Công ty quốc doanh hàng đầu Vinashin của CSVN bị phá sản

Những con ngáo ộp quốc doanh của CSVN bị phá sản và nó sẽ lần lượt bị phá sản vì tham nhũng vì quản lý tồi dỡ vì các bằng tiến sĩ học thuê … dưới đây là dữ kiện công ty quốc doanh lớn nhất Việt Nam bị phá sản vào tháng 6/2010

Công ty quốc doanh hàng đầu Vinashin của CSVN phá sản.

VNS
Logo của công ty quốc doanh lớn nhất nước Việt Nam

Cách đây không lâu, nhân đọc một bài báo ngoại quốc của một thương gia người Mỹ đi tìm cơ hội đầu tư tại Việt nam, trong bài báo đó có một đoạn viết rằng “tại Việt Nam mặc dù đã mở cửa đi theo kinh tế thị trường chủ yếu là để thu hút đầu tư ở nước ngoài, nhưng trong nước thì các công ty quốc doanh vẫn còn nặng nề nan giải, đó là những chổ bế tắc của nền kinh tế Việt Nam hiện nay”. Chắc chàng thương gia này ở tận xứ Cờ Hoa nên chưa tìm hiểu thấu đáo những tình tiết ly kỳ về tham nhũng của quan chức chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa nên chưa nắm bắt vấn đề đáng ra anh phải phát biểu rằng “Những công ty quốc doanh này không phải là bế tắc mà là những ổ chứ tham nhũng làm kiệt quệ sinh lực quốc gia và là những món nợ vô cùng to lớn mà tương lai con cháu phải trả”…

Quốc doanh một danh từ nghe rất quen thuộc tại Việt Nam, danh từ quốc doanh người dân Việt sợ hải, thế giới có ngờ rằng dưới chế độ CSVN có cả tôn giáo quốc doanh. Ngày Cộng Sản Việt Nam có mặt trên đất nước Việt Nam ruộng đất của nông dân bị tập trung vào Hợp Tác Xã cũng là nông nghiệp Quốc Doanh, các cửa hàng tạp hóa cũng tập trung vào hợp tác xã cũng là các cửa hàng quốc, còn các kỷ nghệ thì tập trung vào các công ty gọi là công ty quốc doanh….tất cả đó đều do đảng Cộng Sản Việt Nam nắm giữ, chủ đạo và lèo lái con thuyền quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa.

Đó là con thuyền phá sản! lịch sử các chế độ Cộng Sản trên thế giới đều chứng minh như vậy. Bao nhiêu nước Cộng Sản đã bỏ của chạy lấy người và tuyên bố “cộng sản nên bỏ vào thùng rác của lịch sử”, cả thế giới đều lên án Cộng Sản là tội ác của nhân loại. Thế mà tại Việt Nam vẫn treo cờ búa-liềm biểu tượng của sự phá sản đó, và chưa chịu dứt bỏ mà vẫn ngoan cố chạy theo kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa… có nghĩa là cho đầu tư làm ăn để thu hút người ngoại quốc vào bỏ tiền kinh doanh tại Việt Nam vì nhân công rẻ mạt, còn những con ngáo ộp mà dân đóng thuế phải còng lưng ra nuôi nó đó là những công ty quốc doanh để làm những ổ tham nhũng, nơi nuôi dưỡng huấn luyện tay nghề thụt két, rút ruột công trình, biển thủ tài sản quốc gia đến nỗi Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam trân tráo với đám gọi là “vẹm kiều yêu nước” rằng: “….ở người nước ngoài muốn tiêu cực muốn tham nhũng cũng khó vì hệ thống luật pháp nó chặt chẻ, còn ở Việt Nam của mình ha thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham cái người thủ quỷ cứ giữ tiền khư khư ở quỷ, lúc nào cũng có số dư cho nên lúc bí quá thì em mượn chút, mượn không thấy ai đòi hết (vẹm kiều vỗ tay) thì em mượn thêm, chứ không phải người Việt Nam tham nhũng thất thế giới đâu………(vẹm kiều vỗ tay rào rào)”

Từ đó có những tên nhà giàu tham nhũng đó là cán bộ Việt Cộng làm lớn ăn lớn, làm bé ăn bé, thuế vụ, công an gác đường, hải quan đều ăn cả….có cơ hội là tham nhũng từ bao thuốc lá đến chầu nhậu cà phê, đến 5 đến 10 đôla ở phi trường chúng đều đút túi. Còn quan Trung ương thì ăn tiền triệu đôla….

Vừa qua công ty quốc doanh Vinashin một công ty đóng tàu lớn nhất Việt Nam bị phá sản lỗ gần 4 tỷ Mỹ Kim – Lịch sử của công ty Vinashin  đọc nghe thật là ghê gớm có từ năm 1958 với thành tích đóng tàu cho sự nghiệp giải phóng đất nước xây dựng xã hội chủ nghĩa, qua một số thành tích đánh bóng lên tận mây xanh với đoạn cuối “lý lịch trích ngang” của con ngáo ộp quốc doanh này như sau: “Ngày 15/5/2006 Thủ tướng (Việt Cộng) Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, và quyết định 104 QĐ – TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với mục đích hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà nước là chi phối bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả”…. may là công ty này chưa quá độ lên XHCN để đóng  Hàng Không Mẫu Hạm mang đầu đạn nguyên tử!!

Tưng bừng khia trương như vậy mà trong ngày 25 tháng 6, 2010 lại âm thầm đóng cửa vì số tiền lỗ gần bằng tổng số tài sản của công ty quốc doanh này với tổng số nợ là 89% tổng tài sản công ty!!!

banh ve
Công trình bánh vẽ tàu slash chạy Bắc Nam chẳng bao giờ hoàn thành

Theo nguồn tin của đài RFI thì Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyến Tấn Dũng vừa ra quyết định số 926/QĐ-TTg  vào ngày 25/06/2010 tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, tránh để doanh nghiệp nhà nước với tổng trị giá hơn 90 ngàn tỷ đồng này bị phá sản. Tổng số nợ của Vinashin đã lên đến 80 ngàn tỷ đồng (gần 4 tỷ USD)

Theo quyết định của Dũng, Vinashin phải chuyển giao sáu cơ sở cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và 7 đơn vị khác cho tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines). Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam cũng phải tập trung vào hoạt động chính là ngành công nghiệp đóng tàu vào một số các hoạt động liên quan như xây dựng cảng, hay vận tải đường biển, v.v.

Kế hoạch tái cơ cấu một tập đoàn nhà nước đồ sộ như Vinashin đã làm dấy lên rất nhiều câu hỏi ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Quyết định của Dũng một lần nữa làm lộ rõ những yếu kém trong vấn đề quản lý, năng lực hoạt động của các công ty quốc doanh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt đưa ra những nhận định như sau khi trả lời phỏng vấn đài RFI :

Thứ nhất nợ chồng chất của Vinashin đang làm mất uy tín của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Thứ hai, cách giải quyết của chính phủ Việt Nam bắt các tập đoàn quốc doanh khác (PVN và Vinalines, ngân hàng) gánh bớt nợ cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam sẽ tác động dây chuyền đến ngân sách của Việt Nam, đe dọa lạm phát gia tăng.

Trong bối cảnh đó chuyên gia Vũ Quang Việt không loại trừ nguy cơ vụ phá sản của Vinashin dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam. Cuối cùng, ông Việt giải thích về tính phi lý của việc chuyển một công ty nhà nước thành một công ty trách nhiệm hữu hạn.

Con tàu đồ sộ Vinashin

Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin cho đến cuối năm 2009 gồm một công ty chính và khoảng 200 công ty nhỏ phụ thuộc, thực hiện trong rất nhiều ngành nghề, không nhất thiết phải gắn liền với hoạt động chính là công nghiệp đóng tàu và các nghề phụ trợ.

Chính công ty quốc doanh Vinashin cũng như các công ty con hoạt động không có hiệu quả. Bằng chúng là tổng số nợ tương đương với gần 89% tổng giá trị của toàn công ty (chính + phụ)  (80 ngàn tỷ đồng tiền nợ trên tổng trị công ty là 90 ngàn tỷ đồng).

Theo báo Tuổi Trẻ  của CSVN số đề ngày 29/10/2009, trong hai năm 2008-2009 chính phủ Việt Nam đã dành 750 triệu đô la vốn phát hành trái phiếu quốc tế cho Vinashin ; Ngân hàng Thụy sĩ Crédit Suisse chi nhánh tại Hồng Kông cũng đã cho Vinashin vay thêm 650 triệu đô la trong cùng thời gian. Cộng lại trong hai năm, chính phủ Việt Nam đã đứng ra bảo đảm để rót thêm 20 ngàn tỷ đồng vào công ty quốc doanh Vinashin! Nhưng Vinashin đã sản xuất được những gì ngoài khoản nợ khổng lồ và 80 ngàn tỷ đồng (tương đương với khoảng 4 tỷ đô la)?

Để trả lời câu hỏi này, báo chí trong nước từ năm ngoái đã nêu lên nhiều vụ chậm trễ của Vinashin tuân thủ các hợp đồng với khách hàng. Đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Vinashin đã ký hợp đồng chế tạo kho nổi chứa xuất dầu cho PVN nhưng đã không trao đúng hạn kỳ, gây thiệt hại 12 ngàn đô la mỗi ngày cho PVN.

Một dự án khác cũng bị trễ nãi như dự án đóng tàu chở dầu thô cho công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Theo lời một viên chức trong Hội đồng quản trị của PVN thì đến nay Vinashin mới chỉ thực hiện được 1/10 chương trình đóng tàu chở dầu thô nói trên.

Những câu hỏi chung quanh việc tái cơ cấu Vinashin

Trở lại với việc tái cơ cấu Vinashin, về mặt chính thức là để “tập đoàn này tập trung vào các ngành nghề kinh doanh mũi nhọn” nhưng dư luận trong nước cho rằng việc chuyển giao bớt tài sản, nợ nần để các tập đoàn công ty nhà nước khách gánh bớt là một thủ thuật  “đánh bùn sang ao nhằm che đậy những khoản thua lỗ lớn” trước khi Vinashin phải tuân thủ Luật doanh nghiệp kể từ ngày 1/7/2010.

Câu hỏi đầu tiên là tại sao một tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam được đích thân thủ tướng “can thiệp” lại có thể tích lũy một khoản nợ 80 ngàn tỷ đồng mà không bị kỷ luật sớm hơn?  Để trả lời câu hỏi này chuyên gia Vũ Quang Việt giải thích qua về thể thức vận hành của một con tày đồ sộ như Vinashin. Nguy hiểm là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy đang làm mất uy tín của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Đáng quan ngại hơn hết, Vinashin không phải là một trường hợp riêng lẻ và tác hại của nợ chồng chất nơi các doanh nghiệp nhà nước, không biết đâu mà lường khi biết rằng lĩnh vực kinh tế quốc doanh thu hút đến hơn 50% tổng số vốn đầu tư trong nước mà chỉ tạo ra chưa đầy 30% tổng sản phẩm nội địa.

Ông Việt đi đến kết luận : Cốt lõi của vấn đề tựu chung cũng chỉ xoay quanh vấn đề quản lý và tính hiệu quả của các công ty nhà nước, từ sự  “nhập nhằng giữa ngân sách nhà nước và ngân sách doanh nghiệp”.


Tòan bộ phá sản cũng vì Kinh Tế Thị Trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa cộng thêm với chính trị độc tài cai trị của CSVN hiện nay

Còn bao nhiêu công ty quốc doanh sắp phá sản nữa, rồi bao nhiêu người thất nghiệp rồi bao nhiêu nợ nầng đời này Cộng sản vay bỏ vào túi tham, đời sau con dân phải trả cho ngân hàng nước ngoài – Chuyến này chắc lãnh đạo Việt Cộng hết ca bài ca con cá: “mất mùa là tại thiên tai, được mùa là do thiên tài đảng ta”

Lê Hoành Sơn “ghi”

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt