Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Ngoại trưởng “Bộ tứ kim cương” nhóm họp, tăng cường đối phó Trung Cộng

Các Bộ trưởng ngoại giao của 4 nước Bộ Tứ Kim Cương (Từ trái qua phải) NT Nhật:  Motegi Toshimitsu, NT Mỹ: Antony Blinken, NT Úc: Marise Payn và NT Ấn Độ: Subrahmanyam Jaishankar.

Theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ họp trực tuyến với những người đồng cấp trong nhóm Bộ Tứ Kim Cương, gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, liên minh nhằm cân bằng với sức mạnh quân sự và kinh tế gia tăng của Trung Cộng

Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 18/2 giờ Washington DC, được thông báo bởi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ-Ned Price, sẽ là cuộc họp đầu tiên của nhóm này dưới thời của chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. “Cuộc thảo luận của các ngoại trưởng Bộ Tứ Kim Cương là rất quan trọng nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chung của chúng tôi tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, và trước các thách thức như nỗ lực phối hợp, ứng phó virus Vũ Hán cũng như biến đổi khí hậu”, theo ông Price.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đồng Tâm: Nhà nước CSVN vẫn y án tử hình, chung thân và nhiều năm tù cho 6 người vô tội

Phiên tòa phúc thẩm Đồng Tâm tại Hà Nội

Lời người post: Một năm trước đây 3000 công an trang bị vũ khí tấn công vào làng Đông Tâm bắn chết”đồng chí” già  của đảng Cộng sản Việt nam là cụ Vũ Đình Kình để cướp đất. Cụ Kình, con cháu và nhân dân Đồng Tâm quyết tâm giữ đất của cha ông mình để lại.  Nhưng làm sao chống nỗi với một sư đoàn công an trang bị vũ khí tấn công. Công An đã vào nhà cụ kình bắn ông gục tại chỗ. Hai người con trai cụ kình Lê Đình Công và Lê Đình Chức sau một năm bị tra khảo, nay cũng phải chết…   Cuộc tấn công cướp đất  Đồng Tâm của đảng CSVN rất dã man, đã đánh động lương tâm nhân loại.

Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ đụng độ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm đã kết thúc sớm hơn dự định khi một tòa án cấp cao ở Hà Nội giữ nguyên mức án sơ thẩm, trong đó có 2 bản án tử hình cho các con trai của cụ Lê Đình Kình, người bị công an bắn chết trong vụ đột kích đầu năm ngoái. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Á – Thái Bình Dương: Mỹ tăng cường hỏa tiễn để đối phó với Trung Cộng

Ảnh minh họa : Quân đội Mỹ bắn thử hỏa tiễn chận tên lửa THAAD. © Reuters/File Photo. Ảnh do bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp.

Thời báo Nhật Bản Nikkei Asia ngày 05/03/2021 tiết lộ về kế hoạch Hoa Kỳ khai triển hệ thống hỏa tiễn tấn công, trị giá hơn 27 tỷ đô la, nhằm đối phó với Trung Cộng tại Ấn Độ – Thái Bình Dương trong 6 năm sắp tới.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại sứ Kritenbrink: Mỹ và Việt Nam có ‘lợi ích song trùng’ dù vẫn còn ‘căng thẳng’

Xem toàn bộ video trực tuyến ở cuối bài để biết thêm chi tiết

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội: Daniel Kritenbrink

Hôm qua, 4 tháng 3, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu rằng hai nước hầu như có lợi ích “song trùng” về vấn đề an ninh và ổn định khu vực trong khi căng thẳng về nhân quyền và quan hệ kinh tế thương mại vẫn tồn tại. Ông cũng nhắc lại rằng nhân quyền là một phần “trọng tâm” trong chính sách đối ngoại của Washington đối với Hà Nội.
Đại sứ Kritenbrink phát biểu tại cuộc thảo luận trực tuyến do Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia (UVA) tổ chức:
“Tôi nghĩ rằng mối quan tâm và tầm nhìn của chúng tôi về khu vực và thế giới thì gần như hoàn toàn song trùng với nhau.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Âu “xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông

Một chiến hạm của Đức tại Virginia, Mỹ, năm 2018. Ảnh: Reuters

Lần đầu tiên trong gần 20 năm, đến tháng 8/2021, một chiến hạm Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông trên đường về nước sau khi tham gia tập trận cùng với Hải Quân Nhật Bản. Đức là cường quốc châu Âu thứ ba sau Pháp và Anh thúc đẩy  “chiến lược xoay trục” qua châu Á, với tầm nhắm là thế lực đang bành trướng của Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

‘‘Chiến lược An ninh Quốc gia’’ Mỹ: Ưu tiên củng cố dân chủ và siết chặt quan hệ đồng minh

Hôm 03/03/2021, tân chính quyền Mỹ công bố bản “Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời”. Bản chỉ dẫn là cơ sở cho việc soạn thảo Chiến lược An ninh Quốc gia của nước Mỹ, dự kiến sẽ hoàn tất cuối năm.

Về mục tiêu của việc công bố bản “Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” (Interim National Security Strategic Guidance), Tòa Bạch Ốc cho biết là đểtruyền đạt tầm nhìn của tổng thống Biden về cách thức mà nước Mỹ sẽ làm việc với thế giới và cung cấp hướng dẫn cho các bộ và các cơ quan để điều chỉnh hành động của mình, khi chính quyền bắt đầu xây dựng Chiến lược An ninh Quốc gia”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đức chuẩn bị điều tàu chiến ra Biển Đông

Tư liệu: Khu trục hạm “Baden-Wuertemberg” của Hải quân Đức trong Bắc Hải, ngày 12/1/2017. REUTERS/Fabian Bimmer

Lần đầu tiên kể từ năm 2002, một tàu khu trục của Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông vào mùa hè sắp tới. Tin này đã được các giới chức Đức xác nhận hôm thứ Ba ngày 1 tháng 3.

Các giới chức bộ quốc phòng và ngoại giao Đức nói với Reuters rằng dự kiến tàu khu trục sẽ lên đường sang châu Á vào tháng 8 năm nay, đi ngang qua Biển Đông trên chặng về của hành trình.

Được coi như một hoạt động để khẳng định “tự do hàng hải”, chuyến hải hành đánh dấu lần đầu tiên trong 19 năm một tàu chiến Đức đi ngang qua khu vực tranh chấp, nơi Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ và xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này, chống lại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại trưởng Blinken vạch ra các chiến lược đối ngoại của Tổng thống Biden, Hoa Kỳ sẽ ‘dẫn đầu bằng ngoại giao’

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken

Ngoại trưởng Antony Blinken hôm thứ Tư (03/03) đã vạch ra cách chính phủ của Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp cận chính sách đối ngoại, bao gồm việc Hoa Kỳ quay trở lại các thỏa thuận quốc tế sau khi chính phủ tiền nhiệm đã nhấn mạnh vào chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ.

Trong bài diễn văn từ Bộ Ngoại giao, Bộ Trưởng Blinken cho biết chính phủ do Đảng Dân Chủ lãnh đạo sẽ “tái tạo sức mạnh của Hoa Kỳ để đáp ứng những thách thức và nắm bắt cơ hội của thời đại chúng ta” bằng cách hợp tác với các quốc gia khác trong việc chống lại đại dịch virus Vũ Hán, đặc biệt là về chích ngừa cho người dân và ký các thỏa thuận như thỏa thuận đã đạt được với Iran dưới thời chính phủ TT Obama. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quần đảo Senkaku: Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng

Đường màu vàng là vùng Bắc Kinh tự  vạch ra cho là thuộc lãnh hải của Trung Cộng – Tàu nước ngoài nào đi vào đây là Trung Cộng sẽ nổ súng….

Lời ngươi post: “Ăn miếng trả miếng”,  đó là hành động như chính phủ Nhật đối với Trung Cộng, đó mới là phương pháp thích ứng chống Cộng Sản. Với chế độ cộng sản mà chống cộng bằng đấu khẩu, tuyên ngôn, tuyên cáo chỉ là “có còn hơn không” mà thôi. Cộng Sản rất lỳ lợm, gian trá và xảo quyệt, cần có hành động như  Tokyo mới trị được Bắc Kinh Cộng Sản. 

Như chúng ta đã biết: Trước đây, Bắc Kinh ra lệnh “Hải cảnh Trung Cộng có quyền áp dụng tất cả biện pháp cần thiết, gồm cả biện pháp dùng vũ khí để chặn đứng hành vi xâm phạm lãnh hải của Trung Cộng” – Sau đó các nước quốc tế kể cả Mỹ lên án phản đối bằng thông báo, báo chí v.v…  Có được thì tốt, nhưng xét cho cùng Bắc Kinh chẳng mất sợi lông chân nào với việc “đánh giặc giấy”  rồi sau đó bỏ qua…theo thời gian. 
Hôm nay Tokyo ra một lệnh: “Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng nếu Trung Cộng xâm lăng vùng lãnh hải Senkaku..” Đây mới đúng là cách đánh cộng sản Bắc Kinh chính xác nhất. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Quốc tế tăng áp lực để đẩy lùi tham vọng của Trung Cộng

Tư liệu: Tàu của hải quân Mỹ, Chile, Peru, Pháp và Canada tham gia một cuộc diễn tập trên Biển Thái Bình, ngày 24/6/2018. (U.S. Navy/Intelligence Specialist 1st Class Steven Robles/Handout via REUTERS)

Hoa Kỳ và các đồng minh có lập trường cứng rắn hơn và đang điều tàu chiến vào các vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Đã và đang có nhiều dấu hiệu cho thấy tân chính quyền của Tổng thống Biden có lập trường cứng rắn hơn về các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng đối với Biển Đông.

Trong hoạt động mới nhất để khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, Ngũ Giác Đài đã điều tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Russell tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc Trường Sa, quần đảo mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ sử dụng ‘diễn biến hòa bình’

Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam còn bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn “nghi ngờ” rằng chính phủ Hoa Kỳ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ Cộng sản ở quốc gia cựu thù

Một báo cáo cập nhật của Quốc hội Mỹ về tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ra hôm 16/2 cho biết những lợi ích song trùng về chiến lược và kinh tế đã làm cho sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đây. Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Cộng, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dân biểu Hoa Kỳ Scott Perry kết tội: Đảng Cộng Sản Tàu là Tội Ác Xuyên Quốc Gia

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung

Các nước South East Asian (màu vàng) nơi tranh chấp quyết liệt Mỹ-Trung thế kỷ 21

Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, vốn có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh. Theo The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ Trung Cộng, Washington nên buôn bán, đầu tư nhiều hơn vào khu vực, và không nên buộc các nước phải chọn phe.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc, duy trì lập trường thời chính quyền Trump

Mỹ lo ngại về luật hải cảnh được ban hành gần đây của Trung Cộng và rằng nó có thể leo thang tranh chấp lãnh hải và được viện dẫn để khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi pháp, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngày thứ Sáu.

Trung Cộng, nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa và với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, tháng trước thông qua luật mà lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vai trò của Trung Cộng trong đảo chính ở Myanmar và tác động đến Việt Nam

Dân Miến Điện biểu tình chong lại nhà nước quân đội

Chính trường Miến Điện đảo chiều và mối liên hệ với Trung Cộng

Sau chính biến ngày 1/2, quân đội Miến Điện đã nắm hoàn toàn quyền kiểm soát đất nước. Đây là một sự kiện khá bất ngờ đối với tất cả thế giới.

Thực chất, những cáo buộc “gian lận bầu cử” chỉ là cái cớ để quân đội Miến Điện thực hiện cuộc chính biến. Tuy nhiên, điều quan trọng được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay là thái độ và hành động của Trung Cộng, đặc biệt là chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đến Miến Điện trong tháng 1 vừa qua, có thể đã trở thành động lực quan trọng cho cuộc chính biến này.

Mặc cho các cường quốc phương Tây phản đối, Trung Cộng vẫn ngăn chặn một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ với lý do “không can thiệp vào công việc nội bộ” của nước khác. Báo chí Trung Cộng tuyên truyền rằng cuộc đảo chính chỉ là “một sự cải tổ nội các” quan trọng của Miến Điện. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt