BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 Tác giả: LM Cao Văn Luận(1)

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà http://ww.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử.  Dưới đây là bài “Lý Do Nào Thúc Đẩy Tôi Viết Hồi Ký”


1. Lý do nào thúc đẩy tôi viết hồi ký?

Sau khi Tổng thống Ngô Đinh Điệm bị giết, những biến chuyển chính trị và quân sự dồn dập xảy ra trên đất nuớc Việt Nam làm cho tôi nghi rằng Ông Diệm không phải là một nhân vật không thể thay thế đuợc. Nhung ít ra Ông cung là một nhân vật cần thiết cho đất nuớc Việt Nam trong một giai đoạn nào đó.
Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mo, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay ít ra vài nguời quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nuớc Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi, thì sự cần thiết đó cung không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những đoi hỏi của một giai đoạn lịch sử mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đa chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nuớc.

Với tu cách một nguời gần gui, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông tôi đa đuợc nhìn những cố gắng, những thành công, những thất bại và những sai lầm của Ông. Truớc những tin tức, những lập luận, những xuyên tạc quanh Ông Diệm và chế độ tôi cảm thấy cần phải viết lại những hiểu biết, những nhận xét, những chứng kiến của tôi về những việc làm cung nhu về đời sống, tu cách của Ông để sau này nếu những nguời nào muốn tìm hiểu sự thật về giai đoạn lịch sử- mà sự có mặt của Ông Diệm là cần thiết và quan trọng- có thêm một soi sáng, một nhận định không có ác ý, không thiên vị.

Những hoàn cảnh đặc biệt, những may mắn lạ lùng đa cho phép tôi gặp gỡ và nhiều lúc tham dự, hợp tác với những nhân vật đa làm nên lịch sử Việt Nam trong 30 năm qua. Luôn luôn tôi đa tham dự vào những biến cố lịch sử này với tu cách một nhân chứng hon là một kẻ trong cuộc, nhung lại là nhân chứng đứng ở một vị thế nhìn thấy nhiều việc mà nhiều nguời không thấy đuợc. Nguời tìm hiểu lịch sử càng có đuợc nhiều nguồn tin, nhiều tài liệu bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Thiên hồi ký của tôi hy vọng là một trong những nguồn tin và tài liệu đó.

Tôi đa nhiều lần có dự định ghi lại những điều mình nhìn thấy, chứng kiến, tham dự trong mấy chục năm qua. Nhung luôn luôn tôi phải đinh hoãn công việc đó, vì những việc làm cấp bách, những bận rộn trong nhiều0 nhiệm vụ. Sau khi Ông Ngô Đinh Diệm mất, tôi có lần đa nghi rằng bây giờ là lúc tôi có thể yên ổn ngồi lại viết thiên hồi ký dự định từ lâu. Nhung những biến cố dồn dập lại làm cho tôi hồi hộp theo dõi, và một lần nữa hoãn việc ghi chép, với hy vọng rằng những biến cố đó sẽ giúp tôi hiểu thêm vai trò và sự cần thiết của Ông Diệm trong giai đoạn 10 năm qua.

Thời gian trôi qua cung giúp cho tôi, và dân chúng Việt Nam có thể nhìn Ông Diệm với một tầm nhìn khách quan và vô tu hon. Những kẻ một lần gắt gao chỉ trích bài bác Ông Diệm và những việc làm của Ông, đa có dịp tự đặt câu hỏi: sự thanh toán Ông Diệm và chế độ Ông Diệm phải chăng là một sai lầm tai hại và nguy hiểm? Những hỗn loạn chính trị, những thất bại quân sự sau ngày 1/11/1963 đa trả lời cho câu hỏi đó. Tôi nhớ đại sứ Nolting, đại tuớng Harkins đa viết ra, hoặc trả lời những cuộc phỏng vấn xác nhận điều đó; những nguời đa góp tay thanh toán Ông Diệm và chế chế độ Ông Diệm ít có ai lấy làm hãnh diện về việc làm của họ.

Cuối năm 1969 những nguời bạn trẻ đến gặp tôi, bàn bạc với tôi về sự cần thiết và nên ghi chép lại những điều tôi đa thấy trong những năm qua, trong một thiên hồi ký càng vô tu bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Tôi đồng ý, và với sự góp tay của những nguời bạn trẻ đó, tôi đa thực hiện thiên hồi ký khi đăng báo đa mang một nhan đề có lẽ hơi khoe khoang:

“Hồi ký lột mặt nạ lịch sử”.

Tôi không đồng ý về cái tên gọi gán cho thiên hồi lý nhỏ bé và khiêm tốn của tôi. Vậy nên khi sửa chữa lại, bổ khuyết thêm để in thành sách, tôi xin chọn một tên gọi khác “Bên giòng lịch sử 1940-1965”.

Đó là tất cả những lý do lớn nhỏ đa thúc đẩy tôi thực hiện thiên hồi ký này. Tôi không hy vọng tất cả những mong uớc của tôi đặt vào thiên hồi ký có thể thành tựu. Tôi cung không dám tin rằng thiên hồi lý này soi sáng đuợc những biến cố lịch sử phức tạp trong mấy chục năm qua. Tôi chỉ muốn góp vào những tài liệu lịch sử một vài hiểu biết riêng của tôi, và giúp cho những kẻ muốn tìm hiểu lịch sử một lối nhìn riêng.

L. M. CAO VĂN LUẬN
NGUYÊN VIỆN TRUỞNG ĐẠI HỌC HUẾ
GIÁO SU ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAI GON

[Bấm chuột vào đây để đọc chương kế]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt