18 ngàn tàu đánh cá Trung Cộng đang có mặt tại Biển Đông

Một tàu cá của Trung Cộng chuẩn bị đến Trường Sa hôm 6/5/2013

Nhật báo Bưu điện Hoa nam tại Hồng Kong hôm 5/9 cho biết hiện có 18,000 tàu cá Trung Cộng có mặt ở biển Đông, và cho rằng việc này có thể sẽ gây căng thẳng về quyền đánh cá với ngư dân các quốc gia Đông Nam Á.
Theo tờ báo này thì việc hàng chục ngàn tàu đánh cá Trung Cộng tràn xuống biển Đông như vậy đã trở thành một hành động hàng năm của Bắc Kinh, tiếp theo lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của nước này được chấm dứt vào ngày 16 tháng Tám.

 

Ngay trong ngày 16 tháng Tám, một nghị sĩ Philippines là ông Gary Alejano, trích nguồn tin quân sự của Phi cho biết là tàu cá Trung Cộng với sự hộ vệ của tàu hải giám đã đuổi ngư dân Phi ra khỏi khu vực đánh cá xung quanh đảo Thị tứ, mà Manila đang kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa.

Các tàu đánh cá của Trung Cộng xuất phát từ đảo Hải Nam, được các tàu hải giám và hải quân của Bắc Kinh hộ tống.

Một ngư dân Trung Cộng nói với tờ Bưu điện Hoa Nam rằng không có gì phải lo ngại chuyện đụng chạm với ngư dân các nước khác vì đã có chính quyền Trung Cộng bảo vệ.

Không những tăng cường hoạt động ở Biển Đông, hàng trăm tàu đánh cá Trung Cộng từ tỉnh Triết Giang cũng bắt đầu tràn ra vùng biển Hoa Đông.

Điều này làm cho lực lượng tuần duyên Nhật Bản phải tăng cường hoạt động ngăn ngừa tàu Trung Cộng tràn vào khu vực quần đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Hồi năm ngoái có gần 300 tàu cá Trung Cộng được tàu biên phòng nước này đi kèm đã đi vào vùng 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku. Việc này đã làm cho Bộ ngoại giao Tokyo triệu Đại sứ Trung Cộng tại Nhật để phản đối.

Hiện chưa thấy có va chạm nào giữa tàu cá Trung Cộng với Việt Nam, nhưng hồi tháng Năm vừa qua khi Trung Cộng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên gần hết Biển Đông, Hà Nội cũng đã ra tuyên bố phản đối.

Tin RFA

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt