Tình Hình Biển Đông

Nhà khoa học Mỹ đăng video tiết lộ Vũ khí sinh học của Tàu Cộng: virus Vũ Hán

Nhà khoa học sinh vật: Tiến Sĩ Lawrence Sellin

Chuyên viên vũ khí sinh học Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt Thái Bình Dương, Tiến Sĩ – Đại Tá Lawrence Sellin gần đây đã tiết lộ rằng Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) thực hiện kế hoạch thu thập virus trên quy mô lớn, còn nghiên cứu dẫn đến đại dịch virus Vũ Hán bùng phát được hoàn thành ở nhiều cơ sở quân sự.

Trong một loạt video rất giá trị được đưa lên Youtube, có một video gần đây mà ông Sellin chia sẻ về kết quả của kỹ thuật phân tích lưu lượng mà đội ngũ điều tra virus Vũ Hán (virus corona chủng mới) sử dụng đối với mạng lưới nghiên cứu virus của dự án vũ khí sinh học của ĐCST.

Dưới đây là từ video của Tiến Sĩ Lawrence Sellin [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Trung Cộng tăng cường lực lượng Hải Quân bằng ba tàu chiến mới

(Ảnh minh họa) – Khu trục hạm loại 052 C của Trung Quốc © wikipedia

Nhân kỷ niệm 72 năm thành lập Hải Quân, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ngày 23/04/2021 đã đến đảo Hải Nam chứng kiến ​​việc đưa 3 tàu chiến mới vào hoạt động, trong đó có một tàu đổ bộ và chở trực thăng cỡ lớn. Sự hiện diện của các phương tiện tấn công mới này tại Biển Đông sẽ gia tăng các mối đe dọa nhắm vào Hoa Kỳ cũng như các láng giềng châu Á của Trung Cộng.

Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Les Echos, đáng chú ý nhất trong ba chiếc tàu vừa được giao cho Hải Quân Trung Cộng là tàu đổ bộ tấn công Type 075, mang tên “Hải Nam”, có khả năng chở 30 trực thăng và hàng trăm binh sĩ, với lượng giãn nước 40,000 tấn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng chính thức đưa khu trục hạm “Đại Liên” Type 055 vào hoạt động, và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử có khả năng phóng tên lửa đạn đạo “Trường Chinh 18” Type 094. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lục quân Mỹ chuẩn bị cho xung đột toàn cầu có thể xảy ra với Trung Cộng

Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Richard Coffman (phải) phát biểu tại hội thảo trên web do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vào hôm 10/03/2021. (Ảnh: Chụp màn hình hội thảo trên web)

Những giả thiết kinh điển xoay quanh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tập trung vào các trận hải chiến trong khu vực tại Eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, tuy nhiên Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Richard Coffman gần đây đã tuyên bố rằng người dân Hoa Kỳ phải và đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA).

Dưới sự lãnh đạo của tướng Coffman, việc phát triển Phương tiện Chiến đấu Thế hệ Tiếp theo (NGCV) là một loại kỹ thuật công nghệ và thiết bị đang được chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng đứng đầu bảng đánh giá của tình báo Hoa Kỳ về các mối đe dọa toàn cầu

Xe quân sự Trung Quốc mang hỏa tiễn đạn đạo DF-41 lăn bánh qua Đại lễ đường Nhân dân trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng CS  Tàu tại Bắc Kinh vào ngày 01/10/2019. (Ảnh: AP Photo/Mark Schiefelbein)

Theo báo cáo đánh giá mối đe dọa thường niên do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) biên soạn, chế độ cầm quyền Trung Cộng đặt ra mối thách thức hàng đầu đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, tiếp theo đó là Nga, Iran và Bắc Hàn.

“Bất chấp đại dịch, Bắc Kinh, Moscow, Tehran, và Bình Nhưỡng đã chứng tỏ khả năng và ý định thúc đẩy lợi ích của họ theo phương thức có hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh,” theo báo cáo được công bố hôm 13/04. “Trung Cộng ngày càng trở thành một đối thủ gần ngang tầm, đang thách thức Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực—đặc biệt là về kinh tế, quân sự và kỹ thuật công nghệ—và đang thúc đẩy thay đổi các chuẩn mực toàn cầu.”

Báo cáo này lưu ý rằng Đảng Cộng sản Trung Cộng (Trung Cộng) và Moscow đang “tiếp nhiên liệu” cho các cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, sự bất ổn chính trị, và cạnh tranh địa chính trị, trong khi họ tham gia vào cái gọi là ngoại giao vaccine để mở rộng phạm vi ảnh hưởng tương ứng của mình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

62 năm: Tiến trình Trung Cộng xâm lăng Biển Đông!

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Sự xâm lăng của Trung Cộng (TC) trên Biển Đông kéo dài 62 năm, qua nhiều thời kỳ được Bắc Kinh tính toán rất kỹ lưỡng. Đến tháng 4/2020, họ đã đi đến giai đoạn cuối của cuộc xâm lăng, dứt điểm Biển Đông! Người  Việt Nam chúng ta từ trong ra ngoài nước, từ thôn quê đến thành thị, từ già đến trẻ, ai cũng biết Trung Cộng xâm lăng Biển Đông. Nhưng ít ai biết những âm mưu xâm lăng của TC như thế nào? Bài này kèm theo những tấm hình giúp chúng ta nhìn rõ âm mưu xâm lược trường kỳ của Trung Cộng. Sự xâm lăng của Bắc Kinh mang tầm nguy hại như thế nào đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung? 

Biển Đông

1) Chủ quyền: Rộng 3,500,000 cây số vuông, dựa vào yếu tố lịch sử và địa lý phần lớn lãnh hải Biển Đông gồm quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Khi có luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 (United Nations Convention for the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) – Vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Việt Nam từ bờ ra Biển Đông rộng đến 200 hải lý tức 370.4 km, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2) Tài nguyên cung cấp nguồn sống vô tận cho dân tộc Việt Nam:
– Thực phẩm: Có 2,038 loài cá biển, 225 loài tôm biển, 300 loài san hô, 653 loài rong biển….khai thác từ đời này sang đời khác không bao giờ hết…
– Khoáng sản: Là một trong 5 bồn chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Trữ lượng khai thác dầu khoảng 2 tỉ tấn và 1000 tỉ tấn  khí đốt. Cùng với những loại nham thạch quý khác.
– Giao thông: Tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới: 50% hàng hóa của thế giới trị giá gần 5,000 tỉ USD hằng năm di chuyển qua tuyến hàng hải Biển Đông.
3) Bị Trung Cộng chiếm: 62 năm qua, Trung Cộng có âm mưu lâu dài xâm chiếm Biển Đông. Đi từ số không thành vùng tranh chấp, từ tranh chấp thành chủ quyền với bản đồ “chín đoạn – hình lưỡi bò” chiếm gần 90% diện tích Biển Đông.

Theo Luật Biển 1982 (UNCLOSS 1982), hình viền màu xanh lá cây,  là vùng EEZ gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền khai thác kinh tế của Việt Nam. Theo yếu tố lịch sử, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Nay, Trung Cộng tự vẽ bản đồ “9 đoạn – hình lưởi bò” (màu đỏ) xâm chiếm hết Hoàng Sa và Trường Sa cho là chủ quyền của họ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 22 tháng 4 năm 2021

Bản tin hôm nay sẽ bao gồm tin tức về di chuyển của Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh và khả năng Trung Cộng sẽ tổ chức một sự kiện ở Biển Đông vào ngày 23/4.

1) Tàu sân bay Liêu Ninh ở phía bắc Trường Sa

HKMH Liêu Ninh của Trung Cộng hoạt động trên Biển Đông

Ngày 21/4, đội Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng được nhìn thấy hoạt động ở phía bắc quần đảo Trường Sa.
Vị trí hoạt động của Đội tàu này nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 170 km về hướng tây bắc.
Đội tàu này đã xích xuống gần quần đảo Trường Sa kể từ ngày 18/4. Tại khu vực cũng có sự xuất hiện của một số tàu chiến Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bộ ba Mỹ-Nhật-Úc chung tay lắp đặt tuyến cáp ngầm chặn đứng ‘dã tâm’ của Bắc Kinh

Tuyến giây cáp ngầm dài 9400 km

Để tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu, ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc sẽ hợp tác lắp đặt các tuyến cáp ngầm mới trong khu vực Thái Bình Dương và tăng cường chia sẻ thông tin về các hành động của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST).

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin, hệ thống cáp ngầm là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với an ninh, thông tin và tình báo, nó có thể bị chặn hoặc gián đoạn. Do đó, ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc sẽ hợp tác để xây dựng hệ thống liên lạc quốc tế này. Ngoài ra, các tổ chức tài chính tại Mỹ, Nhật và Úc cũng sẽ tham gia tài trợ cho kế hoạch lắp đặt cáp ngầm mới này.

Được biết, Chính phủ Mỹ, Nhật và Úc cùng các công ty liên quan đã có một cuộc họp không chính thức vào tháng 3. Các bên tham gia đều đồng ý tăng cường hợp tác. Đồng thời cuộc họp còn thảo luận về cách tăng cường chia sẻ thông tin về các hoạt động của ĐCST, và đề xuất một kế hoạch hợp tác để cùng tài trợ xây dựng các tuyến cáp ngầm tại các khu vực chiến lược quan trọng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tuyên Bố CHUNG MỸ – Nhật “HỢP TÁC TOÀN CẦU MỸ – NHẬT CHO KỶ NGUYÊN MỚI”

TIN TÒA BẠCH ỐC HOA KỲ

Nguyên bản: https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2021/04/16/u-s-japan-joint-leaders-statement-u-s-japan-global-partnership-for-a-new-era/

NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2021 • TUYÊN BỐ VÀ THÔNG CÁO

TT Biden và thủ tướng Nhật Sugar

Tổng thống Joseph Biden vinh dự được đón tiếp Thủ tướng Suga Yoshihide trong chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ngày nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản tái lập một Liên Minh đã trở thành nền tảng của hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Dù đại dương ngăn cách hai quốc gia chúng ta, nhưng những cam kết đối với các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung, bao gồm tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và trật tự kinh tế tự do và công bằng, sẽ đoàn kết chúng ta. Chúng ta cùng nhau cam kết chứng minh rằng các quốc gia tự do và dân chủ, cùng hợp tác với nhau, có thể giải quyết các mối đe dọa toàn cầu từ đại dịch virus Vũ Hán (virus Vũ Hán) và biến đổi khí hậu trong khi chống lại các thách thức đối với trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật pháp. Thông qua kỷ nguyên mới của tình bạn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nền dân chủ của hai quốc gia chúng ta vẫn phát triển mạnh. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ-Trung Cộng hết đấu khẩu đến điều tàu chiến vào Biển Đông

HKMH USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông

Không lâu sau những tin tức loan tải đội tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ tiến vào Biển Đông, đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng cũng rời nơi trú quân băng qua eo biển Miyako của Nhật Bản và tiến hành tập trận gần Đài Loan.

Ngày 6/04 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) chính thức tuyên bố Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đang hiện diện trên Biển Đông. 

Phó Đô Đốc Doug Verissimo, chỉ huy đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt tuyên bố: “Thật tuyệt vời khi trở lại Biển Đông để trấn an các đồng minh và đối tác rằng chúng tôi vẫn cam kết bảo vệ tự do hàng hải” – Theo giới phân tích, cả Mỹ và Trung Cộng đều có tín hiệu muốn gửi đến các nước trong khu vực. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Trung Quốc cho tàu trang bị hỏa tiễn đuổi tàu dân sự Philippines

Tàu Hỏa Tiễn của Trung Cộng đuổi tàu chở nhà báo Philippines

Hôm qua, 08/04/2021, Trung Cộng đã cho tàu hỏa tiễn hiện đại rượt đuổi một tàu dân sự chở các nhà báo Philippines tại Bãi Cỏ Mây. Ngoại trưởng Mỹ trong cuộc điện đàm cùng ngày với đồng nhiệm Philippines đã tái khẳng định cam kết hiệp ước hỗ tương quân sự giữa đôi bên, trong lúc các chiến hạm Mỹ tập trận trên Biển Đông.

Theo Bloomberg, tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hai tàu phóng hỏa tiễn Type 22 của Trung Cộng (NATO xếp vào lớp Houbei) đã rượt đuổi một tàu chở phóng viên đài ABS-CBN của Philippine trong suốt một tiếng đồng hồ. Các tàu vũ trang hiện đại này tiến gần đến nỗi có thể nhìn thấy bằng mắt thường số hiệu “5101” đôi khi áp sát tàu dân sự Philippines. Chiếc tàu chở các nhà báo rốt cuộc phải quay về.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ra dự luật đối phó Trung Quốc

Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ

Các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 8/4 giới thiệu một dự luật quan trọng tăng cường khả năng Mỹ đẩy lùi ảnh hưởng tòan cầu đang mở rộng của Trung Cộng bằng cách quảng bá nhân quyền, cung cấp viện trợ an ninh và đầu tư để chống lại thông tin xuyên tạc.

“Luật Cạnh tranh Chiến lược 2021” chỉ thị các sáng kiến ngoại giao và chiến lược phản công Bắc Kinh, phản ánh tinh thần cứng rắn đối phó với Trung Cộng từ cả hai phía Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc Hội Hoa Kỳ.

Dự luật dài 200 trang nêu vấn đề cạnh tranh kinh tế với Trung Cộng, nhưng cũng nêu các giá trị nhân đạo và dân chủ, chẳng hạn như áp đặt những chế tài về việc Bắc Kinh đối xử với người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và ủng hộ dân chủ tại Hong Kong. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ cảnh cáo Trung Cộng về Biển Đông và Đài Loan

Ned Price: Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bô vê Biển Động & Đài Loan hôm 7/4/2021

Hôm qua, 07/04/2021, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng về những hành động ngày càng hung hăng đối với Philippines và Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh đến những nghĩa vụ của Washington đối với các đối tác châu Á.

Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price khẳng định : “Một cuộc tấn công vũ trang chống các lực lượng quân sự, các tàu hay các phi cơ của Philippines tại vùng Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sẽ buộc chúng tôi thi hành các nghĩa vụ chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Trung Cộng “nắn gân” Biden giống như với Obama

Vị trí Đá Ba Đầu trên quần đảo Sinh Tồn

Với việc tập trung hàng trăm tàu tại khu vực Đá Ba Đầu, Trung Cộng có vẻ như muốn trắc nghiệm quyết tâm của tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc thực hiện cam kết là Hoa Kỳ sẽ cùng với các nước đồng minh trong khu vực ngăn chận mọi hành động của Bắc Kinh nhằm lấn chiếm Biển Đông.

Theo phía Trung Cộng, các chiếc tàu đang neo đậu sát nhau tại khu vực Đá Ba Đầu, trên cụm đảo Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, chỉ là để tránh gió bão, chứ không phải là tàu dân quân biển như tố cáo của Philippines. Nhưng theo lời ông Carl Schuster, một cựu quan chức Trung tâm Tình báo Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, được hãng tin Bloomberg trích dẫn ngày 06/04/2021, không một ai lại đưa tàu đi tránh bão nhiều tuần trước khi bão ập đến. Nếu thật sự đó là những tàu thương mại, một ngày neo đậu, không có hoạt động gì, sẽ tốn mất hàng ngàn đô la.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng dưới thời TT Joe Biden

Trái: Jake Sullivan – Trưởng CVANQG. Phải: BTNG Antony Blinken

Lê T Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Cho đến giờ phút này, chính quyền của ông Joe Biden chưa tuyên bố một chính sách rõ ràng đối phó với Trung Cộng. Điều này chẳng có gì lạ, vì các đời TT trước, như TT Trump chẳng hạn, phải gần một năm, đến tháng 12/2017 mới tuyên bố Chiến Lược An Ninh  Quốc Gia (CLANQG) và Chiến Lược An Ninh Quốc Phòng của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 4 năm của ông. Khi CLANQG công bố mới biết cụ thể chính sách 4 năm trong nhiệm kỳ của một Tổng Thống. Hôm nay chưa đầy 100 ngày từ khi ông Biden nhậm chức, còn quá sớm để biết chính xác về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, đặc biệt đối với Trung Cộng trong nhiệm kỳ bốn năm tới.

Tuy vậy, chính sách đối ngoại của một nhiệm kỳ Tổng Thống thường dựa trên những nhận định và ý tưởng của một số nhân vật chủ yếu trong nội các của Tổng Thống. Tìm hiểu những suy nghĩ của những nhân vật chủ yếu đó qua quan điểm lập trường trong những bài viết, những bài thuyết trình của họ trong quá khứ, chúng ta có thể dự đoán chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nói chung và đối với Trung Cộng nói riêng trong những ngày tới như thế nào? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ và Trung Cộng cùng điều tàu chiến vào Biển Đông, Biển Hoa Đông

Hàng Không Mẫu Hạm  USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ di chuyển ở eo biển Malacca vào tháng 4-2018 – Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Tàu chiến Mỹ đi vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong khi Hàng Không Mẫu hạm (HKMH) Liêu Ninh của Trung Cộng di chuyển qua eo biển Miyako và bắt đầu tập trận gần Đài Loan. Chuyên viên quốc tế cho rằng hai bên đều phát đi các tín hiệu.

Tờ South China Morning Post ngày 5 tháng 4 đưa tin Mỹ và Trung Cộng đều đã điều tàu chiến vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong tình hình căng thẳng khu vực đang gia tăng vì vụ tàu Trung Cộng xuất hiện tại đá Ba Đầu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt