Chuyện gì xẩy ra ở bán đảo Đông Dương

hình màu xanh lá cây là Bán Đảo Đông Dương trên bản đồ thế giới.

Bán đảo Đông Dương gồm ba nước Việt-Miên-Lào hợp rồi tan, do các thế lực ngoại bang khuynh đảo. Thời chiến tranh lạnh, Lào và Cambodia thân Cộng Sản Bắc Việt , chừng năm 1970 tướng Lon Nol đảo chánh hoàng thân Sihanouk trở nên thân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, lúc đó nhiều sĩ quan Cambodia sang huấn luyện quân sự ở các quân trường VNCH. Năm 1975, Pol Pot một tên Cộng Sản khát máu nắm đầu Cambodia thân Trung Cộng. Năm 1979, CSVN tấn công qua Cambodia hạ bệ Pol Pot dựng Hun Sen làm thủ tướng bù nhìn… vài năm lại đây con đẻ CSVN Hun Sen lại chạy theo Tàu Cộng Bắc Kinh…Bản tin ngày hôm nay đã rõ bạn thù “Muốn làm hài lòng TQ và Nga, Campuchia hy sinh hàng triệu đôla tiền viện trợ nhân đạo Mỹ” . Bản tin dưới đây nhiều điều suy gẫm cho tình hình chính trị tại Việt-Miên-Lào

Muốn làm hài lòng TQ và Nga, Campuchia hy sinh hàng triệu đôla tiền viện trợ nhân đạo Mỹ

Quyết định của Campuchia bỏ ngang một hợp đồng với một đơn vị quân đội Mỹ đã gióng lên một hồi chuông báo động trong cộng đồng ngoại giao, khơi lên những lo ngại rằng Thủ Tướng Campuchia Hun Sen sẵn sàng hy sinh hàng triệu đôla tiền viện trợ nhân đạo do Hoa Kỳ cung cấp để xoa dịu các thế lực trong khu vực như Nga và Trung Cộng. Từ Phnom Penh, thông tín viên Luke Hunt của đài VOA gửi về bài tường trình chi tiết sau đây:

Các nhà ngoại giao và giới phân tích chính trị nói họ lấy làm kinh ngạc khi nhận được thông báo của chính quyền Campuchia, yêu cầu chấm dứt các công trình xây dựng trường học và bệnh viện do Lữ đoàn Công binh lưu động của Hải quân Hoa Kỳ (Seabiee) thực hiện.

Ông Billy Chia-Lung, một chuyên gia tham vấn về nhân quyền của công ty CL Consulting nói:

“Tôi thật sự kinh ngạc về việc người Campuchia sẵn lòng bỏ ngang các dự án loại này trong khi không có dự án thay thế nào. Ai sẽ là bên tiếp tục các công trình xây dựng đó, và số tiền bỏ ra cho các dự án đó sẽ đến từ đâu? Hay đơn giản là các trường học và các bệnh viện ấy sẽ không được xây cất, và trong trường hợp đó, liệu các dự án sẽ được tiếp tục như những dự án được Trung Cộng tài trợ hay không?”

Một cú giáng đối với Hoa Kỳ

Chính quyền Campuchia không cho biết vì sao họ quyết định không gia hạn hợp đồng với Seabee, một quyết định được một nhà ngoại giao mô tả là “một cú giáng” đối với người Mỹ. Đây là một điểm gây bực bội cho Washington, xét tính chất của sứ mạng của Seabee.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh, ông Jay Raman, nói:

“Từ năm 2008 tới nay, Seabee đã thực hiện các công trình xây dựng trị giá 5 triệu đôla đã giúp hàng chục ngàn người dân Campuchia trên khắp nước. Đơn vị công binh của Hải quân Hoa Kỳ đã hoàn tất các dự án như xây các phòng khám sức khoẻ cho các bà mẹ mang thai, tân trang các bệnh viện, đào các giếng nước, xây nhà vệ sinh tại các trường công lập và nhiều dự án tương tự, sát cánh làm việc với các lực lượng quân đội hoàng gia Campuchia và các cộng đồng địa phương”.

Hiện vẫn chưa được biết liệu Trung Cộng hay Nga có sẽ trám vào chỗ trống do Mỹ bỏ lại hay không, nhưng việc sử dụng các hoạt động nhân đạo chính đáng để giành điểm chính trị, đã đẩy thành phần bị thua thiệt trong xã hội Campuchia vào chỗ càng bị thua thiệt hơn.

Ông Raman nói thêm:

“Họ đã lên chương trình đê xây thêm 6 nhà vệ sinh tại các trường học, cùng với hai phòng khám mới dành cho thai phụ trong năm nay, và sang năm họ còn có kế hoạch thực hiện thêm nhiều dự án mới cho hai năm 2018 và 2019, nhưng rất tiếc là bây giờ các dự án đó cũng bị huỷ bỏ.”

Trò chơi quyền lực

Việc huỷ bỏ thoả thuận với Seabee có nghĩa là ít nhất 20 dự án đang được hoạch định sẽ bị huỷ bỏ, trong một hành động gợi nhớ những trò chơi quyền lực của thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Học giả Carl Thayer, Giáo sư Danh dự của Học viện Quốc phòng Australia, nói thêm rằng ông Hun Sen có thể muốn thay đổi vị thế của Campuchia trên trường quốc tế dựa trên suy nghĩ của ông cho rằng Hoa Kỳ là một thế lực đang xuống dốc ở Đông Á, trong khi Nga đang tìm cách nâng cao vai trò của mình trong khu vực.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm Phnom Penh, ngày 13/12/2016.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm Phnom Penh, ngày 13/12/2016.

Ý kiến đó đã được củng cố sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte xoay sang Trung Cộng, và mặt khác, trong tình trạng chính sách đối ngoại của Toà Bạch Ốc thiếu rõ rệt trong thời gian ngay sau khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền.

Giáo sư Thayer nói:

“Với ông Duterte ở Manila và ông Trump ở Washington, có thể ông Hun Sen coi dấu hiệu về sự suy thoái của Hoa Kỳ là một xu hướng, và vì thế ông tìm cách đổi vị thế của Campuchia. Huỷ bỏ sứ mệnh của Seabee tiếp tục chiều hướng về một loạt hành động chống Mỹ của ông Hun Sen mà các nhà ngoại giao Nga có thể tìm cách khai thác.

Trong các hành động chống Mỹ, có yêu sách của ông Hun Sen đòi Mỹ xoá món nợ 505 triệu đôla còn thiếu của Hoa Kỳ để mua lương thực và sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Số tiền này đã được chính phủ Campuchia dưới thời ông Lon Nol mượn của Hoa Kỳ trong thập niên 1970, trong cuộc nội chiến với Khmer Đỏ.

Người Nga bác bỏ đề nghị thương thuyết lại món nợ 1,5 tỉ đôla mà người Campuchia còn thiếu của Nga trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia trong những năm 1980.

Tuy vậy, Trung Cộng đã xoá các món nợ mà chế độ Khmer Đỏ đã vay mượn của Trung Cộng cách đây 15 năm.

Hồi tháng Giêng, Phnom Penh đình chỉ các cuộc diễn tập quân sự với Hoa Kỳ, viện lý do là các cuộc bầu cử vào tháng Sáu, trong khi Campuchia bác các đồn đoán cho rằng quyết định của Phnom Penh có liên hệ tới quân đội và các quan hệ tài chính với Trung Cộng.

Bắc Kinh lần đầu tiên xúc tiến các cuộc diễn tập hải quân hỗn hợp với Campuchia hồi năm ngoái, sau khi Phnom Penh tài trợ cho các hợp đồng béo bở để mua vũ khí do Trung Cộng sản xuất, và các trang thiết bị như xe jeep, máy bay trực thăng và các khoá huấn luyện của nước này.

Chính sách hướng Bắc của Campuchia

Giáo sư Thayer nói xu hướng này đã trở nên rõ rệt cách nay từ 3 tới 4 năm, khi Tổng Thống Nga Vladimir Putin cân nhắc chính sách tái can dự vào khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Tuy nhiên nỗ lực này đã không đi tới đâu vì một số lý do. Giáo sư Thayer giải thích:

“Không có gì cụ thể được thực hiện bởi vì Việt Nam là nước duy nhất có quan hệ vững chắc với Moscow. Năm ngoái, Nga chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo khối ASEAN ở Sochi, và hình như hội nghị này đã tiếp sức làm hồi sinh sáng kiến đã có trước đây.”

Giáo sư Thayer nói hải quân Nga cũng đã tiến hành các cuộc thao dượt quân sự với đối tác Trung Cộng và năm ngoái, Nga đến thăm Philippines sau khi ông Duterte chuyển trục sang Trung Cộng.

Giáo sư Thayer: “Ông Putin bày tỏ giận dữ về các biện pháp chế tài và cô lập hoá nước Nga của Hoa Kỳ và EU. Ông tìm cách chứng minh rằng Nga cũng có bạn bè quốc tế, và vì lý do đó chọn lối tiếp cận ve vãn Campuchia.”

Trung Cộng và Campuchia đã tuần tự thắt chặt quan hệ bang giao. Trong tháng qua, Bắc Kinh loan báo sẵn sàng tuyên bố kết nghĩa với thủ đô Pnom Penh, và loan báo một thoả thuận riêng biệt khác với tỉnh Thiểm Tây để tăng cường các hoạt động thương mại và du lịch.

Trong tình trạng các cuộc bầu cử địa phương sắp diễn ra vào tháng Sáu, và cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng Bảy năm nay, đảng đương quyền ở Campuchia ngày càng lệ thuộc hơn vào Bắc Kinh, mà họ coi như khung sườn có thể chống đỡ các nỗ lực phát triển kinh tế thời hậu chiến của Campuchia.

Thương mại hai chiều giữa Campuchia và Trung Cộng được dự kiến sẽ vượt ngưỡng 5 tỉ đôla trong năm nay.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt