CPJ: Việt Nam đứng thứ 5 về bỏ tù nhà báo

Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ. Đứng đầu danh sách vẫn là Trung Quốc, với 44 người (như vậy tính theo tỷ lệ thì Việt Nam đứng đầu về việc bỏ tù nhà báo. Trung Quốc 1,3 tỉ người bỏ tù 44 so với Việt Nam 90 triệu dân bỏ tù 16) 
Tổng cộng trong cả năm 2014, trên thế giới có 220 nhà báo bị bỏ tù, tăng chín người so với năm trước đó. Đây là con số nhiều thứ hai trong tất cả các năm, kể từ khi CPJ bắt đầu thống kê về các nhà báo bị bỏ tù năm 1990.
Mười quốc gia có số nhà báo ngồi tù nhiều nhất là Trung Quốc, Iran, Eritrea, Ethiopia, Việt Nam, Syria, Ai Cập, Miến Điện, Azerbaijan, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù ở Việt Nam, CPJ nhắc đến các trường hợp nhiều người biết đến như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.
CPJ không đề cập tên ông Nguyễn Quang Lập, có thể vì danh sách được chốt hạ trước khi ông Lập bị bắt.
2014 là năm thứ ba liên tiếp con số nhà báo bị cầm tù trên thế giới vượt qua ngưỡng 200 người, cho thấy một xu hướng đáng quan ngại, theo CPJ.
Tại Trung Quốc, số nhà báo bị bắt tăng mạnh so với 32 người năm 2013 và CPJ nhận xét đây là chỉ dấu về “áp lực mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang đặt lên báo chí, giới luật sư, bất đồng chính kiến và học giả buộc họ phải tuân theo lập trường của chính phủ”.
“Không chỉ bỏ tù nhà báo Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đưa ra các quy định mới ngặt nghèo về những gì có thể đưa tin và từ chối thị thực cho báo chí nước ngoài.”
CPJ nói các chủ đề liên quan người thiểu số ở Trung Quốc tiếp tục bị cho là nhạy cảm. Gần một nửa số người bị tù là các cây bút Tây Tạng hoặc Uighur.
29 nhà báo bị nhà cầm quyền Trung Quốc bỏ tù vì tội danh chống nhà nước.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt