Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Người Việt kêu gọi tẩy chay ông Tập Cận Bình

Người biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam cuối năm 2015.

Một nhà hoạt động trẻ ở trong nước hôm 9/11 lên tiếng kêu gọi phản đối chuyến thăm Việt Nam, nhất là chặng dừng ở Đà Nẵng, của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, vì những hành động anh gọi là “phi pháp” của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Anh Nguyễn Anh Tuấn viết trên Facebook: “Chỉ còn vài ngày nữa (11/11), ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Cộng, Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Cộng, sẽ đặt chân đến Đà Nẵng, nơi mà một phần lãnh thổ thiêng liêng – Hoàng Sa – đã từng bị cướp bằng vũ lực và giờ đây vẫn còn bị chiếm đóng phi pháp bởi quân đội Trung Cộng”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

20 dân biểu yêu cầu TT Trump gây áp lực với Hà Nội về nhân quyền

Phần đầu bức thư gửi Tổng thống Donald Trump, 7/11/2017.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nỗi đau của dân tộc: Nghèo đói, đau khổ, ngoại xâm và thiên tai

Lụt tại Huế ngày 5/11/2017

Dân tộc Việt Nam nào thua ai? Tính theo dân 90 triệu thì có gần 4 triệu người Việt đang sống ở nước ngoài bằng 3.6%, phần đông ở Mỹ. Với số người bị Cộng Sản Việt Nam cưỡng bức, hành hạ, trấn áp không thể ở lại nơi chôn nhau cắt rốn, đành liều mình tìm đường vượt ra nước ngoài, đi đâu về đâu không biết, chỉ biết ra khỏi chế độ Việt Cộng. Thuở ban đầu trên xứ lạ quê người, ngôn ngữ bất đồng, văn hoá dị biệt nhưng với sự cố gắng, với trí thông minh họ đã vượt lên tất cả để hội nhập…Hiện nay bao nhiêu nhân tài người Việt đóng góp cho nước Mỹ, họ đã phát minh ra những công trình khoa học vượt trội về tin học, quốc phòng, y khoa ở các cường quốc trên thế giới.  Hàng vạn kỹ  sư, hàng ngàn bác-nha-dược sĩ, hàng trăm khoa học gia đã làm rạng danh người Việt tại Hoa Kỳ. Số người Việt ít ỏi này đã đem vinh dự cho dòng giống Lạc Hồng.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến lược mới của Mỹ: “Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở”

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

TT Donal Trump đọc diễn văn tại Hội Nghị APEC tổ chức ở Đà Nẵng, Việt Nam vào năm 2017

Từ khi TT Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017 đến nay, nhiều lãnh đạo ngành ngoại giao, quốc phòng và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ liên tục đến thăm các nước Châu Á Thái Bình Dương, gia tăng các cuộc tuần tra trên Biển Đông, chủ nhân Toà Bạch Ốc mời các lãnh đạo các nước Châu Á (Nhật, Ấn, Việt Nam, Singapore, Trung Cộng) đến thăm Hoa Kỳ v.v.. Nhưng chính quyền mới tại Washington chưa đưa ra một sách lược cụ thể nào để trấn an các nước châu Á Thái Bình Dương đang phập phồng lo sợ kẻ láng giềng Trung  Cộng xấu xí…
Nhiều nhà bình luận và truyền thông quốc tế cho rằng ông Trump chỉ thực hiện chiến thuật chứ không có một chiến lược rõ ràng tại Châu Á Thái Bình Dương, trong khi Trung Cộng thì từng bước xâm lược Biển Đông có kế hoạch. Họ tự hỏi không biết ông Trump có còn tiếp tục chiến lược “Tái cân bằng” (Rebalancing) của Tổng Thống Barack Obama hay không? Đáng ngại nhất là ông nhanh chóng rút ra khỏi Hiệp Định Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bỏ một khoảng trống trên mặt trận kinh tế mà Trung Cộng cho là “bất chiến tự nhiên thành” vì nó phù hợp với chiến lược “Vành đai và Con đường” mà Tập Cận Bình đề xướng để đưa nước Tàu làm chủ thế giới trong thế kỷ thứ 21. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng thống Mỹ sẽ tiếp cận vấn đề biển Đông trong chuyến thăm châu Á ra sao?

Chuyên gia Amy Searight, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS

Từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ lên đường thăm châu Á lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào tháng Giêng vừa qua. Đây được coi là chuyến thăm dài nhất của một Tổng thống Mỹ đến châu Á kể từ thời của Tổng thống George H. Bush (cha) 25 năm về trước. Chuyến thăm lần này của Tổng thống Trump được nhiều nước châu Á trông đợi vì họ muốn biết chiến lược sắp tới cũng như cam kết của Mỹ trong khu vực ra sao. Vấn đề Biển Đông là một trong những vấn đề sẽ được bàn thảo trong chuyến thăm tới nhưng cho tới lúc này các chuyên gia tại Hoa Kỳ vẫn không rõ liệu Tổng thống Trump sẽ đề cập vấn đề này với từng nước ra sao? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tân đại sứ Mỹ đến Hà Nội ngay trước hội nghị APEC

Tân Đại sứ Mỹ Kritenbrink đến Hà Nội lúc gần nửa đêm hôm 4/11

Tân đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đến Hà Nội lúc nửa đêm hôm thứ Bảy, 4/11, và cho báo giới biết ông sẽ trình quốc thư lên chủ tịch nước Việt Nam trong ngày thứ Hai, 6/11.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của ông Kritenbrink trên cương vị đại sứ là tháp tùng Tổng thống Trump từ 10-12/11 tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Đà Nẵng và khi ông Trump thăm chính thức ở Hà Nội.
“Chuyến thăm của Tổng thống là cơ hội lớn để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương của chúng ta, cùng lúc tăng cường các mối quan hệ của chúng tôi trong khắp khu vực năng động này”, Đại sứ Kritenbrink cho biết qua bài phát biểu được gửi đến một số phóng viên Việt Nam sau khi ông đến sân bay ở Hà Nội. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Human Right Watch (HRW): Lãnh đạo APEC đừng làm ngơ hơn 100 tù chính trị


Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ chỉ vì họ “đã thực thi các quyền cơ bản của mình một cách ôn hòa.”
Một trang mạng mới của HRW dành riêng cho lời kêu gọi này được lập ra, trong đó nêu bật 15 trường hơp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam không dự diễn tập hải quân Trung Cộng-ASEAN

Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN chụp hình lưu niệm thứ Ba 24/10/2017 ở Clark, tỉnh Pampanga, Philippines. (AP Photo/Bullit Marquez)

Tin AFP: Trung Cộng và các thành viên của khối ASEAN mở các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp, tuy nhiên Việt Nam không tham dự cuộc diễn tập ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.
Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tổ chức các cuộc tập trận cứu nạn trên biển lớn nhất từ trước tới nay, đánh dấu một sự hòa dịu trong các căng thẳng ở Biển Đông.
Cuộc diễn tập hôm thứ Ba (1/11) mô phỏng một tai nạn đụng tàu giữa một tàu chở khách Trung Cộng với một tàu chở hàng Campuchia ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhà nước CSVN: bãi bỏ chứng minh nhân dân & sổ hộ khẩu…

Sổ hộ khẩu mà dân nói ngược lại là “hậu khổ” – Chúng minh nhân dân người dân gọi là “chứng minh nhăn răng”: Hai loại này đã một thời kềm kẹp nhân dân, “quản lý” chặt chẽ sự di trú và đi lại của người dân. Không hiểu sao nay nhà nước CSVN lại bỏ… xem đảng CSVN nó trút cái xiềng xích “hộ khẩu & Chứng minh nhân dân” nhưng chúng có tạo ra cái còng khác để kìm kẹp nhân dân hay không? Hãy chờ.
Một bản tin trên báo chí tại Việt Nam trong nước và đài VOA đăng “Việt Nam bãi bỏ chứng minh nhân dân & hộ khẩu” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quê Ta Đó Bây Giờ…

Thơ Bảo Nguyên Colorado, Hoa Kỳ

Quê Ta Đó Bây Giờ…

Trên những con đường Hà nội
Những hẽm phố Sài Gòn
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…
Những thân xác Việt Nam héo mòn, tàn tạ
Mẹ bán máu nuôi con
Cha lê bước rạc rài đi kiếm việc.
Quê ta đó vẫn non xanh nước biếc
Người với người muối mặt dối lừa nhau…
Bác nông dân xé-ruột-thắt-lòng đau,
Lúa hôm nay về đầy ắp sân bãi
Chưa kịp thổi nồi cơm để nghe đời ấm lại
Lúa đã bay đi vạn nẽo phương trời: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng “rất nguy hiểm” cho Việt Nam

Biệt kích Trung Cộng “sẵn sàng chiến đấu” trong sứ vụ của chiến hạm tại vùng biển Đông Phi

Sau những diễn biến sôi nổi trong năm 2015, sự căng thẳng ở Biển Đông có vẻ giảm đi từ 2016 đến nay. Trung Cộng có vẻ bớt những hành động khiêu khích mới cũng như không xây thêm đảo nhân tạo. Tình hình bắt đầu yên ổn. Như vậy Trung Cộng sẽ từ bỏ tham vọng làm chủ Biển Đông sau khi thất bại tại Tòa án Quốc tế về luật biển của Liên Hiệp Quốc chăng?

Có lẽ là không. Mục tiêu chiến lược của Trung Cộng vẫn không thay đổi. Đó là nắm quyền kiểm soát trên các vùng biển trong phạm vi của cái mà Trung Cộng gọi là chuỗi đảo thứ nhất từ Nhật Bản qua Đài Loan đến tận Mã Lai.

Vùng biển này không những là nguồn kinh tế quan trọng của Trung Cộng mà còn kiểm soát vùng biển đó sẽ giúp TC tạo ưu thế đối với Nhật Bản và Đại Hàn, và nhất là tăng áp lực lên Đài Loan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ nói Trung Quốc tập oanh kích đảo Guam

Chiến đấu cơ SU-27 của TC bay trên Biển Hoa Đông (Ảnh BQP Nhật 2014)

Máy bay ném bom của Trung Cộng bay gần Guam và diễn tập ném bom nhắm vào lãnh thổ này của Mỹ là một trong những hành động khiển các lực lượng quân sự của Mỹ tại đây xem Bắc Kinh là mối đe dọa tiềm năng đáng lo ngại nhất ở Thái Bình Dương, trong lúc Bắc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chế tạo vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh những hoạt động công khai bồi đắp biển đảo, xây dựng cơ sở quân sự trên Biển Đông, Trung Cộng còn ra sức phát triển phi đội chiến đấu cơ có khả năng hoạt động hàng ngày trong chiến dịch khiêu khích trên không phận Biển Hoa Đông và Biển Đông và xa hơn nữa, các giới chức quân sự Mỹ trong khu vực cho biết. Ngoài ra Trung Cộng còn có những hoạt động phi quân sự khác trong khu vực được xem là những nỗ lực khiến cho Mỹ khó hoạt động hơn tại đó và để bảo vệ cho các đồng minh trong tương lai. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Liệu giới trẻ Việt Nam có sẵn sàng vươn tới tự do trong nền chính trị bấp bênh này không?

Giới trẻ Việt Nam (hình Internet)

Bài này tựa đề bằng tiếng Anh “Growing up in a political bubble: Are Vietnamese millennials ready to burst free?”, trên trang mạng VnExpress (bằng tiếng Anh) nhưng ngay tức khắc bị gỡ bỏ sau đó – Phần chuyển ngữ do Athena (?) 

Vào một buổi tối thứ Năm có mưa nhẹ, Dương đã đồng gặp nhau tại một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội. Đây là một trong hàng ngàn quán cà phê mọc lên giữa thủ đô, nơi mà sự rảnh rỗi và thiếu không gian công cộng đã tạo ra những cơ hội kinh doanh không mong muốn.
Hiên Dương 26 tuổi và đang làm việc tại một trường đại học lớn ở Hà Nội từ 9h sáng đến 5h chiều. Cô thích dành thời gian cuối tuần để café với bạn bè. Các ngày còn lại thì chỉ là: đến cơ quan, về nhà, rồi đi ngủ.
Sáng ngày hôm đó, Dương đã tham gia kỳ thi tuyển công chức. Trong khu vực làm việc công chức, vượt qua bài thi này cũng có nghĩa là cô sẽ không bao giờ bị đuổi việc. Quan trọng hơn là, cô biết rằng dù thế nào thì mình cũng sẽ đỗ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nên đẩy nhanh tiến trình Hội Cờ Đỏ… sẽ nhổ cỏ CSVN

Hội Cờ Đỏ Nghệ An nhậu nhẹt “giao lưu” trước khi đi tới giáo xứ Song Ngọc để “thị uy”

Một số hình ảnh còn rõ nét trong trí nhớ công luận như cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Ai Cập cưỡi lạc đà xông vào đám đông dân chúng; hay cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Venezuela xông vào quốc hội, dùng cán cờ và gậy gộc đánh các dân biểu độc lập; v.v..
Nhưng tất cả các trường hợp đó đều dẫn tới cùng một kết cục bất ngờ: chính các nhóm “dân chúng tự phát” này đã đẩy nhanh tiến trình làm sụp đổ chế độ.
Từ bên ngoài, thế giới thừa biết các nhóm “quần chúng tự phát” trong các chế độ độc tài đều là sản phẩm trực tiếp của nhà cầm quyền. Do đó mọi hành vi bạo động, mọi vụ thương tích, thiệt mạng, mất tích đều được thế giới cột trách nhiệm vào cổ các lãnh tụ của chế độ, dẫn dần đến các biện pháp trừng phạt cắt viện trợ, cắt ngoại giao, phong tỏa kinh tế, đóng cấm tài sản cá nhân, v.v… Riêng tại VN, hành vi của nhóm Hội Cờ Đỏ sẽ ảnh hưởng thế nào trước, trong và sau Hội Nghị APEC vào tháng 11 sắp tới ?
Nhưng các tác động từ thế giới bên ngoài chỉ là một phần. Các tác động bên trong mới đẩy nhanh tiến trình làm xụp đổ chế độ nhanh chóng, vì các nhóm “quần chúng tự phát” trở thành mũi nhọn phá bung những vòng niềng đang gò ép cả xã hội.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tiền thuế dân Việt đóng đi đâu?

Các khoản chi ngân sách nhà nước CS Việt Nam 

Người dân Việt Nam đóng thuế nếu tính theo % tổng các sắc thuế trên GDP thì thuộc hàng đầu thế giới, đến 19%.
Thế nhưng chúng ta thường thấy, hằng ngày trên báo chí, đài phát thanh hay mạng xã hội vẫn có những trường hợp thương tâm như chết không có hòm chôn, mẹ tự vẫn để lấy tiền phúng điếu cho con ăn học hay cô giáo mầm non cống hiến mấy chục năm trời mà về cuối đời lương hưu chỉ được có 1,3 triệu đồng VN. Vậy, tiền thuế của chúng ta đi đâu?
Thuế chúng ta đóng nhiều, nhưng vấn đề chi tiền thuế thì còn quá nhiều bất cập, vì thế nên an sinh xã hội ở Việt Nam gần như bằng không, còn cơ sở hạ tầng – giao thông thì dường như giao khoán luôn cho bọn BOT để bắt người dân trả phí khi sử dụng. Tôi ví dụ: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt