“Bauxite” Cơn Mê Bắc Thuộc Lần Thứ 5?

Thư của ông Giáo Già tị nạn CSVN, một lá thư cần đọc

“Bauxite” Cơn Mê Bắc Thuộc Lần Thứ 5?

GIÁO GIÀ

Ngày 18-2-2009

H,

Hôm qua, ngày 17-2-2009, kỷ niệm 30 năm ngày Trung Quốc xua quân tràn qua biên giới phía Bắc, tiến hành cuộc xâm lăng Việt Nam, trước sự bất ngờ không chỉ của Cộng sản Việt Nam [CSVN] mà còn chung cho dư luận thế giới, chỉ với một lý do đơn giản là Ðặng Tiểu Bình, lãnh tụ cầm quyền Trung Quốc lúc đó, muốn dạy cho CSVN một bài học, mà hệ quả là cả thầy lẫn trò đều thảm bại như nhau, khiến cuộc chiến trở nên bất thường; vì 30 năm sau cuộc chiến, chưa có một số liệu chính thức nào được công bố về con số tử vong của cả hai bên.

TQTP

Theo ông Peter Worthing, tác giả cuốc “Lịch sử quân sự Trung Quốc đương đại”, thì trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, đã có từ 25 đến 63 ngàn lính Trung Quốc thiệt mạng và từ 20 đến 62 ngàn bộ đội Cộng sản Việt Nam tử trận. Ngoài ra, phóng viên hãng tin Anh Reuters, nhân chuyến đi lên Lạng Sơn đã ghé thăm nghĩa trang Liệt Sĩ, nơi chôn cất hàng trăm bộ đội Cộng sản Việt Nam đã tử trận trong các cuộc chiến tranh, nhận thấy bên cạnh một số mộ bia ghi rõ chết trong cuộc chiến chống Mỹ, hay chống Pháp, có rất nhiều tấm bia chỉ ghi “Bảo Vệ Tổ Quốc”, nên nhà báo cho rằng điều này ám chỉ đây là những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Trung-Việt nổ ra cách nay đúng 30 năm.

Theo Cụ Trần Trọng Kim, trong cuốn “Lịch sử Việt Nam”, thì trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn lần bị Bắc thuộc. Ðến nay, trước tham vọng của Trung Quốc, sau khi Mao Trạch Ðông chiếm được Hoa Lục, nắm đầu Hồ Chí Minh trong tham vọng nhuộm đỏ Việt Nam, áp chế Võ Nguyên Giáp trong trận chiến Ðiện Biên Phủ, và gần đây Hồ Cẩm Ðào siết cổ các tên lãnh đạo hàng đầu CSVN như Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng… thì đất nước Việt Nam đang lâm vào cơ nguy Bắc Thuộc Lần Thứ Năm(?)với những trận chiến vừa làm chảy máu Việt Nam (bleeding strategy), vừa làm cạn kiệt tài nguyên Việt Nam, vừa làm băng hoại nguồn sống dân tộc Việt Nam, vừa diệt chủng sắc dân thiểu số bất hạnh trên cao nguyên…

TTKChỉ tính từ năm 1974, một năm trước khi cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, cho đến khi kết thúc Hiệp định Biên giới Trung-Việt cuối năm 2008, Trung Quốc đã có ba lần ra quân đánh Việt Nam [không kể một số lần đánh nhỏ] theo thứ tự thời gian được ghi lại như sau:

1. Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, cho đến nay dư âm vẫn còn gây nhức nhối cõi lòng từng con dân Việt.

2. Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trên bộ, mở màn bằng những cuộc pháo kích dữ dội xuống một số địa điểm dọc biên giới dài 1,400 cây số giữa hai nước [tin Thông Tấn Xã AFP]. Sau đó, cho binh sĩ tiến sâu vào nội địa Bắc Việt vài chục cây số, chiếm quyền kiểm soát một số thị trấn, đáng kể nhứt là Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, chiếm một số điểm cao chiến lược dọc biên giới ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Ðịnh (tỉnh Lạng Sơn); phá huỷ cơ sở vật chất, tàn sát dân cư, trước khi rút lui một tháng sau đó, vào ngày 16 tháng 3. Ngoài ra, cũng nên kể đến những lần đánh nhỏ hơn [1984…], bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộc chiến 1979, liên tục cho đến năm 1988…; để đến cuối năm 2008 kết thúc Hiệp định Biên giới, những cột móc được hai bên “cựu thù” cắm xuống, cho tất cả thành lãnh thổ Trung Quốc mà không phải tốn thêm viên đạn xâm lược nào nữa.

3. Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận các đảo do CộngTD sản Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Mặt khác, trên quần đảo Trường Sa, sau năm 1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các bãi đá ở gần vị trí đóng quân của Cộng sản Việt Nam như Én Ðất (Eldad Reef) và Ðá Ba Ðầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đó chiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippine năm 1995…; để gần đây trắng trợn hơn nữa là cho thiếp lập huyện Tam Sa, thuộc đảo Hải Nam, trực tiếp cai trị cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bất kể mọi tranh chấp quốc tế đang giành chủ quyền trên một số đảo nhỏ quanh hai quần đảo có nhiều tài nguyên thiên nhiên này.

Củng cần biết thêm là các cuộc thăm dò dư luận ở Trung Quốc cho thấy Cộng sản Việt Nam cùng với Mỹ và Nhật Bản là ba nước bị người Trung Quốc ghét nhất trên thế giới [tin BBC ngày 17-2-2009 – bài viết của Tiến sĩ Alexander Vuving]. Phải chăng vì vậy mà trước dư luận quốc tế Bắc Kinh từ chối đề cập đến cuộc tấn công Việt Nam cách nay 30 năm, chỉ để bà Khương Du, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với báo chí rằng “Bắc Kinh chủ trương quên đi quá khứ để chú tâm đến tương lai”; trong khi Cộng sản Việt Nam gục đầu im lặng, chẳng những không dám tưởng niệm lại còn bịt miệng các cơ quan truyền thông, như một tội phạm lịch sử không còn lời để nói; khiến một thế hệ thanh niên Việt Nam lao về biên giới để bảo vệ lãnh thổ, từng được ca ngợi là những những anh hùng dân tộc, để rồi 30 năm sau không được các nhà lãnh đạo hai bên nhắc tới; không được các bài học lịch sử của học sinh nhắc tới; những nạn nhơn bị tàn sát trong cuộc chiến và thân nhơn của họ cũng không được quyền nhắc tới, những người khác và cả báo chí cũng không được quyền nhắc đến họ, như thể họ chưa hề tồn tại, như sự tồn tại của một sự phản bội(!) cho dầu sự phản bội đó còn được ghi lại rành rành qua chứng tích của một nghĩa trang:

Giờ đây, chỉ mới mấy năm đầu thiên niên kỷ mới, một trận chiến xâm lược mới của Trung Quốc ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại xảy ra, tưởng như êm thắm, nhưng lại vô cùng quyết liệt, vì nó là trận chiến vừa xâm lăng vừa diệt chủng, qua “quặng mỏ Bauxite”, được chính người cầm đầu Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam coi là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước. Ðúng vậy, ngày 04-02-2009, trong một cuộc họp báo diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước”.

Nhìn thẳng vào vấn đề, trong bài viết “Trung Quốc: Những Mắc Xích Tiến Chiếm Việt Nam?” Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, một chuyên viên có thẩm quyền về môi sinh đã không ngần ngại nói:
“Trung Quốc từ hơn 30 năm qua (không kể trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975), đã và đang chuyển mình tiến về Ðông Nam Á. Và Việt Nam là một trong những thí điểm lớn để cho tư bản Trung Quốc định cư cùng với những ảnh hưởng chính trị và quân sự để thực hiện mộng bá quyền nước lớn và thôn tính vùng Ðông Nam Á cùng biển Ðông… với các mắc xích có thể kết nối 7 sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Ðó là:
1. Công trình xây dựng xa lộ Trường Sơn,
2. Mở rộng đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Ðông qua thị xã Ðồng Hới,
3. Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất,
4. Dự án quốc tế giữa Trung Quốc, Lào, và Thái Lan trong việc khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tải nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy,
5. Thiết lập xa lộ nối liền thành phố Nam Ninh và Hà Nội,
6. Miễn hộ chiếu cho người Trung hoa vào tận mũi Cà Mau,
7. Dự án khai thác quặng bauxite ở vùng Tây nguyên (Cao nguyên)”.

Chỉ riêng đề cặp tới chuyện bauxite mọi người phải cảnh giác, phải hỏi tại sao Trung Quốc có mỏ bauxite mà nó không khai thác, tại sao nó lại đóng cửa 100 mỏ bauxite trên lãnh thổ của nó để đi qua Việt Nam khai thác mỏ bauxite của Việt Nam?

BXCâu hỏi sẽ được tuần tự trả lời khi nghe tin được Gia Minh, phóng viên RFA, phát đi ngày 18-2-2009, cho biết: “Dak Nông là địa bàn có đến bốn dự án trong tổng thể kế họach khai thác quặng này… Theo ý kiến của giới khoa học thì việc khai thác bauxite đó sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường thiên nhiên, không gian văn hoá của vùng… Một học sinh cấp ba chứng kiến những thay đổi tại địa phương, nói lên quan sát của bản thân: ‘Ðang làm đất bằng phẳng để làm mặt bằng. Ðất lấy từ dân làm rẫy trồng cà phê, tiêu, điều… thấy có ô nhiễm.”

Theo lời Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: “Dự án khai thác bauxite đòi hỏi một lượng điện năng khổng lồ và nguồn nước thật dồi dào, chưa kể đến nguy cơ môi trường trước mắt là không khí bị ô nhiễm, môi trường nước cũng bị ô nhiễm do bùn “đỏ” trôi theo đường nước đi vào sông Ðồng Nai, nguồn nước chính dự trù cho việc khai thác nầy. Nguy hiểm nhất là bùn đỏ sẽ chiếm lĩnh một diện tích vô cùng to lớn và hệ sinh thái chung quanh hoàn toàn bị hủy diệt, cùng vùng đất khai thác và vùng đất chứa bùn đỏ bị hoang hoá hoàn toàn”.

Và một bản tin khác của Thiện Giao, cũng là phóng viên RFA, cùng phát đi ngày 18-2-2009 nói rằng: “Không có 1 lý do đủ thuyết phục là tại sao phải khai thác bauxite tại Việt Nam để bán cho Trung Quốc”. Bởi làm sao thuyết phục được khi nhìn chung mọi người đều thấy có ít nhứt 5 cớ lý rõ ràng:

1. Trung Quốc sợ ô nhiễm môi trường của nước nó, vì trong thời gian qua nạn ô nhiễm đang làm nó mắc nghẹn khi liều lĩnh phát triển kinh tế bất kể những di hại về môi trường. Nó sợ dân nó bịnh, dân nó chết, dân nó phản đối, và cả thế giới cũng phản đối…

2. Ô nhiễm môi trường Việt Nam càng có lợi cho nó, vì dân Việt Nam chết mà nó không bị mang tiếng giết, như giết bằng súng đạn trên chiến trường…; đặc biệt là diệt chủng các sắc dân thiểu số mà không bị mang tiếng như tên đồ tể Pol Pot của Miên…

3. Trong giai đoạn đầu khai thác bauxite, nó đưa cấp chỉ huy quân đội và chuyên viên vào Việt Nam để nghiên cứu địa hình địa vật, nghiên cứu tại chỗ các khía cạnh cần thiết cho những lợi ích quân sự, kinh tế, xã hội… các yếu tố cần thiết cho cuộc chiếm đóng, đô hộ… và khai thác tài nguyên lâu dài. Nó tiến hành ngay các cuộc nghiên cứu các đường vận chuyển chiến thuật và chiến lược cho tương lai tràn xuống phía Nam Thái Bình Dương, khống chế eo biển Malacca, nối liền Ấn Ðộ Dương… thỏa mãn mộng bá quyền…

4. Trong ngắn hạn, nó giải quyết nạn thất nghiệp đang là cơ nguy cho cuộc khủng hoảng nhơn dụng tại đất nước nó, khi các nhà máy đang nối tiếp nhau đóng cửa, công nhơn tràn về quê cũng không có việc làm, một số lớn không có đất canh tác, một số lớn khác không quen nghề nông khi đã bỏ nông thôn ra thành làm việc trong các xí nghiệp, và cũng không kham nỗi nếp sống cơ cực buồn chán ở nông thôn… Chính vấn nạn nầy cho thấy tính nô lệ đến phải đi bằng đầu gối của Nguyễn Tấn Dũng khi công nhơn Việt Nam bị thất nghiệp không chịu dùng lại đi mướn công nhơn đang thất nghiệp ở bên Tàu…

5. Phá nát Tây nguyên để diệt hết các sắc dân thiểu số ở Tây nguyên, một cuộc diệt chủng tinh vi, để sau đó tràn xuống duyên hải, tràn xuống đồng bằng, đô hộ Việt Nam, khiến người Việt không còn đường thoát, không còn chỗ lập căn cứ kháng chiến phục quốc trong tương lai [như tiền nhơn], dầu ngắn hay dài nhiều thế kỷ, như các lần Bắc thuộc trước…

Bài toán Trung Quốc sẽ được giải, khi giải xong bài toán “cầm quyền Việt Nam” bằng Dân Chủ Hóa Việt Nam, bằng chuyển hóa cấp lãnh đạo Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chấm dứt độc đảng độc tài, thực hiện nền Dân Chủ Pháp Trị, cho một thế hệ cầm quyền mới tiến lên lãnh đạo Việt Nam qua một cuộc bầu cử tự do, có sự tham dự của mọi từng lớp dân chúng và sự giám sát quốc tế…

Ðó là chuyện đường dài. Trong cấp thời, chuyện dễ làm nhứt là tẩy chay hàng hóa của Trung Quốc cho kinh tế Trung Quốc lụn bại thêm, cho xã hội nó bị xáo trộn, cho nó điên đầu giải quyết chuyện nội trị, cho Tây Tạng được độc lập, cho các lãnh thổ khác cũng được độc lập, cho toàn Hoa lục bị phân xé như thời Xuân Thu Chiến Quốc… và cho Việt Nam cũng thoát khỏi tầm nhìn “đô hộ” của “Ðại Hán”…

Chuyện dễ ai cũng có thể làm được là xin mọi người thôi đừng ham đồ rẻ, cứ thấy hàng “Made in China” thì đừng mua, đã lỡ mua rồi thì đem ra tiệm trả lại, càng trả lại nhiều nó càng mau chết… Xin làm ngay đừng chần chờ nữa.

Trở lại San Jose, một chuyện cũng không khó làm nữa là chuyện dùng Dân Chủ Pháp Trị bãi nhiệm Madison Nguyễn trong cuộc bầu cử ngày 3-3-2009 tới đây, đang được thế hệ trẻ hướng dẫn và chủ động thực thi, khiến sự vùng vẫy của Madison Nguyễn và đồng bọn càng lúc càng đi tới chỗ tuyệt vọng, vì mọi chiêu thức được chúng tung ra đều mang lại cho chúng quá nhiều thiệt hại, mà hai thiệt hại thấy rõ và gần nhứt là:

1. Khán giả chương trình truyền hình SBTN đã bày tỏ sự bất mãn khi thấy chương trình phát tuyến ngày 14-2-2009 ở San Jose đã cố tình cắt bỏ đoạn biểu dương LITTLE SAIGON trong cuộc diễn hành đầu Xuân VSF trên đường Market, thành phố San Jose, ngày 8-2-2009. Sự bất mãn không dừng lại ở chỗ than phiền, mà phải đưa tới hành động cụ thể đánh thẳng vào nguồn lợi của SBTN. Các khách hàng của SBTN bị “bịt mắt bịt miệng” phải liên lạc với SBTN tuyên bố tẩy chay SBTN, yêu cầu chấm dứt ngay hợp đồng thuê mướn SBTN, đòi tiền lại, cho tới khi cơ quan hay người đại diện SBTN ở San Jose bị thay thế và cam kết tôn trọng khán giả, cam kết tự hậu không còn “bịt mắt, bịt miệng” bất cứ đoạn phát ngôn và phát hình nào của SBTN nữa.

madison2. Cử tri đơn vị 7 đã có hành động ngoạn mục đối với tội phạm Madison Nguyễn khi trực diện cuộc vận động của y thị, trong cuộc “xuống đường xin phiếu ‘no’” trong ngày Chúa Nhựt, 15-2-2009, vừa qua. Tin được đưa VNNB phát hình và đưa lên Internet cho thấy Thị trưởng Chuck Reed mặc áo mưa đội mũ cùng mầu xanh đi với Madison Nguyễn mặc áo trắng đội mũ trắng, cùng bè lũ nhếch nhác, đến các nhà dân để xin ủng hộ đã phải chứng kiến một cảnh nhục nhã chưa từng có: Thị trưởng Chuck Reed đến nhà dân, gọi cửa, dân không mở, không thèm tiếp, để Reed lúng túng nhét giấy dưới cửa rồi quay đi. Có nhà còn nghe rõ câu nói “No, sorry man!” của 1 phụ nữ chủ nhà người bản xứ. Có nhà, người đứng bên trong nói ra chớ cương quyết không mở cửa. Có người ra còn có con chó giữ nhà đi theo…

Tất cả đưa tới câu kết luận của VNNB rằng: “Ðoạn đường chông gai mà NV Madison Nguyễn và những người ủng hộ cô sẽ phải đi qua trong hai tuần lễ nữa không phải là ngắn và nếu kết quả của những bước chân vận động của Thị trưởng Chuck Reed, NV Madison Nguyễn và những người ủng hộ cô từ nay cho đến ngày 3-3-2009 chỉ là sự lập lại của những bước chân vận động như trong lần này mà VNNB đã thu thập vào ống kính thì khó ai có thể tin được rằng sau ngày 3/3 tới đây nữ NV Madison Nguyễn sẽ có thể tiếp tục ngồi vào chiếc ghế nghị viên đơn vị 7 của thành phố San Jose, thành phố lớn đứng hàng thứ 10 về dân số tại Hoa Kỳ”.

Bản sao của Ðộc Tài Pháp Trị nơi quê nhà không cách gì có thể thực hiện được ở hải ngoại qua con gà đá Madison Nguyễn; và cuộc xâm lăng bằng “Bauxite” của Trung Quốc cũng sẽ chỉ là cơn mê Bắc Thuộc Lần Thứ Năm(?) đè lên dân tộc Việt. Nếu sự suy sụp của Madison Nguyễn đang được tính từng ngày thì sự suy sụp của Trung Quốc cũng đang được tính bằng thời gian ngắn của thập niên; đồng nhịp với sự sụp đổ của bọn gian nhơn độc đảng CSVN có thể coi như được thâu ngắn hơn lớp quặng bauxite được khai quật ở Tây nguyên, khi tiến trình Dân Chủ Hóa Việt Nam được các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam đẩy mau hơn nữa.

Hẹn con thư sau

GIÁO GIÀ

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt