo ở Nga và tố cáo chủ nghĩa Stalinít, tờ báo đánh giá là văn hào Nga đã biến chuyển để sau đó có những lập trường cực kỳ bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa. Trong xã luận, L’Humanité đánh giá tác phẩm của Solzhenitsyn như là một tiếng kêu to, đã gây ra một vụ tuyết lở. Nhưng ông không phải là một nhà tiên tri, một người có tầm nhìn xa và ông cũng không phải là môt nhà nhân bản.

 

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt