Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Litva: Nước nhỏ nhất thế giới là anh hùng chống cộng

Địa lý Lithuania (Litva) ở vùng Baltic

Lê Thành Nhân 

Một nước rất nhỏ, có thể nói là nhỏ nhất thế giới thuộc vùng Baltic ở Bắc Âu, nhưng có lá gan rất lớn và con tim thật vĩ đại, đứng hẳn về công lý, tự do sẵn sàng hy sinh bằng mọi giá chống lại hai nước độc tài cộng sản lớn nhất hoàn vũ Nga-Tàu. Năm 2021, một mình đương đầu với Trung Cộng và năm nay đương đầu với Nga không khoan nhượng. Thật đáng kính, đáng nể!

Gần đây chúng ta thấy báo chí đăng tin, Litva có thể là thùng thuốc nổ Thế Chiến III. Thật ra, trước đây ít ai để ý đến Litva. Nhờ chuyện “anh hùng tí hon” chống Tàu Cộng rồi chống Nga mới đi tìm hiểu thì Litva là nước thật nhỏ, diện tích 65,000 km2, dân số 2.8 triệu người. Nhìn trên bản đồ châu Âu, ba nước nước vùng Baltic gồm: Estonia, Latvia, Lithuania thì Litva chính là Lithuania, thủ đô Vilnius, từ đây người viết dùng Litva cho gọn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam có thể được lợi từ Kế hoạch của G7 nhằm thay “Vành đai, Con đường” của Trung Cộng

Lãnh đạo các nước G7 chụp hình chung tại Elmau. Germany  

Theo tờ Nikkei Asia hôm 27/6, có kế hoạch đưa ra một giải pháp thay thế cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng. Ngoài Việt Nam, thì Ấn Độ và Indonesia là hai quốc gia khác ở châu Á cũng có thể nhận được viện trợ tài chính từ sáng kiến đầu tư cơ sở hạ tầng của nhóm G7.

Tờ Nikkei trích lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Elmau nước Đức: “Trong nỗ lực chung với các đối tác G7, chúng tôi đang hợp tác để hướng đến các thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) bổ sung với Indonesia, Ấn Độ, Senegal và Việt Nam” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện vui, có thật của Putin

Từ trái sang phải: Người đứng thứ 2 là tướng Pavel chỉ huy chiến trường Ukraine (ảnh Washington Post)

Tướng trẻ Nga chết trận ở Ukraine quá nhiều đến 10 tướng, có lẽ vì chết nhiều quá nên không còn người ra chiến trường Ukraine. Putin đành phải gọi ông tướng già, 67 tuổi, nặng 280 lbs thuộc loại béo phì, dáng người thấp di chuyển nặng nề, chậm chạp, về hưu đã 5 năm, nay chỉ huy lính Nga ở chiến trường Ukraine.

Theo tờ Daily Star một vị tướng Nga đã nghỉ hưu béo phì đã được đưa ra tiền tuyến ở Ukraina khi Putin không còn nhiều sĩ quan cao cấp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga chiếm thành phố Sievierodonetsk ở miền Đông Ukraine

Cảnh chiến tranh tàn phá ở thành phố Sievierodonetsk

Hôm thứ Bảy (25/06), thị trưởng Sievierodonetsk của Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã chiếm toàn thành phố miền đông Ukraine này, đồng thời xác nhận về thất bại lớn nhất của Ukraine trên chiến trường trong hơn một tháng qua, sau nhiều tuần diễn ra một số cuộc giao tranh đẫm máu nhất của cuộc chiến.

Phía Ukraine gọi cuộc rút quân khỏi thành phố là một “cuộc rút quân chiến thuật” để chiến đấu từ vùng đất cao hơn ở Lysychansk trên bờ đối diện của sông Siverskyi Donets. Những người ly khai thân Nga cho biết quân đội của Moscow hiện đang tấn công vào thành phó Lysychansk. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng Thư Ký NATO đưa ra dự báo về cách thức kết thúc cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Lực lượng ủng hộ Nga tại Mariupol, thành phố chiến lược bên bờ Biển Đen mà Ukraine đã mất quyền kiểm soát. (Ảnh: Reuters)

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể sẽ kết thúc thông qua một thỏa thuận được thương lượng, nhưng điều đó không có nghĩa là phương Tây nên ngừng gửi vũ khí cho Ukraine hoặc giảm áp lực trừng phạt đối với Nga.

“Rất có thể, cuộc chiến này sẽ kết thúc tại bàn đàm phán”, ông Stoltenberg nói với tờ El Pais của Tây Ban Nha ngày 25/6, thừa nhận rằng một chiến thắng quân sự hoàn toàn không nằm trong các lá bài. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bước ngoặt bất thường trong thái độ của NATO đối với Trung Cộng

Thái độ của NATO

Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây cho biết các khoản đầu tư của Trung Cộng vào thiết bị quân sự tối tân và mong muốn kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng ở châu Âu đã buộc NATO phải tăng trưởng phát triển vững chắc hơn.

Tuyên bố cứng rắn này trái ngược với bình luận của chính ông Stoltenberg tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels năm ngoái. Thời điểm này, ông nói rằng mặc dù việc xây dựng quân đội và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng đặt ra một số thử thách mới đối với an ninh của liên minh NATO, thì vẫn còn cơ hội để cải thiện một số vấn đề với Bắc Kinh, đặc biệt là thông qua “các vấn đề như biến đổi khí hậu và kiểm soát vũ khí”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin mừng

Hằng ngày tâm trạng con người có lúc vui, lúc buồn… vui vì niềm hy vọng đã đến, buồn vì hy vọng bay xa. Với cá nhân tôi tỷ phú Elon Musk hôm nay 21/06/2022 được Hội Đồng Quản Trị Công Ty Twitter chính thức đồng ý Elon Musk tiếp nhận công ty Twitter với 44 tỉ đôla là một niềm vui. Tại sao như vậy?

1) Tỷ Phú Elon Musk tuyên bố mua công ty Twitter để cung cấp truyền thông tự do thật sự cho nhân loại, thậm chí ai muốn nói gì về ông Musk thì cứ register vào twitter để gửi tới ông những lời khen tiếng chê và không bao giờ bị xóa hoặc đóng twitter (dĩ nhiên những lời chê phải đúng sự thật, không vô văn hóa, và thô lỗ một cách vô học… thì bị đi hầu tòa vì luật Internet Defamation” (1) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga-Tàu liên minh đưa thế giới vào chiến tranh thứ ba

Nga tàn phá thành phố Severodonetsk

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thất bại

Cuộc chiến xâm lăng của Nga, với kế hoạch ban đầu là Putin muốn chiếm toàn lãnh thổ Ukraine,mục đích đẩy biên giới khối NATO ra xa nước Nga ngàn dặm, kế hoạch 1 đã bị thất bại. Kế hoạch thứ 2 của Putin là thu hẹp chiến trường chủ yếu là chiếm vùng biên giới miền Đông và vùng miền Nam để kiểm soát toàn bộ lối ra Biển Đen của Ukraine. Khi Soái Hạm Moscow, cùng nhiều khu trục hạm và tàu tiếp tế của Nga liên tục bị Ukraine bắn chìm xuống Biển Đen, báo hiệu Nga thất bại kế hoạch 2 tại chiến trường miền Nam. Nga xoay qua kế hoạch thứ 3 là tập trung lực lượng chiếm vùng Donbass để chiếm hai tỉnh gọi là “nhà nước cộng hòa độc lập tự trị” Donetsk và Luhansk, Putin dùng sự chiếm đoạt này để giữ thể diện nói chuyện với dân Nga – không lẽ Putin đi không lại về không?
Tuy thế, mặt trận chính trong kế hoạch 3 của Putin là ở thành phố Severodonetsk thuộc tỉnh Luhansk nằm bên bờ sông Seversky Donetsk, cách biên giới Nga 145 cây số. Cả mấy tuần nay, Nga dồn mọi hỏa lực mà không thể chiếm thành phố này, tại đây quân Nga bị quân Ukraine kháng cự quyết liệt, không tiến thêm được bước nào. Nếu quân Nga thất bại ở mặt trận Severodonetsk đồng nghĩa với Nga không thể chiếm được vùng Donbass. Thừa thắng xông lên, Ukraine có thể phản công qua Crimea. Lúc đó Vladimir Putin chỉ còn độn thổ chứ không thể nhìn mặt mọi người, nhất là dân Nga! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thủ Tướng Boris Johnson vẫn tiếp tục được tín nhiệm chức Thủ Tướng Anh

Thủ tướng Anh Boris Johnson

Theo tin Reuters, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người được mô tả hỗ trợ Ukraine hết mình để đánh bại quân xâm lược Nga. “Ở hiền gặp lành”, hôm 6/06 ông vẫn được tiếp tục giữ chức Thủ Tướng Anh  sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong nội bộ Đảng Bảo Thủ với kết quả 211 nhà lập pháp tín nhiệm 148 người phản đối (tỷ lệ 59%-41%).

Nhiều nhà lập pháp nói cuộc bỏ phiếu này là tồi tệ cho thủ tướng hơn dự đoán, bởi khi đắc cử vào năm 2019 ông đã từng nhận được sự ủng hộ của đại đa số nghị sĩ Đảng Bảo thủ, chiến thắng lớn nhất trong hơn 3 thập niên. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Điểm báo Pháp

Bắc Kinh giữ bí mật những thỏa thuận song phương với các tiểu quốc ở Thái Bình Dương, tìm cách đẩy Mỹ khỏi khu vực. Tại châu Âu, Trung Cộng gia tăng quyền lực mềm ở vùng Balkan. Trong khi đó Moscow bị mất đi ảnh hưởng nơi các đồng minh Trung Á do xâm lăng Ukraine.

Thắng thầu nhờ giá rẻ, công nhân đưa từ Trung Cộng sang

Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống (Pentecôte), chỉ duy nhất Le Figaro ra báo, bên cạnh Le Monde ra từ cuối tuần trước. Trung Cộng và Nga, hai nước thù nghịch với phương Tây là chủ đề chính của nhiều bài báo. Le Monde có bài điều tra dài về Balkan: Tuyến đầu của ”  soft power”  Trung Cộng. Một cây cầu ở Croatia, một tuyến tàu cao tốc ở Serbia, một xa lộ ở Montenegro: ba dự án cơ sở hạ tầng lớn do Trung Cộng xây dựng trong vùng Balkan được khánh thành năm 2022. Trước sự tấn công của Bắc Kinh, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cố gắng nắm lại thế chủ động. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vũ khí tối tân Mỹ có phải “viên đạn ma thuật” dành cho Ukraine?

Ukraine đang chạy đua với thời gian để giữ vững thế phòng thủ trong thời gian chờ tiếp nhận vũ khí từ phương Tây, với mong muốn có thể xoay chuyển tình thế.

Sau hơn 100 ngày giao tranh, Ukraine vẫn đang phải chống chọi với hỏa lực áp đảo của Nga ở mặt trận phía Đông. Trong tình hình thương vong gia tăng, các quan chức Ukraine lo ngại viện trợ vũ khí của phương Tây có thể không đến kịp thời. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ukraine sẽ nhận vũ khí gì trong những ngày tới?

Máy bay vận tải Mỹ vận chuyển những khẩu pháo M777 tới viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Deutsche Welle)

Tổng thống Ukraine, Zelensky hầu như hằng ngày đều yêu cầu cung cấp nhiều vũ khí sát thương hơn. Mỹ và Đức và một số quốc gia tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hạng nặng để đối phó quân xâm lược Nga. Chúng ta xem Ukraine sẽ nhận những vũ khí gì trong những ngày tới? Và những vũ khí này có làm Nga chùn bước trên chiến trường Ukraine hay không? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ai thắng, ai thua sau 101 ngày Nga xâm lăng Ukraine?

TT Joe Biden  và Vladimir Putin

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Ngay từ đầu cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine, trang nhà https://vietquoc.org đã có bài bình luận rằng Nga xâm lăng Ukraine là đi vào bẫy của Mỹ đã giăng ra. Nay quả thật đúng như tình hình cuộc chiến đang xảy ra.

Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến tại Ukraine đến khi Nga kiệt quệ về nhân lực, tài lực và kinh tế, không còn đủ sức để mở một cuộc chiến vào nước nào nữa. Sự ngừng chiến ở Ukraine sẽ đến khi nào Mỹ đạt được mục đích nói trên để trừ hậu quả lâu dài cho châu Âu. Do đó, Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine đủ để chiến đấu cầm cự, đánh trả chứ không phải viện trợ để Ukraine đánh quân Nga chạy về nước Nga. Bởi thế, chúng ta thấy nhiều loại vũ khí tối tân mà Mỹ chưa viện trợ cho Ukraine, lấy cớ là sợ Nga lấy được những kỹ thuật tối tân của những loại vũ khí của Mỹ. Nhưng bề trái của vấn đề là Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine cho đến khi cần thiết. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chưa kịp tránh “đòn năng lượng” của Nga, EU lại lo sốt vó với “vũ khí mới” của Trung Quốc

“Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Trung Cộng kiểm soát 1/2 công suất tinh chế lithium của thế giới và sản xuất 3/4 tổng số pin lithium-ion

Theo tờ The Telegraph của Anh, các nhà lãnh đạo châu Âu đang ngày càng lo lắng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ rơi vào trường hợp “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” khi giảm sự phụ thuộc vào năng lượng mua dầu khí từ Nga, nhưng lại trở nên phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung khoáng sản then chốt do Trung Cộng kiểm soát.

Bà Ursula von der Leyen – Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) – cho biết, Brussels đang cố gắng bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng trong dài hạn. Điều này là rất cần thiết để theo đuổi các cam kết năng lượng xanh và mở rộng nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo, ký kết thỏa thuận với các quốc gia thân thiện khi nhu cầu toàn cầu tăng cao đối với các nguồn tài nguyên kỹ thuật công nghệ xanh, vượt xa nguồn cung hiện có từ các khu mỏ truyền thống. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Giám đốc CIA: William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

FT Weekend ngày 7/05/2022 tại Washington DC 

Năm mươi năm sau “cuộc đảo chính” Chiến Tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối diện với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FT Weekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến Tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt