Bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại Hà Hội 23-07-2010

Dưới đây là bài dịch lời phát biểu của bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton khi đến tham dự Hội Nghị Bộ Trưởng Các nước Đông Nam Á và phần lượt dịch các bản tin về lời phát biểu của bà ngoại trưởng Mỹ về vấn đề biển Đông

Bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại
Hà Nội, Việt Nam

Nguồn: http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/145095.htm

Ngày 23-07-2010

rp3
Bà ngoại trưởng Hillary Clinton đang ký biên bản kết thúc
Hội Nghị ARF tại Hà Nội ngày 23-07-2010

Ngoại trưởng Clinton: Thân Chào tất cả mọi người. Hôm nay tôi hoàn tất chuyến đi thứ năm của tôi đến châu Á kể từ khi trở thành ngoại trưởng của Hoa Kỳ. Hôm qua, tôi đến Việt Nam và tôi được vinh dự có mặt ở đây để kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao của hai nước Việt-Mỹ. Ngày hôm trước, tôi đã ở Seoul, đây là chuyến thăm thứ ba của tôi đến Nam Hàn với tư cách ngoại trưởng. Bộ trưởng (quốc phòng) Gates và tôi đã gửi thông điệp mạnh mẽ rằng 60 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, liên minh Mỹ – Nam Hàn vẫn mạnh mẽ, giúp bảo đảm hòa bình, an ninh và tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Và bây giờ tôi vừa hoàn thành hai ngày thảo luận cặn kẻ với các đồng sự ASEAN của tôi và với các yếu nhân khác, những người đã đến đây theo đuổi nỗ lực chung: tăng cường an ninh, thịnh vượng, và [tìm kiếm] cơ hội trên khắp châu Á.
Hôm qua, tôi tham dự cuộc họp hàng năm cấp bộ trưởng Hoa Kỳ – ASEAN, sau đó chúng tôi đã thảo luận về sự tham gia sâu rộng của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á và các cơ hội chúng ta nhìn về phía trước trên nhiều lãnh vực – từ đầu tư thương mại mở rộng, cho tới hợp tác nhiều hơn đối với hòa bình và an ninh, kết hợp các nỗ lực để đương đầu với những thử thách xuyên quốc gia, như biến đổi khí hậu, nạn buôn người, phổ biến vũ khí hạt nhân, và nhiều vấn đề khác.
Và hôm nay tôi đã tham dự cuộc họp hàng năm diễn đàn khu vực ASEAN lớn hơn để tiếp tục và mở rộng các cuộc thảo luận của chúng ta. Như tôi đã nói khi tôi tham dự diễn đàn này mùa Hè năm ngoái ở Thái Lan, chính phủ Obama cam kết sự tham gia sâu rộng và bền bỉ ở châu Á . Và như tôi đã thảo luận trong bài phát biểu tại Hawaii hồi mùa Thu năm ngoái, chúng tôi tập trung vào việc giúp tăng cường cấu trúc thể chế ở Châu Á Thái Bình Dương .
Trong 18 tháng qua chúng tôi đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, thông báo ý định của chúng tôi để mở một toà đại sứ và chỉ định một đại sứ ASEAN tại Jakarta, và đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN đầu tiên. Và chúng tôi đã theo đuổi những nỗ lực tiểu khu vực (sub-regional) mới như quan hệ đối tác mới ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào sự tiến triển đó, tôi chuyển đến các đồng sự của tôi sự quan tâm của chúng tôi trong việc tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vì nó đóng vai trò ngày càng tăng các thách thức trong thời đại chúng ta. Và tôi đã thông báo rằng Tổng thống Obama đã yêu cầu tôi đại diện cho Hoa Kỳ trong một khả năng thích hợp tại EAS năm nay ở Hà Nội để tiếp tục quá trình tham vấn với quan điểm về sự tham gia của người Mỹ hoàn toàn ở cấp tổng thống vào năm 2011. Thông qua các cuộc tham khảo, chúng tôi sẽ làm việc với các thành viên EAS để khuyến khích phát triển thành một nền tảng an ninh và thể chế chính trị cho châu Á trong thế kỷ này. Tổng thống cũng hướng tới việc chủ trì cuộc họp thứ hai của lãnh đạo Hoa Kỳ – ASEAN tại Hoa Kỳ vào mùa Thu tới.
Hôm nay chúng tôi thảo luận một số thách thức cấp bách trong đó có Bắc Hàn và Miến Điện. Tôi khuyến khích các đối tác và đồng minh tiếp tục thi hành đầy đủ và minh bạch Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 1874, và gây sức ép với Bắc Hàn thi hành nghĩa vụ quốc tế. Tôi cũng kêu gọi Miến Điện đưa ra các điều kiện cần thiết cho cuộc bầu cử đáng tin cậy, phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, đặc biệt là bà Aung San Suu Kyi, tôn trọng các quyền cơ bản của con người, và ngừng các cuộc tấn công chống lại các dân tộc thiểu số của họ. Và như tôi đã nói trong các cuộc họp ngày hôm nay, rất quan trọng để Miến Điện lắng nghe từ các nước láng giềng về sự cần thiết phải tuân theo các cam kết của mình, theo hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, để thực hiện các nghĩa vụ an toàn của IAEA và tuân theo Nghị quyết 1874 và 1718.
Chúng tôi cũng thảo luận một số chủ đề quan trọng khác như: biến đổi khí hậu, thương mại và hội nhập kinh tế, dân chủ và nhân quyền. Và tôi nắm lấy cơ hội cùng với một số đồng sự ASEAN và các đồng sự Diễn đàn Khu vực ASEAN để bắt đầu lập trường của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề quan tâm đến an ninh và thịnh vượng trong khu vực Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa].
Tôi muốn nói ngắn gọn quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn.
Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào. Trong khi Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ về các vùng đất, đảo, đá…(land features) trên Biển Đông, chúng tôi tin rằng các bên tranh chấp nên theo đuổi việc tranh chấp lãnh thổ của mình và các quyền đối với biển theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, việc đòi chủ quyền chính đáng đối với  Biển Đông nên chỉ bắt nguồn từ việc đòi chủ quyền hợp pháp với các đảo, đất, đá…trên biển (*).
Hoa Kỳ ủng hộ Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông của ASEAN – Trung Quốc năm 2002. Chúng tôi khuyến khích các bên đạt được sự thoả thuận quy tắc ứng xử hoàn toàn. Hoa Kỳ chuẩn bị tạo điều kiện cho các sáng kiến và các biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với tuyên bố. Bởi vì tất cả các bên tranh chấp và cộng đồng quốc tế rộng hơn đều quan tâm về việc thương mại không bị ngăn cản để tiến hành trong điều kiện hợp pháp. Tôn trọng lợi ích của cộng đồng quốc tế và những nỗ lực có trách nhiệm để giải quyết những khiếu nại chưa được giải quyết và giúp tạo ra các điều kiện để giải quyết các tranh chấp và giảm căng thẳng trong khu vực. Để tôi nói thêm một điểm về Công ước [Liên Hiệp Quốc] về Luật biển. Nó được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hai đảng tại Hoa Kỳ và là một trong những ưu tiên ngoại giao của chúng tôi trong năm kế tiếp là bảo đảm việc phê chuẩn ở Thượng viện.
Vì vậy, đây là một chương trình nghị sự rất đầy đủ với các cuộc thảo luận các vấn đề quan trọng thẳng thắn và hiệu quả. Chủ đề trong năm nay của chúng ta là: chuyển Suy Tư sang Hành Động. Và tôi nghĩ đó là bản tóm tắt hoàn hảo về những gì chúng tôi đang cố gắng để thông qua các thể chế này. Chúng ta có cùng suy nghĩ và các mục tiêu đầy tham vọng. Nhưng như mọi khi, thước đo sự thành công chính xác nhất của chúng tôi sẽ là, chúng ta chuyển từ suy nghĩ sang hành động tốt như thế nào bằng sự tiến triển vững chắc về các mục tiêu của chúng ta cho một tương lai tốt hơn. Và do đó, đã đến lúc chúng ta hành động và cho tôi nhận một số câu hỏi của quý vị.


(Phần kế tiếp là các phóng viên đặt câu hỏi cho bà Hillary Clinton)


NT dịch


Chú thích: (*) Phần này có lẽ bà Hillary Clinton ám chỉ Trung Quốc, việc đòi hơn 80% diện tích Biển Đông là không chính đáng (legitimate).

Báo chí và cơ quan truyền thông quốc tế đưa tin về bà Hillary Clinton đến dự Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ở Hà Nội

Tin AP: Bà Clinton tuyên bố Hoa Kỳ quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông (source – http://www.foxnews.com/world/2010/07/23/clinton-claims-national-resolving-south-china-sea-disputes/)
HÀ NỘI , Việt Nam (AP ) – Chính phủ Obama hôm thứ Sáu tấn công vào việc tranh chấp lãnh thổ trên các hòn đảo ở Biển Đông, tuyên bố quyết định của Ngoại Trưởng Clinton là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ, hành động này có thể chọc tức Trung Quốc.
Tại một diễn đàn an ninh khu vực ở Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Rodham Clinton cho biết, Washington đã lo ngại các tuyên bố mâu thuẫn trên các chuỗi đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây trở ngại cho thương mại hàng hải, cản trở việc đi lại trên vùng biển quốc tế trong khu vực, phá hoại luật biển của Liên Hiệp Quốc.
“Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia” trong việc giải quyết các tranh chấp, bà nói. “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần áp bức. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.
Bà Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không hỗ trợ bất cứ nước nào đang tranh chấp các hòn đảo nhưng ý kiến của bà sẽ làm cho Trung Quốc tức giận, nước vẫn cho là có chủ quyền ở Biển Đông, và khẳng định sẽ xử lý tranh chấp trực tiếp với các nước tranh chấp khác không theo luật quốc tế (international arena).
Bà cho biết, Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với tất cả các bên, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines, để giúp đàm phán chấm dứt những tranh chấp.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không có bình luận ngay lập tức về những nhận xét của Clinton nhưng các viên chức Hoa Kỳ có mặt tại cuộc họp cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì lặp đi lặp lại lập trường lâu dài của Bắc Kinh rằng những tranh chấp không nên “quốc tế hoá”.
Xung đột lãnh thổ ở Biển Đông thỉnh thoảng nổ ra các cuộc đối đầu vũ trang, mặc dù Trung Quốc và các nước tranh chấp khác đã tìm cách giải quyết sự khác biệt một cách hòa bình thông qua quy tắc ứng xử (COC) năm 2002 (*).
Lực lượng Trung Quốc chiếm giữ phía Tây Hoàng Sa từ tay Việt Nam vào năm 1974 và đã đánh chìm ba tàu hải quân Việt Nam trong một trận hải chiến năm 1988. Các bên vẫn chưa phân ranh giới biên giới biển và nhiều người Việt Nam vẫn còn nghi ngờ Trung Quốc.
Cùng với ngư trường phong phú, khu vực này được cho là có trữ lượng dầu lửa và khí tự nhiên rất lớn. Các nhóm đảo cũng nằm trên các tuyến đường biển bận rộn và có nhiều dầu lửa và các nguồn tài nguyên khác thúc đẩy Trung Quốc mở rộng kinh tế nhanh.


Chú thích: (*) Năm 2002, Trung Quốc ký với ASEAN “Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên Biển Đông”, không phải “Quy tắc ứng xử”.

Yahoo News: Vì sao bà Clinton quan tâm nhiều hơn đến chuỗi đảo châu Á?
(Source:
http://news.yahoo.com/s/atlantic/whyclintoncaressomuchaboutanasianislandchain443)

Max Fisher
23-07-2010

WASHINGTON , DC – Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton làm cho Hoa Kỳ tham gia vào một tranh chấp quốc tế phức tạp về một chuỗi các hòn đảo ở Biển Đông. Trung Quốc và các nước châu Á lân cận từ lâu tuyên bố là những nước kiểm soát các đảo có vị trí chiến lược. Phát biểu tại một cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ở Hà Nội, Việt Nam, bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Đây là những gì đang xảy ra, tại sao nó quan trọng, và những gì có thể xảy ra kế tiếp, theo các nhà báo và các chuyên gia:
– Chương trình nghị sự hung hăng của Trung Quốc: Ông Mark Landler, báo New York Times giải thích: “Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã đối chọi với các nước Đông Nam Á trong việc kiểm soát khoảng 200 đảo nhỏ, đá và các mũi cát nhô lên trên vùng biển này. Tham vọng trên biển của Trung Quốc đã mở rộng cùng với sức mạnh quân sự và kinh tế. Từ lâu, họ đã đòi chủ quyền các hòn đảo trên Biển Đông là vì ở đó có rất nhiều dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Và họ đã thông báo cho các viên chức Mỹ rằng họ sẽ không cho phép sự can thiệp của nước ngoài vào vùng biển ngoài khơi bờ biển Đông Nam của họ, mà họ xem như ‘lợi ích cốt lõi’ về chủ quyền”.
– Bà Clinton không ủng hộ bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng Trung Quốc vẫn bực bội: Nhà báo Cara Anna của báo AP viết: “Bà Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không ủng hộ việc tranh chấp của bất kỳ nước nào đối với quần đảo nhưng lời bình luận của bà sẽ làm Trung Quốc tức giận, nước duy trì chủ quyền trên Biển Đông, và khăng khăng giải quyết tranh chấp trực tiếp với các bên tranh chấp khác, không theo luật quốc tế (international arena)”.
– Xây dựng sự hợp tác khu vực Thái Bình Dương: Nhà báo Jam Solomon thuộc báo Wall Street Journal giải thích chương trình nghị sự của Hoa Kỳ: “Chính phủ Obama đang làm việc nhằm thiết lập một cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia châu Á về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Hoa Kỳ, như là một quốc gia ở Thái Bình và cường quốc thương mại, đã ngày càng tăng mối quan ngại về cạnh tranh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông… Việc tranh chấp đã gây ra các mối lo ngại rằng quân đội Trung Quốc ngày càng mạnh có thể tìm kiếm sự thống trị các vùng biển châu Á”.
– Trung Quốc mở rộng hải quân về lâu dài: ông Robert Kaplan viết trên Foreign Affairs về mục tiêu của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là, sử dụng lực lượng hải quân và ảnh hưởng của họ để mở rộng phạm vi ảnh hưởng vượt ra ngoài khu vực Đông Á. “Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh hơn ở nước ngoài, chủ yếu thông qua hải quân của họ. Trung Quốc, sở hữu bờ biển dài khoảng 9.000 dặm với nhiều bến cảng tự nhiên thuận tiện, là một cường quốc cả trên bộ lẫn trên biển. Tầm với của Trung Quốc kéo dài từ Trung Á, với tất cả sự giàu có về khoáng sản và dầu khí, cho tới các đường vận chuyển quan trọng ở Thái Bình Dương”.
– Hâm nóng quan hệ Việt – Mỹ: Theo các bản tin của Jonathan Adams, AOL News, kết quả của bước đi của bà Clinton: “Quan hệ giữa hai nước đã từng là kẻ thù cay đắng đang nóng lên. Quan hệ giữa hai nước đang hướng về phía trước tốt hơn, xích lại gần hơn do có cùng mối quan tâm về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như mong muốn mở rộng thương mại và đầu tư. Nhưng bà Clinton cũng nêu ra mối quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam, nhấn mạnh vẫn còn sự khác biệt lớn giữa Washington và độc tài Hà Nội, đất nước do Đảng Cộng sản kiểm soát, trong đó bất đồng quan điểm bị giới hạn rất nhiều”.

 

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt