Báo Nga:Chiếc J-20 của Trung Quốc không thể địch nổi Đội Quân Chiến Hạm Hoa Kỳ

J-20 phải mất 25 năm nữa mới có những máy bay đầu tiên và nó khó có thể xuyên thủng mạng lưới hỏa lực siêu mạnh của hạm đội tàu sân bay Mỹ. Mỗi chiếc chiến hạm của Hoa Kỳ khi nhập cuộc vào các trận chiến đã được bảo vệ rất chặt chẽ, từ Tàu Ngầm đến các phi đoàn chiếc Hạm nhỏ được bao quanh thì thử hỏi chiếc thế hệ 5 J-20 làm sao bục phá được Hạm Đội Hoa Kỳ.

Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ được bảo vệ dày đặc

Theo mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là J-20, có thể họ đã có sự đột phá về công nghệ hàng không, phản ánh đầy đủ thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Báo Nga cho biết, J-20 đã chính thức bay thử vào tháng 1/2011. Tuy báo chí nước ngoài còn nghi vấn, cho rằng loại máy bay này chẳng qua là sản phẩm chắp vá không có gì thành công cho lắm, do được hợp thành bởi các thành phần kết cấu của Su-47, MiG-1.44, T-50 của Nga và F-22, F-35 của Mỹ,

thành tựu này của khoa học kỹ thuật hàng không Trung Quốc bị nghi ngờ cho là ăn cắp tài liệu gián điệp nhái theo Liên Xô & Hoa Mỳ. Nhưng, dù thế nào thì cũng phải thừa nhận, các kỹ sư hàng không Trung Quốc thực sự đã đi đầu phát triển được loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 phù hợp với tất cả các yêu cầu của thế kỷ 21, chỉ sau Mỹ và Nga.

Còn trong các nước có ngành chế tạo hàng không khá phát triển, chỉ có Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc đã đề ra nhiệm vụ tương tự, nhưng vẫn chưa phát triển thành công. Các nước châu Âu tạm thời còn giữ im lặng về máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, họ tập trung chủ yếu cho hoàn thiện máy bay thế hệ thứ 4+ là “Gripen”, “Rafale” và “Typhoon”.

F-35 của Không Quân Mỹ (Chưa đưa ra ciến đấu)

Báo Chí Nga cho rằng, phát triển thành công máy bay J-20 thực sự là một bước tiến lớn của các kỹ sư hàng không Trung Quốc, nhưng chưa thể chạy đua với Hoa Kỳ được, Trung Quốc phải mất ít nhất là 25 năm liên tục phát triển từ tài chánh đến nhân lực mới chạy theo Hoa Kỳ được, nhưng trong thời gian 25 năm thì Hoa Kỳ lại mở một bước ngoạch mới, cho nên Trung Quốc không thể nào chạy đua với Hoa Kỳ được, theo Báo Nga tường trình.Trong nửa thế kỷ qua, họ từ là người học trò Nga đã phát triển lên thành những kỹ sư thực sự, những chuyên gia đẳng cấp thế giới, bắt đầu phát triển các trang bị hàng không vừa mang đặc sắc Trung Quốc vừa kết hợp các thành quả mới nhất của khoa học kỹ thuật quân sự thế giới.

Đây là thành tựu rõ ràng là đáng tự hào. Nhưng trên thực tế, trình độ của Trung Quốc còn có khoảng cách rõ rệt so với Mỹ và Nga, những nước có ngành chế tạo máy bay quân sự nổi tiếng.

Điều cần nêu ra là, từ khi máy bay nguyên mẫu được chế tạo cho đến khi bắt đầu sản xuất hàng loạt cần phải trải qua một thời gian khá dài. Ví dụ, ngay từ năm 1990, Mỹ đã cho bay thử máy bay F-22, nhưng phải đến 15 năm sau loại máy bay F-22 tốt nhất mới ra đời.

Báo chí Trung Quốc từng dẫn lời các nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng cho biết, không quân Trung Quốc hy vọng tiếp nhận lô máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên vào các năm 2018-2019

Nhưng xét tới kinh nghiệm quốc tế và đặc điểm thực tế của công nghiệp hàng không Trung Quốc, kỳ vọng này rõ ràng là quá lạc quan, mục đích là để cổ vũ tinh thần, chứ hoàn toàn chưa vượt qua được an toàn và kỷ thuật về những chiếc chiến đấu cơ, vì Hoa Kỳ phải mất 15 năm mới dám khẳng định chiếc F22 còn Trung Quốc mới trong 5 năm mà đã cho là thành quả, điều này đã cho các nhà quan sát quốc phòng thế giới không đáng lo ngại.

Dàn đại bác điện tử trên HKMH Hoa Kỳ

Theo nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, có lẽ sau 15 năm nữa (từ khi thử bay), tức là vào giữa thập niên 20 của thế kỷ này, J-20 của Trung Quốc mới có được khả năng chiến đấu thực sự. Cách tính như vậy là đã lạc quan và là thực tế nhất.Có quan điểm cho rằng, nhiệm vụ chủ yếu của J-20 là tấn công các mục tiêu mặt biển cỡ lớn. Điều này phản ánh mối đe dọa của Hàng Không Mẫu Hạm đa năng Mỹ đối với lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng theo Báo của Nga, hiện tại trên thế giới chưa có quốc gia nào có khả năng xâm phạm Chiến Hạm Hoa Kỳ, vì được phòng vệ dầy đặc.

Cho dù biên đội tấn công J-20 mang theo tên lửa chống hạm chiến thuật có thể cũng khó mà đối phó hiệu quả với hạm đội tàu sân bay khổng lồ của Mỹ. đó là chưa nói đến dàn hỏa tiển và các súng phòng không của Chiến Hạm Hoa Kỳ.

Nói chung, hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện có của hải quân Mỹ đủ khả năng ngăn chặn các tên lửa chống hạm chiến thuật hạng nhẹ và nặng của Trung Quốc, máy bay trên tàu sân bay của Mỹ cũng có thể đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc.

Hơn nữa, cho dù tên lửa chống hạm 150-250 kg của Trung Quốc có khả năng xuyên thủng mạng hỏa lực phòng thủ của tàu sân bay Mỹ, thì nó cũng không chắc chắn có thể gây sát thương chí mạng cho tàu chiến lớp 100.000 tấn.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt