Ấn Độ hợp tác khai dầu khí ở biển Đông với mục đích gì?

Những điểm chính về nền chính trị Ấn Độ:

Ấn Độ là quốc gia bị Anh quốc chiếm làm thuộc địa, sau cuộc đấu tranh của Mahatma Gandhi mà người Ấn Độ gọi là “cha già dân tộc”, ngày 15/08/1947 nền Cộng Hòa Ấn Độ được thành lập, Ấn Độ được độc lập từ nền đô hộ của thực dân Anh.

Chính trị Ấn Độ phần lớn thuộc Đảng Quốc Đại (thường dùng là Congress, nguyên văn Indian National Congress, viết tắt INC) một đảng lớn và lâu đời nhất Ấn Độ, có thể nói lâu đời nhất thế giới, được thành lập từ năm 1885. Một thời gian dài Ấn Độ theo đường lối tự do xã hội thiên tả (cộng sản). Đảng Quốc Đại trở thành lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập với tổng số đảng viên lên đến 15 triệu. Trong nghị viện đảng viên Đảng Quốc Đại luôn chiếm đa số.  Một đảng lớn khác là Đảng Bharatiya Janata (Indian People’s Party).

Vì Đảng Quốc Đại Ấn Độ thiên tả cho nên trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Ấn Độ thiên về phía Bắc Việt Nam Cộng Sản, Ấn Độ là thành viên sáng lập Phong Trào Không Liên Kết bênh vực cho các nước giành độc lập, chống chính sách của Hoa Kỳ và thiên về hướng tuyên truyền của Cộng Sản Đệ Tam Quốc tế.

Sau cuộc chiến tranh với Trung Cộng năm 1962 và Ấn-Hồi (Indian-Pakistan), năm 1965 thì Ấn Độ nghiên nhiều về Liên Sô và xa vời với Hoa Kỳ tình trạng này kéo dài trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War) mặc dù trên danh nghĩa là lãnh đạo khối “Không Liên Kết”, trung lập, nhưng thời kỳ chiến tranh Quốc-Cộng Ấn Độ là kiểu trung lập thiên tả.

Ấn Độ từ chối ký tên vào các hiệp ước Không Thử Nghiệm Vũ Khí Nguyên Tử (CTBT) và NPT mặc dù bị các cường quốc chỉ trích và trừng phạt quân sự, Ấn Độ vẫn một mặt tiến hành chế bom nguyên tử và thành công thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào tháng 8/1974. Hiện nay là một cường quốc Nguyên Tử có chừng 80-100 đầu đạn hạt nhân. Những cuộc thương lượng gần đây với Hoa Kỳ, Ấn Độ đã xích lại với Hoa Kỳ, dễ chịu hơn với Pakistan và hoà hoãn với Trung Quốc. Trên nhiều quan điểm ngoại giao Ấn Độ hiện nay là đồng minh với Mỹ. Hợp tác tích cực với Liên Hiệp Quốc, đã từng gửi 55,000 quân đội và cảnh sát để phục vụ 35 chiến dịch hoà bình do Liên hiệp Quốc đề xướng.

Về kinh tế Ấn Độ giao thương thân thiện với các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Á và châu Phi nhất là Ba Tây (Brazil) và Mễ Tây Cơ (Mexcico). Ấn Độ đóng vai trò trọng yếu trong khối ASEAN, WTO và đề xướng Thỏa Thuận Tự Do Thương Mãi Đông Nam Á.

Công Sản Việt Nam là nước thân thiện với Ấn Độ từ thời còn chiến tranh, thương mại giữa Việt Nam và Ấn là 3,9 tỷ năm 2011, những năm gần đây tập đoàn dầu khí của Ấn Độ- ONGC Videsh Ltd (OVL) ký hiệp đồng khai thác lô dầu khí 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Trung Cộng hô hoán lên rằng Việt-Ấn phối hợp chặt chẽ ở Biển Đông… Trên thực tế, Ấn Độ muốn đưa tầm ảnh hưởng của họ từ Ấn Độ Dương ra Thái Bình Dương mà khởi đầu là Biển Đông (đang dậy sóng). Sau đó Trung Cộng gây áp lực với Ấn Độ là hoạt động khai thác dầu khí của công ty OVL là trái phép, xâm phạm lãnh hải của Trung Cộng (lãnh hải có lưỡi Bò). Dĩ nhiên, Ấn Độ phản pháo ngoại giao cho rằng khai thác của OVL là hợp pháp và tôn trọng luật biển quốc tế và thềm lục địa Việt Nam. Mặc dù vậy, sau đó ít lâu giữa năm 2012, Ấn Độ tuyên bố rút lui  bởi “các lí do thương mại công nghệ”, mà theo như các quan chức Ấn Độ tuyên bố thì triển vọng khai thác lượng dầu khá thấp nên không có lời – việc này chẳng khác gì Ấn Độ ngầm thừa nhận rằng việc khai thác dầu ở sau lưng Trung Quốc là vô hiệu và nó còn bị Trung Quốc coi là hành động khiêu khích.

Tháng 8/2012, thình lình Bộ Trưởng Dầu Khí Ấn Độ, ông Singh lại tuyên bố Ấn Độ sẽ không rút khỏi dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông tại các lô đang hợp tác với Petro Vietnam….

Dàn khoan dầu của Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam

Sau lời tuyên bố của Bộ Trưởng Singh, Trung Cộng lên tiếng trên cơ quan truyền thông báo chí cho rằng “Ấn Độ tiến ra Biển Đông, khai thác dầu khí trên phần biển lưỡi Bò là vi phạm chủ quyền Trung Cộng…sẽ ra sức ép, đe dọa ngoại giao sẽ bị tổn hại….”

Nhìn vào bản đồ các lô dầu khí Việt Nam, lô dầu khí 128 cách bờ biển Việt Nam 110 km, thuộc quyền khai thác kinh tế 200 hải lý. Nó nằm trong đường lưỡi bò của Trung Cộng tự vẽ ra, cho nên Trung Cộng cho đó là “quyền lợi cốt lõi” nên lên tiếng chỉ trích Việt Nam mời Ấn Độ vào để cậy thêm sức mạnh đối phó với Trung Cộng ở Biển Đông.

Trung Cộng cho rằng đằng sau sự hiện diện của Ấn Độ khai thác dầu khí tại Biển Đông có bóng dáng của nước lớn nhất là Mỹ.  Do Mỹ khích động và lôi cuốn các nước có quan hệ ngoại giao thân Mỹ nhảy vào Biển Đông nhằm phong tỏa bóp nghẹt nguồn dầu khí của Trung Quốc, làm cạn nguồn dầu khí một quốc gia đứng hàng kinh tế thứ 2 trên thế giới, nhằm cô lập kinh tế đang phát triển của Trung Cộng v.v…

Ngoại trưởng Ấn Độ, ông Krishna đồng thanh tương ứng với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lên tiếng trước sự cáo buộc của Trung Cộng rằng: “Biển Đông là tài sản của thế giới, tuyến hàng hãi của Biển Đông nhất định không chịu sự kiểm soát của bất cứ quốc gia nào”

Trung cộng còn lên án Ấn Độ cung cấp vũ khí cho Việt Nam, đồng ý xuất cảng hỏa tiển  siêu thanh “Brahmos” cho Việt Nam, đây loại hoả tiễn có thể đặt ở tàu ngẩm, trên xe hoặc máy bay thuộc loại tự động (cruise missile)  nhằm nâng cao sức mạnh hải quân của Việt Nam…

Vấn đề thật dễ hiểu, hiện Ấn Độ là quốc gia có bờ biển giáp với Ấn Độ Dương một phần hạm đội 5 và  7 của Hoa Kỳ trấn giữ, nhưng phần lớn đều do hải quân Ấn Độ trách nhiệm. Hiện nay Ấn Độ là cường quốc có Hàng Không Mẫu Hạm (1 chiếc) và vũ khí hạt nhân. Phần lớn vũ khí quân sự của Ấn Độ tự chế hoặc mua của Nga Sô.

Hàng Không Mẩu Hạm STOVL của hải quân Ấn Độ

Là một cường quốc đang lên phát triển rất bền vững vì kinh tế thị trường và chính trị dân chủ song hành, hiện nay Ấn Độ là một trong những quốc gia về kỷ nghệ kỷ thuật tin học cao và đấu thầu hầu hết những hãng Software trên thế giới. Kỷ sư Ấn Độ có khả năng về viết program và Information Technology (IT).

Tàu ngầm nguyên tử của Ấn Độ

Việc Trung cộng bành trướng ảnh hưởng ra Thái Bình Dương là một bước tiến mới của một cường quốc đang lên, Ấn Độ không tin tưởng Trung Cộng là một láng giềng tốt, cho nên sự bành trướng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Cộng làm cho Ấn Độ lo ngại, nhất là về cuộc chiến tranh biên giới chưa giải quyết. Do đó về mặt chiến lược, chiếm cứ chiến trường sân sau là một trong những thế lợi hại. Trung Cộng hiện nay đang cố tiến ra biển Đông làm bàn đạp nhô ra Thái Bình Dương đương đầu với Mỹ, tham vọng này quá lớn và ý đố hiểm ác muốn kiểm soát tuyến đường biển huyết mạch kinh tế thế giới. Làm cho Ấn Độ phải đồng minh với Úc, Nhật, Mỹ để làm cho biển Đông được tự do hàng hải…việc ký thoả hiệp khai thác dầu khí lô 128 của Việt Nam để làm cớ đóng đồn trên biển khi hữu sự là hành động quân sự chận bành trướng hung hăng của Trung Cộng hơn là việc khai thác dầu khí về kinh tế.

Trước hàh động đó của Ấn Độ, Trung Cộng lên án nặng nề: Ấn Độ đang ra tay tiến hành chiến lược chống Trung Cộng từ sau lưng, xây dựng tuyến đường cao tốc nối liền Ấn với các nước trong khối ASEAN. Ấn Độ can dự vào Biển Đông, Việt  Nam cho Ấn Độ mở căn cứ hải quân phía Đông để tàu  chiến Ấn Độ kể cả hàng không mẫu hạm có thể cập bến đó là hành động khiêu khích sẽ trừng trị Việt Nam v.v…

Là người Việt sống và làm việc tại Hoa Kỳ ai cũng biết được bản chất của người Ấn Độ về cách “xài kỹ” và tính “keo kiệt”. Không biết chính sách ngoại giao của Ấn Độ có dựa trên bản chất đó hay không? Nếu như bản chất đó có trong giới lãnh đạo Ấn Độ thì Việt Nam đã từng là nạn nhân của thực dân Pháp, bành trướng Đại Hán (nhiều lần), phát-xít Nhật, và cai trị Cộng Sản Nga Tàu ….rồi đây không biết bị hoạ Ấn Độ nữa không? Muốn dân tộc đi lên hãy tự đi trên đôi chân của mình.

Hoành Sơn

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt