Lịch Sử VNQDĐ

Những lá thư trong tù gửi Thực dân Pháp của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học (1)

Nhân kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95, trang nhà VNQDĐ đăng thư của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học gửi Nghị Viện Pháp khi trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa ngày 10/02/1930 bị thất bại.

Nguyễn Thái Học – Đảng Trưởng VNQDĐ trong nhà lao Hỏa Lò Hà Nội (1930) – bên phải lời tuyên bố của ông

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95: Tìm về Báo Tri Tân phỏng vấn Nhượng Tống tháng 5/1945

Nhân kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95, trang nhà VNQDĐ đăng bài báo Tri Tân phỏng vấn Nhượng Tống về thành lập VNQDĐ vào ngày 10 tháng 5 năm 1945.

Cuộc phỏng vấn của báo Tri-Tân đề tài:
Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc Dân Đảng
Ngày 10/05/1945

Phỏng vấn Nhượng Tống 5/1945 trên báo Tri Tân về Việt Nam Quốc Dân Đảng

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927…

Cách đây 95 năm ngày 25-12-1927, một đội ngũ cách mạng dân tộc là Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời với ba mục tiêu đấu tranh:
1) DÂN TỘC ĐỘC LẬP – đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp dành độc lập cho dân tộc
2) DÂN QUYỀN TỰ DO – Sau khi dành độc lập sẽ xây dựng một thể chế tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền
3) DÂN SINH HẠNH PHÚC – Chủ trương kinh tế thị trường tự do, mọi người dân có cơ hội để mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình trong thể chế dân chủ pháp trị, nhà nước giữ vai trò giúp đỡ tư nhân thăng tiến về kinh doanh. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thư mời Tham dự Lễ Kỷ niệm Thành Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, lần thứ 94.

THƯ MỜI
Tham Dự Lễ Kỷ Niệm Thành Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng lần thứ 94

và Mạn đàm Chính trị
(25/12/1927 – 25/12/2021)

Kính mời quý Đồng hương, Chiến hữu, Thân hữu cùng toàn thể Đảng viên VNQDĐ tham dự Lễ Kỷ Niệm Đảng Sinh Việt Nam Quốc Dân Đảng lần thứ 94.

Ngày 25 tháng 12 năm 1927,  Anh hùng Dân tộc Nguyễn Thái Học và các Tiên liệt đã thành lập đảng cách mạng “Việt Nam Quốc Dân Đảng” với Cương lĩnh đấu tranh cho ba mục tiêu: Dân Tộc Độc Lập – Dân Quyền Tự Do – Dân Sinh Hạnh Phúc. Trong gần thế kỷ qua, bao thế hệ VNQDĐ đã kiên trì đấu tranh cho ba mục tiêu trên.

Nay Tổ quốc trong cơn nguy biến:

     – Trong nước, Cộng Sản Việt Nam cai trị bằng độc tài, phi nhân: cấu kết với ngoại bang Trung Cộng để bán đứng Đất Nước chúng ta.
     – Dân Quyền Tự Do bị Cộng Sản Việt Nam đè bẹp,
     – Độc Lập Dân Tộc bị Trung Cộng tước đoạt với sự tiếp tay của CSVN.

Hơn bao giờ hết, VNQDĐ phải nỗ lực đấu tranh để thực hiện những mục tiêu cao cả cho Dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp này, VNQDĐ sẽ có buổi mạn đàm chính trị với quý vị thân hữu, chiến hữu và các thành viên VNQDĐ.

Buổi Lễ sẽ tổ chức vào Thứ Bảy ngày 25/12/2021 trên diễn đàn Paltalk, Room LE KY NIEM DANG SINH LAN THU 94, vào:

     – 8:00 AM (California), 9:00 AM (Colorado- Canada), 10:00 AM (Texas), 11:00 AM (Washington D.C., Florida).
     – 17:00 giờ châu Âu,
     – 23:00 giờ Việt Nam
     – 3:00 sáng (26/12/2021) giờ Canberra, Úc châu.

Trân trọng kính mời Quý vị dành thời giờ quý báu để tham dự trực tuyến theo thời gian và địa điểm nêu trên.
Sự hiện diện của Quý vị sẽ nói lên niềm Ưu tư trước tiền đồ Đất nước và là niềm Vinh hạnh đối với Ban Tổ Chức.

Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 12 năm 2021.
Lê Thành Nhân,
Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương VNQDĐ.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngày này năm xưa

Tượng đài tưởng niệm 13 anh hùng dân tộc VNQDĐ tại Công viên Yên Hòa, thị xã Yên bái

Ngày 17/6/1930, Đảng trưởng Nguyễn Thái Học của Việt Nam Quốc dân đảng cùng 12 đồng chí đã bị xử chém. Khi đó, ông 28 tuổi.
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang ở Yên Bái, do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức vào ngày 10 tháng 2 năm 1930. Mục đích là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. Cuộc khởi nghĩa thất bại, nhiều lãnh đạo VNQDĐ bị bắt.

Theo tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò”: Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái, các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thơ tưởng niệm 91 năm Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ

TINH THẦN YÊN BÁY

Vào dịp Tết, Chín mốt (91) năm về trước,
Mười Tháng Hai, Ngày Việt Quốc (1): Sử ghi:
Cờ Khởi Nghĩa tung bay miền Đất Bắc,
Quyết một lòng cứu đất nước lâm nguy.
Nối nghiệp lớn của giống nòi, nước Việt
Những Anh Hùng Yên Báy, đất phương Nam.
Thật vĩ đại, nối chân dòng bất khuất!
Không chung trời với bọn giặc xâm lăng.
Máu yêu nước, viết lên trang huyết sử,

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (10-02-1930): Gương chống ngoại xâm sáng ngời đến nghìn sau

Toàn thể Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng trong và ngoài nước kỷ niệm lần thứ 91 Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày (10/02/1930 – 10/02/2021)

Ngày Việt Nam Quốc Dân Đảng vùng lên làm cuộc tổng khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa thất bại hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị đày đi côn đảo, hằng trăm đảng viên VNQDĐ bị lưu đày biệt xứ tại rừng Amazone, Nam Mỹ rồi bỏ mình nơi chốn lao tù hoặc biệt xứ ở xứ người không bao giờ được trở về quê hương. Tháng 01, năm 2010 một phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng do đồng chí Lê Thành Nhân dẫn đầu đã đến Guyane dựng bia tưởng niệm những anh hùng dân tộc bỏ mình nơi rừng sâu Nam Mỹ. 

Tấm bia tưởng niệm được dựng tại Nhà Lao An Nam ngày 29-01-2010 trong rừng L’Inini, rặng Amazon, nay thuộc quận Montsynery-Tonnegrande Guyane France, Nam Mỹ

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện thâm cung bí sử: Cái tên Hồ Chí Minh có từ đâu? Cái tên Việt Minh từ đâu ra?

Cố đồng chí Lê Hưng

Lục lại chồng thư cũ, tôi thấy một lá thư của cố đồng chí Lê Hưng, từng tốt nghiệp trường Võ Bị Hoàng Phố bên Tàu thời Tưởng Giới Thạch, từng chiến đấu trong Đệ Tam Chiến Khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1946-1947), từng là tiểu đoàn trưởng cùng Đức Cha Lê Hữu Từ chống lại Cộng Sản tại Giáo Phận Bù Chu – Phát Diệm trong giai đoạn 1950-1954. Sau khi di cư vào miền Nam lão đồng chí Lê Hưng giữ nhiệm vụ Tổng Bí Thư Việt Nam Quốc Dân Đảng hệ phái Chủ Lực tại miền Nam Việt Nam.  Rời Việt Nam ngày 30/04/1975 đến tị nạn tại Hoa Kỳ, cố đồng chí Lê Hưng giành toàn thời gian để hoạt động Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngày 10 tháng 11 năm 2002…… Lão đồng chí Lê Hưng qua đời vì một tai nạn lưu thông trên đường về sau khi tham dự một phiên họp đặc biệt do Trung Ương VNQDĐ tổ chức tại Hungtington Beach, California.  

Với những năm dài đấu tranh liên tục từ chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng, lưu vong sang Tàu và trở về Việt Nam từ khi lên 18 đến suốt cuộc đời,  cố đồng chí Lê Hưng biết rất nhiều chuyện thâm cung bí sử của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940 trở về sau này: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghi án lịch sử: Vụ Ôn Như Hầu ngày 12 tháng 7 năm 1946?

Căn nhà số số 9 Ôn Như Hầu năm 1946- Trụ Sở VNQDĐ

Lời người post: Cách đây 74 năm, vào ngày 12/7/1946, CSVN đã dùng thủ đoạn tàn ác để tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng như thế nào? Ngày nay là CSVN  là kẻ chiến thắng lại khắt khe trong vấn đề kiểm duyệt tin tức đa chiều nên họ chỉ viết một chiều miễn sao có lợi cho sự tuyên truyền bảo vệ chế độ CS. Rất nhiều tài liệu, nếu không muốn nói là  hầu hết sử liệu dưới thời CSVN đều sai sự thật – đổi trắng thay đen một cách mất tính nhân văn và giá trị lịch sử.
Sử  liệu của một dân tộc cần ghi lại đúng sự thật, có thế thì thế hệ mai sau mới thấy được cái sai cái đúng của tiền nhân mà rút kinh nghiệm nên tránh hay noi theo.
Để xứng đáng với con cháu Lạc Hồng, các thế hệ sau này nên có cái nhìn khách quan về lịch sử. Nhân 74 năm kỷ niệm về sự tàn sát trụ sở VNQDĐ ở số 9 Ôn Như Hầu, nay là số 7 Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội, trang nhà https://vietquoc.org đăng lại bài Vụ Ôn Như Hầu,
 trích trong cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954: Việt Nam Quốc Dân Đảng” của  Việt Dân Hoàng Văn Đào, Tái bản kỳ 4 năm 2006 trang 273.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Báo trong nước nói về ngày tang Yên Báy và Việt Nam Quốc dân Đảng

Vụ Án Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng
Những Chí lớn chọc trời khuấy nước

Thứ Năm, 18/5/2017

Ngày 9/2/1930, giữa lúc xuân mới đang còn hiện diện nơi lộc biếc, thì nơi đất Yên Bái, “sấm động giữa trời quang”, thực dân Pháp hoảng hốt giật mình. Vì cơ sự gì ư? Khởi nghĩa Yên Bái đấy, một cuộc nổi dậy đã đi vào lịch sử dân Việt. Dẫu máu đổ, đầu rơi, nhưng những anh hùng nghĩa sĩ xả thân vì nước của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thì tất thảy xứng danh anh hùng cả, dù án tử chia lìa linh hồn và thể xác. Nam Đồng Thư Xã (Nguyễn Thái Học, số 2) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đọc sách: Đôi giòng suy tư khi đọc sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 1)

“Đôi giòng suy tư khi đọc sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống”
Bài viết Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org). Giọng đọc Thu Sương

[Bấm vào Nghe Audio 2]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TOÀN QUYỀN PASQUIER KẾT THÚC VỤ ÁN VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG NĂM 1930

Toàn cảnh pháp trường, nơi 13 vị anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng vị quốc vong thân

Về mặt đàn áp, Pasquier cũng tỏ ra xuất sắc. Ông đã giục Bride (một trong bốn tứ hung), Chủ tịch Hội đồng Đề Hình, phải mau chóng kết thúc vụ án Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Ngày 16 tháng hai năm 1930, y hạ lệnh máy bay ném bom khắp làng Cổ Am huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương, rồi quần thảo bắn phá từng nhà, từng bờ bụi, đến nỗi không có một cái gì còn nguyên vẹn. Ngày 17 tháng 6 năm 1930, tại Yên Báy, nhà Cách mạng Nguyễn Thái Học cùng 12 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lần lượt lên đoạn đầu đài, gồm: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Gương Sáng Lưu Lại Ngàn Sau Không Vì Hiềm Riêng Mà Quên Nghĩa Cả

Các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại hiện đang lâm vào tình trạng thiếu đoàn kết. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu trung thì chủ yếu vẫn là cái “tôi” và cái “chúng tôi” quá mạnh, nên lấn át cái “chúng ta”. Vậy các cộng đồng hải ngoại chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại quá khứ, và sẽ tìm thấy không ít những tấm gương sáng của người xưa để soi lại hình bóng của mình. 

     Lê Hữu Cảnh là người lãnh đạo Ban Chấp Hành Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng sau khi Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học bị chính quyền thực dân Pháp bắt ở ấp Cổ Vịt, tỉnh Hải Dương vào ngày 20 tháng 2 năm 1930. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vụ án phố Ôn Như Hầu (1946) và Đồng Tâm (2020): Trấn áp của công an ngày ấy và bây giờ

Phố Ôn như Hầu (1946) và cổng làng Đồng Tâm (2019)

Lời người post: Thành tích của công an Cộng Sản Việt Nam trong việc sử dụng bạo lực và dối trá luôn được ca ngợi là giỏi nhất thế giới mà việc ngang nhiên bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức và Trương Duy Nhất ở Thái khi bất chấp hậu quả luật quốc tế và bang giao song phương là thí dụ.
Tại quốc nội, vụ Đồng Tâm vi phạm luật đất đai là thành tích mới nhất. Thật ra, trong lịch sử đàn áp đẫm máu dân lành mà công an luôn tự hào còn có vô số các thảm kịch khác. Phải chăng công an luôn lặp lại các biện pháp tương tự?
Không hẳn như vậy. Các sử gia cho là lịch sử không lặp lại trong toàn diện, mà chỉ trong chừng mực tương đối, vì bối cảnh, không gian và thời gian có thể làm thay đổi diễn tiến ít nhiều, mà ứng xử của công an CSVN trong vụ án phố Ôn Như Hầu năm 1946 nhằm trấn áp các đảng chính trị quốc gia, đã chứng minh là hoàn toàn dị biệt.
Nhưng khi nhìn lại hai biến động lịch sử xưa và nay này cũng là dịp để cho những ai còn đủ lương tâm và lý trí ca ngợi công an Cộng Sản  trong vai trò bảo vệ Đảng, nhà cầm quyền và nhân dân, đối chiếu thành tích ngày ấy và bây giờ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm lần thứ 73 (1947-2020): Nhà văn, nhà cách mạng VNQDĐ Khái Hưng qua đời

Nhà văn Khái Hưng nhà cách mạng Trần Khánh Dư

Nhà văn Khái Hưng, một nhà văn lớn của nền văn học cận đại, thành viên cột trụ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, một trong những nhà lãnh đạo VNQDĐ của thế hệ 1945. Theo những tin nhận được của VNQDĐ thì cố đồng chí Khái Hưng là người chủ toà báo của VNQDĐ tại phố Ôn Như Hầu mà sau này trong đảng sử VNQDĐ gọi là vụ án Ôn Như Hầu. Cố đồng chí Khái Hưng bị đảng CSVN bắt và thủ tiêu năm 1947, theo nguồn tin từ gia đình và các đồng chí VNQDĐ cùng hoạt động, thời gian Việt Cộng thủ tiêu Khái Hưng vào những ngày đầu năm 1947. Trong khoảnh khắc này, giờ đây rơi vào những ngày của năm thứ 73 văn hào Khái Hưng qua đời, để tưởng niệm lần thứ 73 một đảng viên VNQDĐ và là một văn hào trong nền văn học cận đại, VNQDĐ đăng bài của cố lão đồng chí Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách, người từng hoạt động cùng thời với nhà văn Khái Hưng: “TƯỞNG NHỚ KHÁI HƯNG – người bạn, người anh thân mến, nhà văn, chiến sĩ cách mạng” …..(mời qúy đọc để tưởng nhớ nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng)…

Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư.

Ông sinh năm 1896 (có tài liệu ghi năm 1897), xuất thân trong một gia đình quan chức ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.

Ban đầu, Khái Hưng học chữ Hán, sau đó Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt