Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Bắc Kinh bí mật tập trận đổ bộ Đài Loan năm 2020

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Cộng đang có “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan là tâm điểm. Nhưng một quan điểm suy nghĩ đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Hoa Kỳ cho rằng mặc dù Trung Cộng là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và kỹ thuật công nghệ đối với Hoa Kỳ, Trung Cộng không gây ra mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một suy nghĩ và sự giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là Mỹ thất bại. Để tránh thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhanh chóng nhận ra rằng Trung Cộng là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TT Biden dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN để huy động đồng minh chống Trung Cộng

TT Biden tham gia trực tuyến hội nghị ASEAN ngày 26/10/2021

Hôm nay ngày 26/10/2021, khối ASEAN mở hội nghị thượng đỉnh trực tuyến dưới sự chủ tọa của nước chủ nhà luân phiên Brunei. Đáng chú ý là trong đó  có sự tham dự trực tuyến của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, từ năm 2017 đến nay mà một tổng thống Hoa Kỳ trở lại tham gia thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, khối các nước mà Washington xem là then chốt trong chiến lược đẩy lùi Trung Cộng.

Trong một bản thông cáo đề ngày 26/10/2021, Toà Bạch Ốc một lần nữa khẳng định sự gắn bó và “cam kết bền chắc (deep commitment)” của Hoa Kỳ đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và việc thực hiện “tầm nhìn của Mỹ về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”. Bản thông cáo cũng nêu chi tiết về “những sáng kiến mới để mở rộng quan hệ chiến lược Mỹ-ASEAN”, với một ngân sách 102 triệu đô la sẽ được chính Tổng thống Biden loan báo. [Đọc tiếp]
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin vui: Phe quân phiệt Miến Điện không được họp khối ASEAN

Hội Nghị Khoáng Đại của khối ASEAN khai mạc tại Brunei không có đại diện Miến Điện

Đòn khá nặng của 09 nước ASEAN: Khi phe quân đội ở Miến Điện thường gọi là quân phiệt lật đổ chính phủ dân chủ non trẻ của bà Aung San Sui Kyi và bắt hết các thành phần lãnh đạo Đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) tại Myanmar (Miến Điện). Việc này do Trung Cộng đứng sau giật dây và điều khiển. 

Giới Quân Phiệt ở Miến Điện bị thế giới lên án và có nhiều biện pháp chế tài. Khối ASEAN gồm 9 nước Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho giới quân sự Miến Điện đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing bỏ tối ra sáng. Vào tháng 4/2021 vừa rồi,  tại thủ đô Jakarta, Indonesia, một hội nghị của các nước ASEAN nhóm họp đã đưa ra giải pháp năm điểm ở Miến Điện:
– Chấm dứt bạo lực,
– Đối thoại xây dựng giữa các bên,
– ASEAN cử đặc phái viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối thoại,
– Viện trợ nhân đạo
– Và chuyến thăm của đặc phái viên tới Miến Điện.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyên viên Hoa Kỳ cảnh báo: Trung Cộng có thể chiếm Đài Loan vì chất bán dẫn

Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cảnh báo, lòng khao khát có được các điện tử dẫn đầu thế giới có thể là động lực khiến Bắc Kinh muốn tiến chiếm Đài Loan.

Trên thực tế, quốc gia độc lập Đài Loan là nơi có một số nhà máy bán dẫn lớn nhất và tối tân nhất thế giới, bao gồm nhà sản xuất điện tử có những hợp đồng lớn nhất thế giới, Công ty Sản xuất Bán dẫn Đài Loan (TSMC).

Công ty nghiên cứu IC Insights có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố: “Hiện tại, không có cơ sở sản xuất và năng lực điện tử nào quan trọng hơn Đài Loan”.

“Trung Cộng có một vấn đề lớn, là không có khả năng sản xuất các thiết bị điện tử tối tân hàng đầu cho nhu cầu điện tử tương lai—một vấn đề mà họ tin rằng có thể được giải quyết thông qua việc thống nhất Đài Loan bằng bất cứ cách nào cần thiết”.

Đầu tháng này, Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ thống nhất Đài Loan với Đại lục vì mục tiêu “bảo tồn chủ quyền”, dù thực tế Trung Cộng chưa bao giờ kiểm soát được Đài Loan sau cuộc chiến với Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, Trung Cộng là nhà nhập cảng điện tử lớn nhất thế giới, nên Trung Cộng càng thèm khát khả năng sản xuất điện tử máy tính hàng đầu thế giới của Đài Loan. 

IC Insights cho biết, năm ngoái, Hoa Kỳ đã đặt ra các hạn chế về xuất cảng đối với công ty viễn thông khổng lồ Huawei, và nhà máy sản xuất điện tử bản địa lớn nhất của Trung Cộng SMIC, “khiến Trung Cộng đặt câu hỏi về việc làm thế nào để có thể cạnh tranh kỹ thuật công nghiệp điện tử và điện tử trong tương lai”.

Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu, “Kết hợp lại, Trung Cộng và Đài Loan sẽ nắm giữ khoảng 37% công suất điện tử toàn cầu, gần gấp ba lần so với Bắc Mỹ”. 

Dù là máy giặt, thiết bị điện tử, hay máy bay chiến đấu, hàng triệu sản phẩm ngày nay phụ thuộc vào điện tử, còn được gọi là chất bán dẫn, để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử. Các điện tử nhỏ hơn đi kèm với hiệu suất tốt hơn, nhưng đòi hỏi các kỹ thuật công nghệ và thiết bị tối tần hơn để chế tạo.

Nghiên cứu của IC Insights cho thấy, Đài Loan và Hàn Quốc là hai quốc gia duy nhất có thể sản xuất điện tử dưới 10 nanomet (nm), tức một phần trăm micromet. Dữ liệu cho thấy, bởi có TSMC dẫn đầu, Đài Loan cho đến nay đang nắm giữ thị phần lớn nhất (63%) về kỹ thuật công nghệ tối tân nhất trên thế giới, trong khi Samsung của Nam Hàn  chiếm 37% còn lại.

Tình trạng thiếu điện tử toàn cầu kéo dài do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm nổi bật tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Đài Loan trong sản xuất điện tử.

Theo báo cáo của IC Insights, các nhà máy sản xuất bán dẫn độc lập chuyên dụng của Đài Loan được dự báo sẽ đại diện cho gần 80% tổng thị trường sản xuất bán dẫn chuyên doanh trên toàn thế giới vào năm 2021.

TSMC gần đây đã công bố kế hoạch hôm 14/10 để mở một nhà máy mới tại Nhật Bản vào năm 2024 để đáp ứng nhu cầu lâu dài đối với điện tử.

Trong khí đó tháng 4/2020 TSMC đã mở một nhà máy sản xuất điện tử tại tiểu bang Arizona, Hoa kỳ.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tân Đại Sứ Mỹ tại Trung Cộng tuyên bố cứng rắn

Ông Nicholas Burns: Ứng viên đại sứ Mỹ tại Trung Cộng

Từ khi đại sứ Hoa Kỳ Terry Brandstatd tại Trung Cộng rồi nhiệm sở  vào tháng 10/2020 đến nay, chiếc ghế đại sứ Mỹ tại Trung Cộng bị bỏ trống – tình trạng này dưa đến như hai “người điếc nói chuyện với nhau”. Như vậy là hơn một năm Bắc Kinh – Washington không có người đại diện để nói chuyện. Tuần rồi Tổng Thống Joe Biden đề cử ông Nicholas Burns là đại sứ Mỹ tại Trung Cộng. 

Vai trò của đại sứ hai nước Mỹ-Trung trong tình hình căng thẳng rất quan trọng . Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng cũng là một nhân vậy quan trọng không kém. Theo tình hình cuộc điều trần ông Nicholas Burns trước Ban Đối Ngoại Thượng Viện thì chắc ông Nicholas Burns sẽ là đại sứ Mỹ tại Trung Cộng trong những ngày tới.

Ông Nicholas Burns năm nay 65 tuổi,  bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình ở Châu Phi và Trung Đông. Từ 1983 đến 1985, ông bước vào nghề ngoại giao tại Tòa Đại Sứ  Hoa Kỳ ở Nouakchott, Mauritania châu Phi, Phó Lãnh sự và Phụ Tá nhân viên cho Tòa Lãnh Sự ở thủ đô Cairo, Ai Cập ở Trung Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Bắc Kinh

Từ trái sang Phải:  Các TNS trong Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ: Ben Cardin (Dân Chủ), Bob Menendez (Cộng Hòa)) và Jim Risch (Cộng Hòa), 

Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật trừng phạt các hành động “đe dọa hòa bình” của Trung Cộng ở Biển Đông. Hai thượng nghị sĩ đồng chủ tịch dự luật kêu gọi Thượng Viện Mỹ nhanh chóng thông qua, để khẳng định mạnh mẽ cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, chủ quyền của các nước đồng minh, và thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.  

Trên Twitter, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ, ông Bob Menendez, thông báo trong cuộc họp hôm 19/10/2021, Ủy ban đã thông qua dự luật South China Sea and East China Sea Sanctions Act / Đạo luật trừng phạt ở Biển Đông và biển Hoa Đông (S.1657). Hai thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa) và Ben Cardin (Dân Chủ) – đồng đứng đầu dự luật của lưỡng đảng – ra thông cáo báo chí “hoan nghênh Ủy ban thông qua luật nhắm vào các hành động gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cộng Sản Việt Nam thận trọng về AUKUS?

Lời người post: Chính sách ngoại giao “đi chân hai hàng” của Cộng Sản Việt Nam… đã đưa đến một hành động khúm núm buồn cười: “khi có một bước chân chuyển dịch về Washington thì mắt lại nhìn về Bắc Kinh để dò thái độ”. Hành động thiếu tự chủ này thì muôn đời làm thân khuyển mã. Vừa qua Mỹ-Anh-Úc thành lập liên minh AUKUS, thì CSVN cũng như cũ “khỉ đu dây” như bài bình luận của đài VOA dưới đây.
Nhưng theo một nghiên cứu của Economist Intelligence Unit (EIU) thì cho rằng Việt Nam hiện nay có khuynh hướng theo Mỹ? Với bản đồ dưới đây của EIU.

Hầu hết người Việt khó biết chắc được là nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang đứng về sân banh nào? Hà Nội giữ bí mật này này rất kín.

Source Economist Intelligence Unit (EIU) về lập trường chính trị các nước châu Á: Nước màu xanh nhạt là đồng minh của Mỹ,  màu cam nhạt là đồng minh của Trung Cộng, gạch chéo màu xanh nhạt có khuynh hướng theo Mỹ, gạch chéo màu cam nhạt có khuynh hướng theo Trung Cộng. Màu xám là nước trung lập.

Việt Nam đưa ra một tuyên bố “bí ẩn và ngắn gọn” về sự thành lập liên minh ba nước Mỹ, Anh và Úc. Theo giới quan sát, trong đó ngầm gửi đi một thông điệp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hải Quân Mỹ ra chiến lược ngăn chặn Trung Cộng chiếm Đài Loan

Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Carlos Del Toro

Tạp chí Quốc Phòng DefenseNews.com phát hành online ngày 5 tháng 10 có bài viết: “Navy secretary’s new strategic guidance focuses on deterring China from invading Taiwan – Hướng dẫn chiến lược mới của Bộ Trưởng Hải Quân tập trung vào việc ngăn chặn China xâm lược Đài Loan” 

Trong bài báo tiết lộ rằng: Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Carlos Del Toro sẽ ra một chiến lược mới nhằm ngăn chặn Trung Cộng đánh chiếm Đài Loan, đồng thời vô hiệu hóa sự bành trướng quân sự của Trung Cộng trên biển. Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ đưa ra chiến lược mới trong tình hình Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã và đang mở rộng sức mạnh quân sự và các căn cứ tại Biển Đông và đe dọa sẽ tấn công Đài Loan.

Theo một bản hướng dẫn tóm tắt trên tờ DefenseNews hôm 5/10 thì Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ cho biết, chiến lược mới của Hoa Kỳ bao gồm việc duy trì ưu thế của Hải Quân Mỹ cũng như tạo thêm nhiều nước hợp tác với Mỹ một cách mạnh mẽ khắp toàn cầu, đặc biệt là các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bản hướng dẫn thi hành chiến lược mới sẽ được phát hành trong tuần từ ngày 5 đến 8/10/2021. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu tư lệnh Hải Quân Nhật Yoji Koda: Nhật nên chuẩn bị cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan

Chiến đấu cơ của Trung Cộng trên vùng ADIZ của Đài Loan

Ông Yoji Koda, cựu tư lệnh Lực Lượng Phòng Vệ Biển của Nhật Bản nói trên truyền thông Nhật rằng: Nhật sẽ hứng chịu hậu quả tàn khốc nếu không chuẩn bị cho tình huống sa vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan giữa Trung Cộng và Đài Loan.

Ông Koda tuyên bố thêm: “Không rõ Trung Cộng có theo đuổi con đường thống nhất (Đài Loan) bằng vũ lực hay không. Tuy nhiên, không có lý do nào để (Nhật Bản) nhắm mắt làm ngơ trước những việc có thể xảy ra”.

Ông Koda cho rằng, trong khi không ai muốn dùng quân sự, Trung Cộng chọn cách thống nhất đất nước bằng quân sự. Theo ông, Nhật Bản nên nghiêm chỉnh chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất xảy ra ở eo biển Đài Loan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sài Gòn mở cửa: dân tìm đường di tản về quê

 

Ngày 30/09 Sài Gòn mở cửa: Dân ùn ra các chốt chặn tìm đường về quê

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bộ Tứ Kim Cương của Mỹ có đủ sức kiềm chế Trung Cộng?

Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp trực tiếp ở Washington với Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Ấn Độ và Thủ tướng Úc hôm 24/9 để thảo luận “thúc đẩy sự tự do và mở cửa ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Cuộc họp mặt trực tiếp lần đầu tiên của 4 lãnh đạo thuộc nhóm Bộ Tứ Kim Cương (Quad) ở Washington vào ngày 24/9 được xem có ý nghĩa quan trọng đối với tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á trong tương lai.

Cuộc họp của Bộ Tứ Kim Cương diễn ra vào thời điểm Mỹ đang có những thay đổi lớn trong chính sách tại châu Á. Như chính quyền của Tổng thống Biden đẩy mạnh ngoại giao với các đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Nhật Bản thể hiện rõ sự lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Cộng. Vào tuần trước, Úc đã gia nhập liên minh quân sự “lịch sử” mang tên AUKUS với Mỹ và Anh.

Theo sáng kiến AUKUS, các giới chức hải quân và chuyên gia kỹ thuật của Mỹ, Anh và Úc sẽ làm việc cùng nhau trong vòng 18 tháng để chuyển giao kỹ thuật công nghệ đóng tàu ngầm nguyên tử cho Úc “nhằm tăng cường năng lực răn đe đối với Trung Cộng ở dọc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Cho tới nay chỉ có 6 nước sử dụng tàu ngầm nguyên tử trang bị vũ khí nguyên tử gồm Trung Cộng, Pháp, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Anh. Nếu như dự án AUKUS thành công, Úc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tàu ngầm nguyên tử, nhưng không trang bị vũ khí nguyên tử.

Nhà phân tích Malcolm Davis tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc nhận định, so với mục tiêu ban đầu đặt ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, Bộ Tứ Kim Cương chuyển từ “đối thoại kinh tế và chính trị mức độ thấp” sang đóng vai trò quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

QUAD họp tại Tòa Bạch Ốc….

QUAD meeting tại Tòa Bạch Ốc Washington DC ngày 14/09

Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo Nhóm Bộ Tứ gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã họp hội nghị thượng đỉnh ở Washington, trong tình hình các quốc gia này đều quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, hãng tin Reuters cho hay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hé lộ những cuộc đàm phán bí mật dẫn tới thỏa thuận tàu ngầm Mỹ – Úc hiện nay

Tàu ngầm tương lai của Úc với kỹ thuật nguyên tử của Mỹ và Anh

Các giới chức cao cấp Mỹ và Úc đã đàm phán bí mật trong nhiều tháng về kế hoạch chia sẻ kỹ thuật công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Quá trình này đã được tính toán hơn một năm trước và được đẩy nhanh sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021.

Các giới chức cho biết các cuộc thảo luận được thực hiện vô cùng lặng lẽ, do tính chất bí mật của kỹ thuật công nghệ, và nguy cơ khiến Trung Cộng nổi giận. Họ cũng tin rằng bất kỳ thông tin nào bị tiết lộ có thể làm hỏng toàn bộ kế hoạch.

Một giới chức cao cấp  chính quyền cho biết quá trình này “được thực hiện với sự quyết tâm cao độ”.

Các cuộc đàm phán đã được tiến hành trong suốt mùa xuân trước khi vấn đề được đưa ra trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson bên lề hội nghị các nước G7, được tổ chức vào tháng 6 tại bờ biển Cornish, nước Anh. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao  Mỹ cung cấp tàu ngầm nguyên tử cho Úc?

Địa chính trị nước Úc trên miền Nam Thái Bình Dương

Vị trí chiến lược của Úc khiến việc làm chủ các tàu ngầm chạy năng lượng nguyên tử ở nước này trở thành có lợi cho Mỹ và phương Tây hơn nhiều so với các nước đồng minh khác của Washington.

Thông báo hôm 15/9 về việc Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc có được đội tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử được nhận định là một trong những diễn biến quan trọng nhất đối với an ninh Đông Á trong năm 2021.

Úc sẽ trở thành quốc gia thứ 7 sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử và là quốc gia phi nguyên tử đầu tiên làm điều đó. Các lò phản ứng sử dụng uranium cấp độ vũ khí của Mỹ dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho các tàu ngầm mới của Úc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Liên Âu (EU) đã đưa chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Còn Mỹ sắp đưa ra nay mai

Bộ Trưởng Ngoại Giao EU Josep Borrell

Liên Âu (EU) hôm thứ Năm 16/9 đưa ra một chiến lược chính thức nhằm tăng cường sự hiện diện của họ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương và đối phó với Trung Cộng đang ngày càng mạnh lên.

Trong chiến lược này, EU cam kết tiến tới đạt được một thỏa thuận thương mại với Đài Loan và điều thêm tàu Hải Quân để giữ cho các tuyến đường biển luôn tự do và rộng mở.

Bộ trưởng ngoại giao Liên Âu Josep Borrell khẳng định chiến lược này cũng rộng mở đối với Trung Cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, nhưng các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng việc xây dựng quan hệ sâu sắc hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Đài Loan là nhằm hạn chế sức mạnh của Bắc Kinh.

Ông Borrell cũng nói rằng việc Mỹ, Australia và Anh đạt thỏa thuận hôm thứ Tư 15/9 về chương trình đối tác an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, trong khi EU không được tham vấn, cho thấy EU cần phải có chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.

Ông cho biết EU rất mong muốn làm việc với Anh về vấn đề an ninh nhưng Luân Đôn đã tỏ ra không mặn mà kể từ khi nước này rời khỏi khối EU, ông cũng bày tỏ lấy làm tiếc khi Australia hủy bỏ thỏa thuận về tàu ngầm trị giá 40 tỷ đô la với Pháp.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt