Lịch Sử Việt Nam

Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (10-02-1930): Gương chống ngoại xâm sáng ngời đến nghìn sau

Toàn thể Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng trong và ngoài nước kỷ niệm lần thứ 91 Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày (10/02/1930 – 10/02/2021)

Ngày Việt Nam Quốc Dân Đảng vùng lên làm cuộc tổng khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa thất bại hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị đày đi côn đảo, hằng trăm đảng viên VNQDĐ bị lưu đày biệt xứ tại rừng Amazone, Nam Mỹ rồi bỏ mình nơi chốn lao tù hoặc biệt xứ ở xứ người không bao giờ được trở về quê hương. Tháng 01, năm 2010 một phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng do đồng chí Lê Thành Nhân dẫn đầu đã đến Guyane dựng bia tưởng niệm những anh hùng dân tộc bỏ mình nơi rừng sâu Nam Mỹ. 

Tấm bia tưởng niệm được dựng tại Nhà Lao An Nam ngày 29-01-2010 trong rừng L’Inini, rặng Amazon, nay thuộc quận Montsynery-Tonnegrande Guyane France, Nam Mỹ

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người Bạn Đồng Minh, Một Tấm Lòng…

Cựu Đại Úy Dennis S. Q. Kim là người Mỹ gốc Đại Hàn, gia nhập Quân Đội Hoa Kỳ ngày 12 tháng 6 năm 1964. Ông tham chiến ở Việt Nam hai vòng. Lần đầu từ tháng 6, 1966 đến tháng 6, 1967 với tư cách Cố Vấn cho các Tiểu Đoàn 34, Tiểu Đoàn 38 BĐQ. Lần thứ hai là từ tháng 6, 1968 đến tháng 6, 1969 và được bổ nhiệm làm Cố Vấn Trưởng tại Khoa Chiến Thuật của Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân ở Dục Mỹ. 

Đại Úy Dennis Kim – người đứng thứ 4 từ phải có mũi tên xanh. Thứ 5 từ bên phải là Thiếu Tá Nguyễn Văn Xiển, Tiểu Đoàn Trưởng  tiểu đoàn 34 BĐQ (mũi tên xanh, kính đen) chụp với Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn 34 BĐQ vào năm 1966 trong khi chờ trực thăng vận vào chiến trường Chiến Khu D.

Tuy đã về hưu từ lâu, ông vẫn giữ mối tình son sắt với những chiến hữu VNCH, nhất là các cựu quân nhân Biệt Động Quân. Ông có một bộ sưu tập khá đầy đủ các phù hiệu, huy hiệu QLVNCH cả từ thời xa xưa khi còn là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hạm Trưởng Hoa Kỳ ân nhân cứ vớt 30 ngàn người Việt tị nạn đã qua đời


Đại Tá Paul Jacobs Hạm Trưởng chiến hạm USS Kirk 1087 từng cứu 30,000 người Việt tị nạn trên Biển Đông khi Cộng Sản chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chiến hạm USS Kirk 1087 tham gia Chiến Dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind) giúp di tản 18 chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, và đưa gần 30000 người Việt Nam tị nạn lênh đênh trên biển Đông đến Philippines sau đó định cư tại Hoa Kỳ.  
Vị đại ân nhân này là Đại Tá Paul Jacobs, Hạm Trưởng chiến hạm USS Kirk 1087 vừa qua đời ngày ngày 8 tháng 12 năm 2020 tại Somerset, California.

Nguyện cầu linh hồn của cựu Đại tá Paul Jacobs sớm yên nghĩ nơi chốn Vĩnh Hằng [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hãy cứu dòng sông Mekong

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thơ của một tử sĩ Miền Bắc khuyết danh

Lời người post: Không phải đăng bài thơ này để khơi dậy lòng thù hận mà để nhìn lại “tâm trạng đích thực” của một con người Việt Nam ở một thời dân tộc lâm vào cảnh binh đao, lầm than máu lửa. Có nên có cuộc chiến đó không?  Ai gây đau thương tang tóc sẽ chuốc lấy nhân quả trên đời!  Thế hệ hôm nay muốn được sống trong tự do, nhân bản và sáng tạo.
Nói về một bài thơ của một thời: Bài thơ sau đây mang tựa đề “Bài Thơ Gửi Mẹ” nhặt được từ túi áo một “Bộ Đội Cụ Hồ” miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam năm 1969. Trong hồi ký của anh Bộ Đội này, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở tỉnh Hải Dương. Bài thơ nầy đã được đăng trên báo chí Việt Nam Cộng Hòa và các đài phát thanh thường phát giọng ngâm hằng ngày. Bài thơ không tên của tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại.
Lúc bấy giờ Bộ Chiêu Hồi Việt Nam Cộng Hòa thường hay cho máy bay dùng loa phóng thanh thanh “ngâm bài thơ này” để làm công việc chiêu hồi người người trong hàng ngũ cán binh CS trở về hàng ngũ quốc gia.
Lúc ấy, không ai biết xuất xứ bài thơ, có người đồn đãi cho đó là tác giả Chu Tử  và cho rằng vì Nhà văn Chu Tử làm bài thơ này nên bị Việt Cộng ám sát bắn hụt bị trọng thương ở cổ.
Cũng giống nhu bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn”  tác giả TTKH,  gần 2/3 thế kỷ vẫn còn là ẩn số tác giả. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện thâm cung bí sử: Cái tên Hồ Chí Minh có từ đâu? Cái tên Việt Minh từ đâu ra?

Cố đồng chí Lê Hưng

Lục lại chồng thư cũ, tôi thấy một lá thư của cố đồng chí Lê Hưng, từng tốt nghiệp trường Võ Bị Hoàng Phố bên Tàu thời Tưởng Giới Thạch, từng chiến đấu trong Đệ Tam Chiến Khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1946-1947), từng là tiểu đoàn trưởng cùng Đức Cha Lê Hữu Từ chống lại Cộng Sản tại Giáo Phận Bù Chu – Phát Diệm trong giai đoạn 1950-1954. Sau khi di cư vào miền Nam lão đồng chí Lê Hưng giữ nhiệm vụ Tổng Bí Thư Việt Nam Quốc Dân Đảng hệ phái Chủ Lực tại miền Nam Việt Nam.  Rời Việt Nam ngày 30/04/1975 đến tị nạn tại Hoa Kỳ, cố đồng chí Lê Hưng giành toàn thời gian để hoạt động Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngày 10 tháng 11 năm 2002…… Lão đồng chí Lê Hưng qua đời vì một tai nạn lưu thông trên đường về sau khi tham dự một phiên họp đặc biệt do Trung Ương VNQDĐ tổ chức tại Hungtington Beach, California.  

Với những năm dài đấu tranh liên tục từ chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng, lưu vong sang Tàu và trở về Việt Nam từ khi lên 18 đến suốt cuộc đời,  cố đồng chí Lê Hưng biết rất nhiều chuyện thâm cung bí sử của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940 trở về sau này: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tướng nhớ danh tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh Vùng IV Việt nam Cộng Hoà

Ảnh thanh niên Nguyễn Khoa Nam khi chưa nhập ngủ

Tướng Nam bên nội thuộc gia tộc Nguyễn Khoa là một họ lớn từ đời Nguyễn Hoàng, thời nào cũng có người tài ba giúp nước. Bên ngoại là họ Nguyễn Phước, hệ vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Từ khi ra trường võ bị ông là sĩ quan tài ba trong chiến tranh, chức vụ cuối cùng là Tư lệnh vùng IV chiến thuật kiêm Quân đoàn IV quân lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông là quân nhân gương mẫu tài đức song toàn hiếm thấy của quân đội. Ông cũng là người có khiếu về hội họa, âm nhạc và là một Phật tử thuần thành, hiểu sâu về triết lý của thiền. Ông đã thừa hưởng những di truyền tốt đẹp cả bên nội lẫn bên ngoại. Một người bạn thân của ông đã mô tả ông là “con giòng cháu giống” như người Pháp nói “Bon sang ne sait pas mentir.” Khách quan hơn, xin mượn lời một phóng viên kiêm sử gia Pháp là Pierre Darcourt: “Điều đầu tiên làm cho ta chú ý đến ông là ông có vẻ mặt của một chiến sĩ cao quý.”

Còn riêng tôi, duyên nào lại gặp tướng Nam vào những giờ bi đát của lịch sử tại Vùng IV Chiến Thuật?

Tôi vốn là người ở cùng làng với ông, làng Vỹ Dạ, nơi mà tộc Nguyễn Khoa nhiều người cư ngụ. Thuở nhỏ tôi học cùng trường với ông, trường trung học Khải Định Huế, sau ông 4 lớp. Bẵng đi thật lâu tôi mới gặp lại vào tháng 11/1974 khi ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh vùng IV còn tôi thì đang phục vụ tại quân y viện Phan Thanh Giản Cần Thơ. Tôi cảm thấy vui vì được làm việc với người đàn anh đồng hương. Tôi định đến dinh để kính chào thăm viếng nhưng chưa kịp thực hành ý định thì Ban Mê Thuột mất, quân đoàn II rút lui hỗn loạn, quân đoàn I vào tay quân CS, chiến tranh lan đến quân đoàn III.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Nhớ lại người lính

Hình ảnh của người lính thuộc sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà đang tải thương đồng đội.

Lời người post: Hôm nay ngày 19 tháng 6, ngày kỷ niệm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những dòng ghi lại những hình ảnh thân thương của lực lượng “bảo quốc an dân” ngày nào.

Ngày 19/6 là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều nơi trên thế giới, người Việt tổ chức Đại lễ kỷ niệm.
Tại quốc nội thì mỗi năm lại mục kiến tình cảnh đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản VN và Tổng chủ (1) , đối ngoại chính trị, kinh tế lệ thuộc Tàu, đối nội đàn áp tạo ổn định, nợ công (1) ngập đầu dân, đạo đức suy đồi, tham nhũng lên ngôi, giả dối ngự trị ….
Trong cảnh quan đó nhân dân miền Nam hồi tưởng những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thân thương đã cầm súng kháng cự để miền Nam có được tự do trong suốt 2 thập niên 1955-1975.

Họ chỉ là lính, cấp bậc thấp song chiến đấu anh dũng như đã thấy trong các trận đánh giành lại kinh thành Huế năm 1968 và thành cổ Quảng Trị năm 1972. Dù sau đó đá nát vàng phai song “chớ đem thành bại luận anh hùng”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Báo trong nước nói về ngày tang Yên Báy và Việt Nam Quốc dân Đảng

Vụ Án Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng
Những Chí lớn chọc trời khuấy nước

Thứ Năm, 18/5/2017

Ngày 9/2/1930, giữa lúc xuân mới đang còn hiện diện nơi lộc biếc, thì nơi đất Yên Bái, “sấm động giữa trời quang”, thực dân Pháp hoảng hốt giật mình. Vì cơ sự gì ư? Khởi nghĩa Yên Bái đấy, một cuộc nổi dậy đã đi vào lịch sử dân Việt. Dẫu máu đổ, đầu rơi, nhưng những anh hùng nghĩa sĩ xả thân vì nước của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thì tất thảy xứng danh anh hùng cả, dù án tử chia lìa linh hồn và thể xác. Nam Đồng Thư Xã (Nguyễn Thái Học, số 2) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sau 30 tháng 4, 1975: MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO

Đoàn người vượt biển tìm tự do  trên Biển Đông (ảnh tài liệu có thật)

29 tháng 9 năm 1983

Bốn ngày trước, vùng đất mang tên Bà Rịa, một chiều định mệnh họ bỏ hết tất cả và quê hương thân yêu để đi tìm đất mới.
Bốn ngày sau, một con thuyền và sáu mươi lăm người bồng bềnh trên một đại dương bao la.
Bốn ngày qua thể xác và tinh thần họ đã trải qua những giây phút cực kỳ sôi động, căng thẳng trong đời họ. Đến lúc đó sức khoẻ thể xác và tinh thần họ đang dần dần hồi phục sau những ngày khổ nhọc ấy. Niềm vui thoát khỏi nguy hiểm của vòng vây Cộng Sản và niềm hy vọng tràn trề nơi đất mới tràn ngập tâm hồn họ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

30 tháng 4, 1975: Tản mạn quanh chuyện “Đại thắng” hay “Quốc hận”

1/ Đại thắng hay quốc hận?

Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vụ án phố Ôn Như Hầu (1946) và Đồng Tâm (2020): Trấn áp của công an ngày ấy và bây giờ

Phố Ôn như Hầu (1946) và cổng làng Đồng Tâm (2019)

Lời người post: Thành tích của công an Cộng Sản Việt Nam trong việc sử dụng bạo lực và dối trá luôn được ca ngợi là giỏi nhất thế giới mà việc ngang nhiên bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức và Trương Duy Nhất ở Thái khi bất chấp hậu quả luật quốc tế và bang giao song phương là thí dụ.
Tại quốc nội, vụ Đồng Tâm vi phạm luật đất đai là thành tích mới nhất. Thật ra, trong lịch sử đàn áp đẫm máu dân lành mà công an luôn tự hào còn có vô số các thảm kịch khác. Phải chăng công an luôn lặp lại các biện pháp tương tự?
Không hẳn như vậy. Các sử gia cho là lịch sử không lặp lại trong toàn diện, mà chỉ trong chừng mực tương đối, vì bối cảnh, không gian và thời gian có thể làm thay đổi diễn tiến ít nhiều, mà ứng xử của công an CSVN trong vụ án phố Ôn Như Hầu năm 1946 nhằm trấn áp các đảng chính trị quốc gia, đã chứng minh là hoàn toàn dị biệt.
Nhưng khi nhìn lại hai biến động lịch sử xưa và nay này cũng là dịp để cho những ai còn đủ lương tâm và lý trí ca ngợi công an Cộng Sản  trong vai trò bảo vệ Đảng, nhà cầm quyền và nhân dân, đối chiếu thành tích ngày ấy và bây giờ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm 43 năm nhà cách mạng Trần Văn Tuyên qua đời

Nhân ngày giỗ lần thứ 43, nhắc lại thân thế và sự nghiệp của nhà cách mạng Trần Văn Tuyên (26/10/1976 26/10/2019), Nhà báo Nguyễn Quốc Khải trong ban biên tập Ngày Nay và Vietnam Review hiện cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về cuộc đời của ông Tuyên trong bài dưới đây. 

  1. LS Trần Văn Tuyên: Người Suốt Đời Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ Việt Nam.
  2. LS Trần Văn Tuyên, Một Con Người Đa Dạng, Nổi Tiếng Trong Nhiều Địa Hạt Từ Văn Nghệ, Giáo Dục, Thanh Niên Sang Đến Chính Trị
  3. Sự Liên Hệ Giữa Ông Tuyên Và Tướng Võ Nguyên Giáp Ra Sao?
  4. Giai Thoại Giữa Ông Tuyên Và Các Bạn Cũ Phía Bên Kia Ở Hội Nghị Genève 1954
  5. Ông Tuyên Đã Chết Trong Lao Tù Cộng Sản Ra Sao?

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm lần thứ 43: Cố đồng chí Trần Văn Tuyên – Kẻ sĩ đầy tiết tháo

Trong lịch sử VNCH có hai người cao cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong ngục tù cộng sản đó Thủ Tướng Phan Huy Quát, chết trong nhà tù Chí Hoà và Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên, chết trong trại tù khổ sai ở miến Bắc ngày 26/10/1976. Trong mùa quốc nạn năm 2018, chúng tôi những hậu duệ xin được phép vinh danh người lãnh đạo cao cấp của miền Nam trước 1975 – Luật sư Trần Văn Tuyên là một trí thức, một luật sư, một nhà văn, một nhà chính trị yêu nước một nhân vật lịch sử, một chiến sĩ chống cộng đến hơi thở cuối cùng. Ông là một tấm gương đầy khí phách của một Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn VNCH, một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975. Ông không di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình “Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh” và ông cũng cho biết quyết định của mình như sau : .“Sinh ở đây thì chết cũng ở đây! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

DI SẢN NHÀ LAO AN NAM PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH SGN (phần 2)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt