Cố vấn an ninh Flynn từ chức: Vố đau cho đà liên hệ Nga-Mỹ

Michael Flynn, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của tân tổng thống Mỹ Donald Trump, từ chức 13/02/2017 sau 23 ngày tại chức

Tin CNN: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, Michael Flynn đã từ chức tối hôm thứ Hai, bất ngờ chấm dứt nhiệm kỳ rất ngắn ngủi.
Sự ra đi của ông ta từ một báo cáo của Bộ Tư Pháp cảnh cáo đến chính phủ ông Trump tháng trước rằng ông Flynn đã nói dối với với chính phủ về những cuộc nói chuyện của ông với Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ và có thể đó là nhược điểm để Nga có thể hăm doạ (National security adviser Michael Flynn resigned Monday night, an abrupt end to a brief tenure. His departure came just after reports surfaced that the Justice Department warned the Trump administration last month that Flynn misled administration officials regarding his communications with the Russian ambassador to the United States and was potentially vulnerable to blackmail by the Russians)

Phản ứng nóng trước vụ tướng Michael Flynn, cố vấn An ninh Quốc gia của tân tổng thống Mỹ Donald Trump – bị buộc phải từ chức, một lãnh đạo cao cấp Thượng Viện Nga hôm nay, 14/02/2017 đã cho rằng điều đó là có thể là dấu hiệu cho thấy là quan điểm bài Nga đã quay trở lại Toà Bạch Ốc. Mối lo ngại của lãnh đạo Nga này không phải là không có cơ sở vì cố vấn An ninh Mỹ vừa từ chức là một nhân vật nổi tiếng thân Nga và được cho là đã có ảnh hưởng quan trọng trên chiều hướng xích lại gần Nga của tân chính quyền Mỹ.

Phải nói rằng ông Michael Flynn, cựu giám đốc cơ quan tình báo quân đội Mỹ, là một trong những gương mặt hiếm hoi trong giới quân đội Mỹ đã nhiệt tình ủng hộ ông Donald Trump trong lúc vận động tranh cử và đã được ông Trump tin tưởng đến mức trao cho nhiệm vụ trọng yếu là cố vấn An ninh Quốc gia.

Trong thời gian trước đây, viên tướng quân đội này không hề che giấu quan điểm thân Nga của ông, thậm chí còn công khai ở bên cạnh tổng thống Nga Vladimir Putin nhân một buổi dạ tiệc vào tháng 12 năm 2015.

Gần đây hơn, vào mùa hè 2016, tướng Michael Flynn còn thừa nhận quan điểm thân Nga khi trả lời phỏng vấn của nhật báo Mỹ The Washington Post : “Chúng ta đã đánh bại được Hitler nhờ quan hệ với Nga, vì vậy lập trường của tôi thực sự là coi quan hệ với Nga là một nhân tố cần thiết cho lợi ích chung của chúng ta, bao gồm cả (việc tiêu diệt) tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo”.

Ông còn bị chỉ trích là đã sẵn sàng nhận tiền từ các nhóm vận động tại Mỹ được Nga tài trợ. Và giọt nước tràn ly là cuộc tiếp xúc với đại sứ Nga tại Washington trước khi ông nhậm chức cố vấn an ninh, đã dẫn đến việc ông phải từ chức, vỏn vẹn 4 ngày sau khi thông tin về cuộc tiếp xúc qua điện thoại bị báo chí Mỹ tiết lộ.

Một cách cụ thể, vào thời điểm cuối tháng 12/2016, đúng vào lúc chính quyền Obama ban hành các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, ông Michael Flynn lúc đó đã trấn an đại sứ Nga tại Washington Sergey Kislyak rằng tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ nhẹ tay hơn nhiều đối với Moskva.

Theo hai nhật báo Washington Post và New York Times đã tiết lộ nội dung cuộc nói chuyện, thì hành động của ông Flynn đã vi phạm luật pháp. Báo chí Mỹ hôm qua còn tiết lộ thêm là bộ Tư Pháp Mỹ từng cảnh báo Nhà Trắng rằng sai phạm đó của ông Michael Flynn có thể bị Nga lợi dụng để bắt bí.

Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters, trong thời gian qua, ông Michael Flynn đã thường xuyên làm cho giới hoạch định chính sách đối ngoại tại Washington bất bình khi ông liên tục thuyết phục tổng thống Trump sưởi ấm quan hệ với Nga.

Nay với việc ông phải rời chức vụ sau một tai tiếng dính líu trực tiếp đến Nga, đà sưởi ấm quan hệ ghi nhận trong thời gian gần đây có nguy cơ bị khựng lại. Trả lời hãng Reuters, một quan chức Mỹ cho rằng việc mất đi một người tận tình bênh vực cho một đường lối nhẹ nhàng với Moskva là vố đau mới cho chiều hướng xích lại gần Nga hơn, sau hai vố khác hành vi của Nga tại Ukraina và Syria và thái độ phản đối việc loại bỏ lệnh trừng phạt Nga nơi các nghị sĩ đảng Cộng Hòa, chiếm đa số tại Quốc Hội Mỹ. Theo quan chức này, việc ông Micheal Flynn ra đi sẽ khiến cho việc thay đổi chính sách đối với Nga khó có thể xẩy ra, ít ra là trong ngắn hạn.

Chính quyền Putin có lẽ cũng cảm nhận được điều này, khi để cho các chính khách lên tiếng tố cáo sự trở lại của xu thế bài Nga ở Washington, trong lúc điện Kremlin chính thức xem đấy là chuyện nội bộ của nước Mỹ.

Tin Tổng hợp CNN-RFI-VOA

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt