Bầu cử Tổng Thống và Hai Viện tại Hoa Kỳ

Bầu cử ngày 06/11/2012 tại Hoa Kỳ gồm bầu Tổng Thống, bầu Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ… Ghế Tổng Thống chạy đua vào Bạch Cung giữa đương kim Tổng Thống Barack Obama và cựu thống đốc tiểu bang Massachusettes, Mitt Romney với kết quả: Tổng thống Barack Obama thắng cử thêm 4 năm nữa, trở thành tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nhiệm kỳ (2012-2016). Chiến thắng của Obama là chiến thắng lớn về cả hai mặt cử tri và đại cử tri: Cử tri tín nhiệm Obama trên toàn nước Mỹ là 60,861835 (50%) đối với Mitt Romney là 57,947338 (48%). Đại cử tri là 303 so với Mitt Romney là 206.

“Tại Mỹ một quốc gia tự do, một người da màu gốc châu Phi có thể làm Tổng Thống. Trong khi tại Việt Nam nước độc tài cộng sản, một người Việt Nam chân chính muốn yêu nước bị bỏ tù”

Sinh hoạt dân chủ ở Mỹ

Chính trị Mỹ là chính trị dân chủ gồm ba cơ quan quyền lực ngang nhau Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp:

Toà Quốc Hội Hoa Kỳ

Lập Pháp: Gồm hai viện, Thượng Viện (Senate) và Hạ Viện (House of Representatives). Thượng viện gồm 100 Thượng Nghị Sĩ (TNS) mỗi tiểu bang Hoa Kỳ bầu 2 TNS. Hạ Viện gồm có 435 Dân Biểu và Chủ Tịch hạ Viện còn gọi là Phát Ngôn Viên Hạ Viện (House Speaker) sẽ là nhân vật số 3 của Hoa Kỳ sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Cách tổ chức của Thượng Viện  đứng đầu bởi Chủ Tịch Thượng Viện là đương kim Phó Tổng Thống, một TNS lãnh đạo đảng có số TNS đông hơn ở Thượng Viện gọi là  TNS lãnh đạo đa số Thượng Viện (Majority Leader of Senate) và một TNS lãnh đạo thiểu số ở Thượng Viện (Manority Leader of Senate) và ở dưới là lãnh đạo các khối chuyên môn như Tài Chánh, Quốc Phòng, Thuế Khoá, Ngoại Giao, Di Cư v.v…

Cách tổ chức Hạ Viện cũng tương tự như Thượng Viện gồm có một chủ tịch Hạ Viện được bầu từ khối đa số (Majority of the House of Presentatives), và một dân biểu lãnh đạo khối thiểu số (Manority of the House of Presentative) và ở dưới có các khối đặc trách phần vụ chuyên môn….

Toà Bạch Ốc

Hành Pháp: Đứng đầu ngành Hành Pháp là Tổng Thống có quyền hạn:

Tổng thống là người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ và là tổng tư lệnh quân lực. Tổng thống, theo Hiến pháp, có trách nhiệm “đôn đốc việc tuân thủ luật pháp”. Để thực thi chức trách này, tổng thống điều hành ngành hành pháp của chính quyền liên bang, một guồng máy khổng lồ với khoảng 4 triệu nhân viên, kể cả 1 triệu binh sĩ đang phục vụ trong quân đội. Tổng thống còn có quyền lực đáng kể trong các lĩnh vực tư pháp và lập pháp. Bên trong ngành hành pháp, tổng thống được Hiến pháp dành cho nhiều quyền lực để điều hành công việc quốc gia cũng như bộ máy chính quyền liên bang, cũng có quyền ban hành sắc lệnh về các sự vụ quốc nội.

Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật đã được Quốc Hội thông qua. Tổng thống có thể bị luận tội bởi đa số dân biểu ở Hạ Viện và bị truất phế bởi đa số 2/3 tại Thượng Viện vì những cáo buộc như “phản quốc, hối lộ hoặc những trọng tội và hành vi bất chính khác”. Tổng thống không thể giải tán quốc hội hoặc tổ chức các cuộc bầu cử đặc biệt, nhưng có quyền ân xá những người bị buộc tội theo luật liên bang, ban hành sắc lệnh hành pháp và bổ nhiệm (với sự chuẩn thuận của Thượng viện) thẩm phán Tối Cao Pháp Viện và Thẩm Phán Liên Bang.

Trụ sở của Hành Pháp tại Toà Bạch Ốc còn gọi là White House. Dưới có các bộ trưởng và ban tham mưu điều hành nền Hành Pháp nước Mỹ.

Trụ Sở Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ

Tư Pháp: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (United States Department of Justice hay viết tắt là DOJ) là một  nội các trong Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thi hành luật pháp, bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ theo luật pháp, bảo đảm làm sao việc thực thi luật pháp một cách công bằng và không thiên vị cho tất cả người Mỹ.

Ba ngành Lập Pháp-Hành Pháp và Tư Pháp của Hoa Kỳ có quyền hạn độc lập ngang nhau để không có tình trạng lạm quyền và độc quyền tiến tới độc tài.

Thông thường một đạo luật được đưa ra phải thông qua Hạ Viện, sau đó thông qua Thượng Viện và Lập Pháp ban hành đạo luật chuyển qua Hành Pháp để thi hành. Lập Pháp quan sát đàn hạch việc làm của Hành Pháp khi cần, và nếu vi hiến thì Tư Pháp phải xử tội.

Vậy cuộc bầu của năm nay có thuận lợi cho việc Barack Obama thực hiện trong những ngày tới không?

Năm 2008, Khi Barack Obama của đảng Dân Chủ thắng cử vào toà Bạch Ốc thì ỡ Điện Capital đảng Dân Chủ cũng là số đông ở Thượng và Hạ Viện. Sau đó hai năm, 2010, có cuộc bầu lại Hạ và Thượng Viện thì đảng Dân Chủ mất quyền kiểm soát Hạ Viện, số đông dân biểu tại Hạ Viện đều là đảng Cộng Hoà, cuộc hành trình của Obama vất vã từ đó vì những đề nghị của phía Hành Pháp khó thông qua ở Quốc Hội. Cho nên những cải cách của Tổng Thống Obama từ năm 2010 đến nay đều gặp bất trắc.

Cuộc bầu cử ngày 06/11/2012 vừa qua ở Thượng Viện  đảng Dân Chủ thắng 8 ghế, 53 ghế Dân Chủ so với 45 ghế của đảng Cộng Hòa đây là một thuận lợi cho TT Obama ở Thượng Viện. Tuy nhiên ở Hạ Viện có khá hơn năm 2010 nhưng vẫn còn thua 40 ghế tức là 193 ghế dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 233 ghế dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa. Đây là một điều khó khăn mà TT Obama sẽ gặp trong những ngày tới.

Trước hiện tình như thế, TT Obama phải điều đình và vận động thật giỏi mới thông qua những chương trình hành động của mình…chúng ta thường nghe cuộc bỏ phiếu vừa qua là cuộc bỏ phiếu cho “kinh tế” chủ yếu là công việc làm “jobs”…muốn kích thích kinh tế phải có tài chánh và trước hết phải thông qua quốc hội. Quốc Hội là cửa ải đầu tiên phải vượt qua, sau đó lên Thượng Viện vượt qua cửa ải thứ hai mới được quyền thi hành.

Từ năm 2008-2012 là nhiệm kỳ đầu của Obama, đảng Cộng Hòa muốn tranh ghế Tổng Thống trong mùa bầu cử 11/2012, thì phải trì hoãn sự phát triển kinh tế của Obama (game này dân phải còn thất nghiệp) nhưng hai đảng húc nhau thì dân chết. Mặc dù vậy, ghế Tổng thống đảng Dân Chủ năm nay Obama vẫn thắng lớn. Từ năm 2012-2016 là nhiệm kỳ cuối cùng của Tổng thống Obama và ông không được ra tranh cử nữa, Joe Biden cũng già chắc về hưu nên đảng Dân Chủ  phải đưa một nhân vật mới và nhân vật này không ảnh hưởng gì đến Obama. Cho nên trong những ngày tới hy vọng đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện không làm khó Obama nữa, mà vì quốc kế dân sinh tạo điều kiện cho TT Obama đưa kinh tế nước Mỹ lên nhanh hơn. Đã đến lúc hai đảng phải ngồi lại để cứu kinh tế nước Mỹ vốn đã ì ạch khá lâu.

Nhận định của trang nhà vietquoc.org

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt